Trường đại học đầu tiên tại Việt Nam ra mắt Trung tâm Trí tuệ Môi trường

Ngày 13.3, Trường Đại học VinUni chính thức khánh thành Trung tâm Trí tuệ Môi trường (Center for Environmental Intelligence - CEI), đánh dấu bước phát triển quan trọng của “ngôi trường 5 sao”. Trung tâm CEI được dẫn dắt bởi các nhà khoa học hàng đầu thế giới, các chủ nhân giải thưởng VinFuture và cả Nobel.

Cột mốc này cũng tạo nền tảng góp phần đưa VinUni trở thành một trung tâm khoa học công nghệ vững mạnh, một trường đại học hàng đầu thế giới ngay tại Việt Nam.

Trung tâm CEI tập trung vào ba lĩnh vực nghiên cứu trọng điểm: Giám sát môi trường thông minh, Living Lab, và AI trong thiết kế vật liệu mới. Thông qua các dự án hợp tác trong nước và quốc tế, VinUni hướng tới việc tạo ra những nghiên cứu đột phá, có giá trị ứng dụng và tiềm năng thương mại hóa cao.

anh-1.jpg
Trung tâm Trí tuệ Môi trường đầu tiên tại Việt Nam vừa được khánh thành hôm nay tại Đại học VinUni

Trung tâm CEI được dẫn dắt bởi các nhà khoa học hàng đầu thế giới

Hướng đến xây dựng nền tảng nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế, Trung tâm CEI được dẫn dắt bởi các nhà khoa học hàng đầu thế giới, các chủ nhân giải thưởng VinFuture và cả Nobel.

Điển hình là Giáo sư Laurent El Ghaoui - Phó Hiệu trưởng phụ trách Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo, Giáo sư Konstantin S. Novoselov - Chủ nhân Giải Nobel Vật lý năm 2010, Giáo sư Omar M. Yaghi - Chủ nhân Giải thưởng VinFuture mùa đầu tiên, và Giáo sư Stephen Boyd từ Đại học Stanford, cùng các giáo sư từ các trường đại học danh tiếng như UC Berkeley, Carnegie Mellon, Upenn, UC Santa Barbara, UIUC và Notre Dame.

CEI không chỉ tập trung vào nghiên cứu lý thuyết mà còn tích cực triển khai các dự án ứng dụng, tạo ra những tác động thiết thực cho xã hội. Các dự án trọng điểm hiện nay bao gồm giải pháp sạc xe điện thông minh tích hợp năng lượng tái tạo và hệ thống lưu trữ BESS nhằm tối ưu hóa điện tiêu thụ, thúc đẩy hạ tầng giao thông xanh; nền tảng Digital Twin hỗ trợ quản lý giao thông đô thị; cũng như nghiên cứu phát triển pin thế hệ mới với mật độ năng lượng cao và thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, CEI còn triển khai nhiều dự án tập trung vào các thách thức lớn như đánh giá rủi ro biến đổi khí hậu, tác động môi trường đối với các cộng đồng yếu thế và phát triển công nghệ thu hoạch năng lượng từ vật liệu tái chế. Những nghiên cứu này không chỉ có tính đột phá về khoa học công nghệ mà còn đóng góp quan trọng vào chính sách môi trường và phát triển bền vững.

Giáo sư Novoselov chia sẻ:“CEI là một sáng kiến quan trọng, đáp ứng nhu cầu giải quyết những thách thức ngày càng phức tạp của thời đại. Thông qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo, các dự án tại CEI tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các vật liệu mới cũng như công nghệ giám sát thông minh, nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Việc thành lập các trung tâm nghiên cứu như CEI không chỉ có ý nghĩa với VinUni mà còn ở tầm khu vực và toàn cầu. Đây là lý do tôi rất hào hứng khi tham gia vào các dự án tại VinUni. Những mục tiêu mà VinUni đặt ra rất tham vọng, và đây cũng là cơ hội để Tập đoàn Vingroup và Việt Nam khẳng định cam kết đối với một thế giới xanh, sạch và bền vững”.

anh-3.jpg
Phiên thảo luận với sự góp mặt của các giáo sư hàng đầu tới từ ĐH Stanford, ĐH Newcastle và Trường ĐH VinUni

Thúc đẩy Việt Nam tiến xa trong kỷ nguyên khoa học công nghệ

Sự ra đời của các trung tâm nghiên cứu như CEI là minh chứng cho cam kết của VinUni trong việc phát triển hệ sinh thái nghiên cứu và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

“VinUni không chỉ là nơi đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu, mà còn là môi trường kết nối và phát triển nhân tài, nơi các nhà nghiên cứu trẻ hợp tác với các nhà khoa học hàng đầu thế giới để giải quyết các thách thức của Việt Nam. Mục tiêu của chúng tôi là không chỉ nghiên cứu vì đam mê, mà còn để tạo ra những giá trị thực tế cho xã hội, mang lại lợi ích bền vững cho cộng đồng”, GS. Laurent El Ghaoui nhấn mạnh.

GS. Laurent cũng khẳng định đây chỉ là bước khởi đầu trên hành trình xây dựng hệ thống các trung tâm nghiên cứu liên ngành xuất sắc, tích hợp ba trụ cột: nghiên cứu đỉnh cao, đào tạo nhân tài công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp.

Giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế
Giáo dục

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế

Ngày mai (27.3), tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo khoa học và thực tiễn “Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở khu vực công sau tinh giản biên chế”, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện doanh nghiệp.

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị
Giáo dục

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ trong kỷ nguyên mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần chuẩn bị rốt ráo ngay từ bây giờ, nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhằm triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?
Giáo dục

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?

Theo thông tin được đăng tải trên một số diễn đàn, dự án của nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Siêu, Hưng Yên rất giống sản phẩm được Samuel Alexander, chuyên gia Indonesia đã công bố trên cộng đồng Hackaday.io - một nền tảng trực tuyến dành cho những người yêu công nghệ từ trước đó.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển
Giáo dục

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển

Theo PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, những thay đổi trong quy chế tuyển sinh đều hướng tới việc tối ưu hóa quyền lợi và mở rộng cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Điều cốt yếu là các em cần nắm vững và vận dụng hiệu quả những quyền lợi này. Khi đã xác định rõ mục tiêu về ngành và trường, việc xây dựng một chiến lược sắp xếp nguyện vọng hợp lý trở nên vô cùng quan trọng.

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?
Giáo dục

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?

Theo các nhà tuyển dụng, nhiều sinh viên khi ra trường mong muốn mức thu nhập tốt nhưng trình độ và kiến thức áp dụng được vẫn “chấp chới” thì doanh nghiệp không thể dựa trên bằng tốt nghiệp để trả lương. Vấn đề trả lương phụ thuộc vào thực tế các bạn làm được việc gì cho doanh nghiệp.