Trường chuyên hàng đầu TP. Hồ Chí Minh cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ

Trường Phổ thông năng khiếu, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã yêu cầu học sinh không sử dụng điện thoại trong lớp. 

Ngày 13.11, Trường Phổ thông năng khiếu, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại.

Theo đó, Nhà trường đã trang bị ở mỗi phòng học một tủ đựng điện thoại di động gồm nhiều ngăn và được đánh số thứ tự. Học sinh tự bỏ điện thoại vào đúng ngăn theo số thứ tự của mình trong giờ học và được lấy lại khi kết thúc tiết/buổi học.

466599909-1129000092092480-5039161414366889745-n.jpg
Tủ đựng điện thoại được trang bị trong lớp học ở Trường Phổ thông Năng khiếu
(Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) (Ảnh: FBNT)

Với quy định này, gần 2.000 học sinh của trường ở cả hai cơ sở sẽ không được sử dụng điện thoại trong giờ học nếu không được giáo viên cho phép.

Trước đó, ngày 11.11, Trường Phổ thông năng khiếu, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh ban hành thông báo số 591/TB-PTNK về việc không sử dụng điện thoại trong giờ học. Quyết định này được phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng.

Một phụ huynh có con đang theo học tại trường cho hay: "Đây là hoạt động giúp học sinh rèn luyện tính kỷ luật bản thân. Sẽ có những học sinh thực hiện việc dùng điện thoại nghiêm túc, nhưng cũng có em đang sa đà vào cạm bẫy của điện thoại. Quy định này góp phần tạo nên một môi trường học tập tốt nhất!".

466774268-1129000195425803-7718084265159983120-n.jpg
Vào giờ học, học sinh bỏ điện thoại vào đúng ngăn theo số thứ tự của mình (Ảnh: FBNT)

Trao đổi với báo chí, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Trần Nam Dũng cho hay, quy định này chỉ áp dụng trong giờ học khi giáo viên không cho phép học sinh sử dụng điện thoại. Với các tiết học giáo viên cho phép sử dụng điện thoại để tra cứu thông tin, phục vụ việc học tập và bài dạy của thầy cô, các em vẫn được dùng. Bên cạnh đó, học sinh vẫn được sử dụng điện thoại trong giờ ra chơi theo nhu cầu.

"Điện thoại làm giảm sự tập trung của học sinh trong giờ học, khiến các em bị phân tâm. Giáo viên có thể bị ảnh hưởng tâm lý khi thấy học sinh sử dụng điện thoại trong giờ dạy của mình", ông Trần Nam Dũng nhấn mạnh.

Trước đó, tại Lễ Khai giảng năm học 2024 - 2025 của Trường Phổ thông năng khiếu, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, sử dụng điện thoại để tìm kiếm thông tin, phục vụ học tập là tốt. Nhưng đừng để điện thoại âm thầm biến học sinh trở thành tù binh của mạng xã hội và game.

"Nhà tù vô hình này có thể chôn vùi tuổi thanh xuân, hoài bão và khát vọng của của các em. Bớt sử dụng điện thoại, bớt những cám dỗ tầm thường, dồn tâm trí cho những công việc phi thường", Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh gửi gắm đến học trò.

Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng
Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng

Tại Toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học đề xuất cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, siết chặt lại các quy định để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nhiều tổ hợp môn lựa chọn do trường THPT xây dựng có thể không phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Số lượng tổ hợp tự nhiên đang bị "lép vế" với tổ hợp xã hội, khiến nguồn đầu vào các ngành khoa học tự nhiên sụt giảm, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên
Giáo dục

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh giáo dục thường xuyên phải tự nhận thức được vai trò của mình. Từ đó, phát huy hơn nữa “dư địa”, hiệu quả của giáo dục thường xuyên với phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề
Giáo dục

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề

GS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề. Hướng đào tạo nghề phải đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo công bằng, như vậy mới thay đổi được nhận thức, thuyết phục được xã hội.

 Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên
Giáo dục

Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, điểm mới của Đề án 89 là giao quyền chủ động cho các nhà trường, nâng cao năng lực quản lý trong vận hành các chính sách mới. Vì thế, các trường đại học phải đổi mới cách làm, quy định chính sách nội bộ để phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên, quy hoạch đội ngũ giảng viên, chuẩn bị sớm, tạo mọi điều kiện cho ứng viên tham gia.

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội
Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội

Xếp hạng ở một khía cạnh nào đó, là công cụ công ích giúp các trường đại học không bị “vô hình” trong bức tranh toàn cầu hóa. Nhưng điều cốt lõi không nằm ở thứ hạng, mà ở cách các trường biến những con số đầu ra, những kết tinh tri thức thành giá trị thực sự phụng sự cho sự phát triển.

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng
Giáo dục

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng

Ngày 4.12, HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại kỳ họp, UBND thành phố Hải Phòng đã đề xuất tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư về làm việc ở Trường Đại học Hải Phòng tối thiểu 5 năm sẽ được hỗ trợ lần lượt là 300 triệu - 400 triệu - 500 triệu đồng.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.