Trưởng bản hiến gần 2.000m2 đất để xây trường học

Ông Hồ Hơn – Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Lâm Ninh (xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) được biết đến là một trong những người có công lớn trong việc đưa “con chữ” đến với con em của bản, điển hình như việc hiến gần 2.000m2 đất để xây dựng trường học.

Người hi sinh thầm lặng

Đến với bản Lâm Ninh (xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) điều khiến chúng tôi ấn tượng chính là dãy nhà hai tầng khang trang, được sơn màu vàng nổi bật. Đây chính là điểm trường mới của con em trong bản, nơi đáp ứng đầy đủ trang thiết bị học tập, không lo mữa lũ, ngập lụt.

Thế nhưng ít ai biết rằng, để có được điểm trường này, một phần công lớn thuộc về ông Hồ Hơn, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Lâm Ninh - người luôn hi sinh thầm lặng cho bà con bản làng.

Trưởng bản hiến gần 2.000m2 đất để xây trường học -0
Để có điểm trường này, ông Hồ Hơn, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Lâm Ninh đã hiến gần 2.000m2 đất

Sống trong căn nhà nhỏ giản dị, chỉ vỏn vẹn hai gian, nhưng với mong muốn cho con em trong bản được tiếp cận với “con chữ”, Bí thư Chi bộ bản Hồ Hơn đã bàn với vợ, hiến 1.500m2 đất để xây điểm trường cho bậc mầm non và tiểu học.

Nói về quyết định hiến đất của mình, ông Hồ Hơn cho biết, việc học của 61 em ở bậc mầm non, tiểu học tại bản Lâm Ninh từ trước đến nay được duy trì tại điểm trường cũ. Tuy nhiên, khu vực ven sông Long Đại thường xuyên xảy ra ngập lụt, khiến con đường đến trường trở nên khó khăn với các em.

Trước đó vào tháng 10.2020 khi mưa lũ kéo dài, điểm trường bản Lâm Ninh từng bị ngập sâu 1,5m, làm hư hỏng nhiều đồ dùng dạy học, việc học của con em trong bản vì thế càng trở nên khó khăn hơn.

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, tạo mọi điều kiện tốt nhất để con em phát triển, phương án xây dựng điểm trường mới ở Lâm Ninh đã được chính quyền địa phương tính đến. Thế nhưng, một vấn đề khó khăn đặt ra khi tìm kiếm địa điểm xây dựng trường học vừa cao ráo, không bị ngập vừa thuận lợi cho việc học của con em.

Biết được điều mà chính quyền và các em học sinh cần, ông Hồ Hơn chẳng cần nghĩ nhiều mà bàn ngay với vợ, hiến toàn bộ lô đất của vợ chồng ở khu vực gần đường chính để xây trường. Biết được suy nghĩ của chồng, vợ ông Hồ Hơn lập tức đồng tình, vậy là ngôi trường được khởi công trên mảnh đất của vị Bí thư Chi bộ bản.

“Giá trị lớn nhất không phải là tiền, mà là các cháu được học tập ở ngôi trường khang trang. Xây trường, làm đường là làm đẹp cho bản, để con em được học tập tốt hơn, không lũ lụt, tiếc gì mình không hiến đất mà làm. Mình là trưởng bản, mình phải gương mẫu thì bà con mới tin tưởng”, ông Hồ Hơn bộc bạch.

Trưởng bản hiến gần 2.000m2 đất để xây trường học -0
Vợ chồng ông Hồ Hơn được dân bản hết sức yêu quý, hiến đất làm đường, làm trường và có cuộc sống vô cùng giản dị

Luôn đi đầu trong mọi công việc

Ông Hồ Hơn bắt đầu làm Trưởng bản Lâm Ninh từ năm 1991, tại thời điểm đó mới chỉ có 7 hộ dân sinh sống, việc sản xuất, phát triển kinh tế tại xã còn nhiều bất cập. Với gần 30 năm sinh sống tại bản Lâm Ninh, ông Hồ Hơn đã dẫn dắt bà con tại đây phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, đưa những con chữ về với thế hệ trẻ trong làng.

Cùng với sự quan của chính quyền xã Trường Xuân, nhu cầu về cái ăn cái mặc đã được đáp ứng, cuộc sống bà con ổn định, cùng nhau xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá phát triển, “con chữ” cũng được đưa về gần hơn với con em nơi đây.

Không chỉ hiến đất xây trường, ông Hồ Hơn còn hiến đất để xây dựng nhiều công trình công cộng trong suốt thời gian ông là trưởng bản. Trước khi hiến đất làm trường, vị trưởng bản được bà con hết mực tín nhiệm, yêu mến này cũng đã từng 4 lần hiến đất để xây dựng đường tránh lũ, làm đường nội đồng, phục vụ cuộc sống bà con bản làng tốt hơn.

