Trường đại học chi nhiều tỷ đồng khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học

Nhiều trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay chi nhiều tỷ đồng để khuyến tài sinh viên, các nhà khoa học trẻ xuất sắc đạt thành tích cao trong học tập và nghiên cứu khoa học. 

Cụ thể, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn có giải thưởng SIU Prize hướng đến công nhận và vinh danh nhân tài người Việt Nam và người gốc Việt Nam trên toàn thế giới có công trình luận án tiến sĩ xuất sắc được bảo vệ thành công không quá 5 năm (căn cứ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp tiến sĩ của ứng viên tính đến ngày hết hạn nhận hồ sơ đề cử).

468434872-985822616911612-2650404523911128437-n.jpg
Giải thưởng SIU Prize của Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn vinh danh nhân tài người Việt Nam và người gốc Việt Nam trên toàn thế giới có công trình luận án tiến sĩ xuất sắc (Ảnh: FBNT)

Giải thưởng này sẽ trao 10 tỷ mỗi mùa (2 năm/lần) cho 5 luận án tiến sĩ thuộc mỗi lĩnh vực khoa học máy tính và sức khoẻ. Trong đó, luận án tiến sĩ xuất sắc nhất được thưởng 2 tỷ đồng tiền mặt và kỷ niệm chương bằng vàng 18K. Luận án tiến sĩ đứng thứ hai được thưởng 1 tỷ đồng tiền mặt cùng kỷ niệm chương bằng bạc. Phần thưởng 400 triệu và 200 triệu tiền mặt sẽ dành cho các luận án còn lại trong top 5.

Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh có học bổng “HUTECH tài năng" dành cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc xếp vị trí từ 1 đến 3 của mỗi khóa. Để đạt học bổng này, sinh viên cần đạt thành tích học tập xuất sắc với vị trí từ hạng Nhất đến hạng Ba trong khóa, điểm trung bình năm học đạt từ 3.2/4.0 trở lên và kết quả đánh giá rèn luyện đạt từ 80 điểm trở lên. Giá trị học bổng gồm 03 mức: mức 1: 15.000.000 đồng; mức 2: 10.000.000 đồng; mức 3: 5.000.000 đồng.

Nhiều trường đại học sẵn sàng chi hàng tỷ đồng cho chính sách khuyến tài. Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ tài chính cho người về trường làm việc có trình độ tiến sĩ là 75 triệu đồng, 100 triệu đồng cho phó giáo sư và 150 triệu đồng cho giáo sư.

Bên cạnh đó, Nhà trường có chính sách đối với viên chức học bồi dưỡng nâng cao trình độ tiến sĩ, nếu luận án tiến sĩ vượt tiến độ được hỗ trợ 30 triệu đồng, đúng tiến độ được hỗ trợ 25 triệu đồng. Đối với viên chức đang công tác tại trường, khi nhận chức danh phó giáo sư sẽ được hỗ trợ 30 triệu, giáo sư được hỗ trợ 50 triệu.

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh khuyến khích các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành tham gia Chương trình VNU350 để hiện thực hóa tầm nhìn phát triển, đưa Nhà trường trở thành hệ thống đại học nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài và lan tỏa tri thức, văn hóa Việt Nam.

Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, PGS.TS Vũ Hải Quân cho biết, khi tham gia chương trình, các nhà khoa học trẻ xuất sắc sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ từ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và chính sách hỗ trợ cụ thể của từng đơn vị tuyển dụng.

Trong đó, đối với nhà khoa học trẻ xuất sắc trong thời gian 2 năm đầu, được cấp 1 đề tài nghiên cứu khoa học loại C (kinh phí tối đa 200 triệu đồng). Năm thứ ba, được cấp 1 đề tài loại B (kinh phí tối đa 1 tỷ đồng). Năm thứ tư, được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 10 tỷ đồng. Năm thứ năm, được hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục, quy trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư cấp Nhà nước.

Chương trình VNU350 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có nhiều chính sách đãi ngộ cho các nhà khoa học trẻ xuất sắc (Ảnh: FBNT)

Chương trình VNU350 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có nhiều chính sách đãi ngộ cho các nhà khoa học trẻ xuất sắc (Ảnh: FBNT)

Đối với các nhà khoa học đầu ngành trong thời gian 2 năm đầu, được cấp 1 đề tài nghiên cứu khoa học loại B với kinh phí tối đa 1 tỷ đồng. Các năm tiếp theo, được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 30 tỷ đồng; được hỗ trợ thành lập nhóm nghiên cứu mạnh; hỗ trợ đăng ký chủ trì đề tài các cấp.

Đồng thời, các nhà khoa học sẽ hưởng thu nhập và đãi ngộ khác theo chính sách cụ thể của đơn vị nơi nhà khoa học đến công tác (gồm lương, thưởng, các phụ cấp, thu nhập tăng thêm, phụ cấp vượt định mức giảng dạy, phụ cấp thâm niên, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, khen thưởng.

Giáo dục

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì
Giáo dục

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì

Tối 03.12.2024, đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Tác phẩm Tủ sách tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài) của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và đào tạo) đã đạt Giải Nhì – Hạng mục Sáng kiến sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng
Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại cho rằng những trường đại học vốn áp dụng tỷ lệ rất lớn cho phương thức xét tuyển bằng học bạ sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định ràng buộc chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, đặc biệt là các trường tốp dưới.

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển
Giáo dục

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển

Ngày 2.12, Học viện Ngoại giao tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm thành lập. Trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển Học viện là cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo về quan hệ quốc tế hàng đầu Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước.

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo
Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo

Đây là một trong những điểm mới trong Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18.1.2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.