Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh dành 95% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển "đặc biệt"

Năm 2025, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh chỉ áp dụng 2 phương thức tuyển sinh, thay vì 5 phương thức tuyển sinh như các năm trước. Trong đó, phương thức chủ đạo là Xét tuyển tổng hợp với 5 đối tượng cụ thể.

Năm 2025, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh 40 ngành (hơn 60 chuyên ngành) với tổng chỉ tiêu 5.550 sinh viên.

Nhà trường tuyển sinh và đào tạo 9 chương trình: Tiêu chuẩn; Tài năng; Tiên tiến; Kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp (PFIEV); Dạy và học bằng tiếng Anh; Định hướng Nhật Bản; Chuyển tiếp quốc tế (Úc, Mỹ, New Zealand); Chuyển tiếp quốc tế (Nhật Bản) và chương trình liên kết cử nhân kỹ thuật quốc tế.

Đặc biệt, trong các liên ngành mới trường tuyển sinh năm 2025, lần đầu tiên có các ngành khối kinh tế gồm: Thiết kế vi mạch; Năng lượng tái tạo; Công nghệ sinh học số; Kinh doanh số; Kinh tế tuần hoàn.

Một điểm nhấn mới trong tuyển sinh của Trường Đại học Bách khoa là thay vì xét tuyển theo 5 phương thức thì năm 2025, trường chỉ xét tuyển theo 2 phương thức.

480864404-939266938393292-2751848013072121946-n-7936-1106.jpg
Các phương thức tuyển sinh năm 2025 của Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh

Theo đó, trường dành 1% ~ 5% tổng chỉ tiêu cho phương thức Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.

95% ~ 99% tổng chỉ tiêu còn lại, trường dành để xét tuyển tổng hợp với 5 đối tượng. Đây là phương thức xét tuyển đặc biệt khi kết hợp nhiều tiêu chí, duy nhất chỉ có Trường Đại học Bách khoa triển khai.

Cụ thể các đối tượng như sau:

Đối tượng 1: Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025.

Đối tượng 2: Thí sinh không có kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025.

Đối tượng 3: Thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài.

Đối tượng 4: Thí sinh dùng chứng chỉ tuyển sinh quốc tế.

Đối tượng 5: Thí sinh vào chương trình chuyển tiếp quốc tế Úc/Mỹ/New Zealand của trường.

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh lưu ý, thí sinh có chứng chỉ IELTS ≥ 5.0/ TOEFL iBT ≥ 46/ TOEIC Nghe - Đọc ≥ 460 và Nói - Viết ≥ 200 sẽ được quy đổi sang điểm môn tiếng Anh trong điểm thi tốt nghiệp THPT và học lực THPT đối với các tổ hợp xét tuyển có dùng môn tiếng Anh.

Thí sinh có thể tham gia xét tuyển bằng một hay nhiều đối tượng khác nhau và được dùng điểm xét tuyển cao nhất trong các đối tượng này để xét tuyển.

Trường quy định chuẩn đầu vào tiếng Anh, áp dụng cho các chương trình dạy và học bằng tiếng Anh, tiên tiến, chuyển tiếp quốc tế Úc/Mỹ/New Zealand: IELTS (Academic) ≥ 6.0/ TOEFL iBT ≥ 79/ TOEIC Nghe-Đọc ≥ 730 và Nói-Viết ≥ 280.

Thí sinh đạt IELTS 5.5 hoặc tương đương được xét tạm đạt chuẩn tiếng Anh đầu vào các chương trình trên, và phải bổ sung chứng chỉ đạt chuẩn tiếng Anh đầu vào trong vòng 1 học kỳ.

480787694-939266961726623-7991999498366862463-n-2763-4808.jpg
Công thức và thang điểm xét tuyển của Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh

Năm 2025, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh điều chỉnh các môn trong tổ hợp xét tuyển. Mỗi tổ hợp, trường quy định hai môn bắt buộc và một môn tự chọn thay vì cố định ba môn như trước.

Học phí khóa tuyển sinh năm 2025 của trường dự kiến là 30-80 triệu đồng/ năm, tùy chương trình đào tạo.

Năm 2024, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh 39 ngành đào tạo bậc đại học chính quy với 5.150 chỉ tiêu. Trường áp dụng 4 phương thức tuyển sinh. Trong đó, phương thức chủ đạo (chiếm 75 ~ 90%) là Xét tuyển tổng hợp bao gồm các tiêu chí về học lực (kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia -TP. Hồ Chí Minh, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả quá trình học tập THPT), năng lực khác, hoạt động xã hội.

Ba phương thức còn lại là Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT; Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế hoặc thí sinh nước ngoài; Xét tuyển theo kết quả THPT kết hợp phỏng vấn (với chương trình chuyển tiếp quốc tế). Các phương thức này chỉ chiếm 1% ~ 20%.

Giáo dục

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?
Giáo dục

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?

Đề xuất bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí; 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng châu Á; 6/6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng tại Olympic Toán học... là các tin tức giáo dục nổi bật trong tuần qua.

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng tới dấu mốc thiêng liêng của dân tộc - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025) nhiều trường đại học đã tổ chức chuỗi hoạt động phong phú, ý nghĩa để khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tinh thần tri ân sâu sắc và khát vọng cống hiến trong thế hệ sinh viên. 

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ
Giáo dục

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ

Đây là nhấn mạnh của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Lưu Hoàng Long tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 với chủ đề "Sở hữu trí tuệ và âm nhạc - Cảm nhận nhịp đập của IP", do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hà Nội, Trường Đại học Thủy lợi tổ chức ngày 25.4.

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tối ngày 24.4, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” do Đảng ủy Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức vang lên như một khúc tráng ca thiêng liêng, kết nối quá khứ hào hùng, hiện tại đầy tự hào và tương lai rực sáng của dân tộc Việt Nam.

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29
Giáo dục

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29

Từ phản ánh của báo chí, Ngày 23.4, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) - Công an TP. Hà Nội, UBND và Công an phường Láng Thượng đã tiến hành kiểm tra hoạt động dạy thêm của Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2.

KTS Nguyễn Hữu Thái chia sẻ bức ảnh lịch sử, thời khắc ghi âm lời tuyên bố đầu hàng quân Giải phóng của Dương Văn Minh
Giáo dục

Triển lãm ảnh và giới thiệu sách về cuộc chiến vĩ đại của dân tộc "Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước"

Sáng 24.4, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức triển lãm ảnh Kỷ niệm “50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước”, và toạ đàm giới thiệu hai cuốn sách: "Tầm nhìn từ lịch sử: Hoàn thiện các giá trị Việt Nam trong thời đại mới" và "30.4.1975 - 50 năm nhìn lại".

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: "Chuyển đổi số là cơ hội để thanh niên bứt phá, tạo ra giá trị mới"
Giáo dục

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: "Chuyển đổi số là cơ hội để thanh niên bứt phá, tạo ra giá trị mới"

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết khẳng định, trong kỷ nguyên số, người sử dụng công nghệ đóng vai trò quan trọng không kém những người tạo ra công nghệ. Để chuyển đổi số thành công, cần có những công dân số với đầy đủ kỹ năng để học tập, làm việc, khởi nghiệp và sáng tạo trên môi trường số.

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”
Giáo dục

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

PGS.TS Hà Minh Hoàng nhận định, các trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, bởi trường đại học là nơi đào tạo tri thức, có thể tạo ra các nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ cũng như trí tuệ nhân tạo, tạo ra sản phẩm giải quyết được các vấn đề của xã hội; từ đó giúp công nghệ tiếp cận gần hơn với nhiều người dân.