"Trưởng bản Hồ Hơn được dân bản chúng tôi rất quý mến, trưởng bản luôn đi đầu trong mọi công việc, không chỉ đồng hành cùng dân bản phát triển kinh tế, thoát nghèo, ông ấy còn nhiều lần hiến đất xây trường, làm đường nữa", anh Hồ Minh, bản Lâm Ninh cho biết.

Với sự nhiệt huyết, hết lòng vì dân bản, vì công việc, ông Hồ Hơn đã được đón nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của Trung ương, tỉnh, huyện tặng thưởng. Thế nhưng với vị Bí thư chi bộ kiêm Trưởng bản có nụ cười hiền hậu này, phần thưởng lớn nhất, hạnh phúc nhất chính là niềm tin của Đảng, sự tín nhiệm của dân làng và là sự phát triển, đủ cơm ăn, áo mặc của người dân bản Lâm Ninh.

“Không riêng ở Lâm Ninh, Trưởng bản Hồ Hơn còn rất có uy tín nhất trong lòng bà con cả xã Xuân Ninh. Già Hơn đã sống, cống hiến tận lực cho quê hương, bản làng ngày càng đổi mới. Ông luôn được bà con cử tri tín nhiệm, được chính quyền các cấp tin tưởng, tôn trọng”, ông Phạm Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân đánh giá.

Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: "Đội ngũ Nhà giáo cần tự học, tự đổi mới, tự vượt qua giới hạn bản thân để phát huy sự ưu tú"
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: "Đội ngũ Nhà giáo cần tự học, tự đổi mới, tự vượt qua giới hạn bản thân để phát huy sự ưu tú"

Các Nhà giáo cần tiếp tục tự học, tự đổi mới, tự vượt qua giới hạn của bản thân để phát huy tốt nhất sự ưu tú của mình. Ưu tú không đợi phải phân công, không đợi phải yêu cầu, mà cần được thể hiện qua tinh thần dấn thân, gánh vác, chủ động, tích cực với những việc đã làm, đang làm và cần làm cho giáo dục của đất nước.

Trường Tiểu học Dịch Vọng B kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì
Giáo dục

Trường Tiểu học Dịch Vọng B kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Sáng 16.11, trong không khí cả nước hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024), trường Tiểu học Dịch Vọng B (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tiến hành tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

ITN
Nghị viện thế giới

Cải cách toàn diện chính sách tuyển dụng và phúc lợi cho giáo viên

Đội ngũ giáo viên mầm non giữ vai trò then chốt trong sự phát triển trí tuệ và nhân cách trẻ nhỏ, nhưng đang phải đối mặt với nhiều bất cập về thu nhập, phúc lợi và cơ hội nghề nghiệp. Để khắc phục, Luật Giáo dục mầm non mới được ban hành nhằm nâng cao điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhấn mạnh nguyên tắc "cùng công việc, cùng mức lương", áp dụng cho tất cả giáo viên, bất kể giáo viên trong hay ngoài biên chế.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Giáo dục nâng cao từ cấp mầm non và những hệ lụy

Giáo dục mầm non không chỉ là nền tảng giúp trẻ phát triển kỹ năng và nhận thức cơ bản, mà còn là giai đoạn quan trọng xây dựng nền tảng học tập lâu dài và nhân cách của trẻ. Tại Trung Quốc, giáo dục mầm non được coi là dịch vụ phúc lợi công thiết yếu, được nhà nước chú trọng đầu tư và quản lý. Từ những năm 1950, khi Hội đồng Nhà nước đưa ra những quyết định đầu tiên về cải cách hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non đã bắt đầu phát triển có hệ thống và tổ chức rõ ràng.

Trường Đại học Lâm nghiệp phải là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu Việt Nam
Giáo dục

Trường Đại học Lâm nghiệp phải là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu Việt Nam

Ngày 16.11, Trường Đại học Lâm nghiệp đã long trọng tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1964-2024). Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2024
Giáo dục

Trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2024

Sáng 16.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2024. Giải được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về sự nghiệp giáo dục; về các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội kỷ niệm 75 năm thành lập
Nhịp cầu giáo dục

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội kỷ niệm 75 năm thành lập

Sáng ngày 16.11, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ kiệm 75 năm ngày thành lập trường (1949-2024), Ngày hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20.11 với sự tham dự của nhiều thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên, đã và đang công tác và học tập tại trường.

 Chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm
Địa phương

Chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã không ngừng hoàn thiện, chuẩn hóa và luôn khẳng định là địa chỉ giáo dục tin cậy của các bậc phụ huynh, thế hệ học sinh. Trở thành một trong những cơ sở giáo dục dân lập điển hình, góp phần đưa ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT) thành phố trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh.

Ứng dụng công nghệ cao mở ra những hướng đi mới cho ngành lâm nghiệp
Giáo dục

Ứng dụng công nghệ cao mở ra những hướng đi mới cho ngành lâm nghiệp

Ngày 15.11, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững”. Hội thảo là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Lâm nghiệp.

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Nam
Giáo dục

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Nam

Ngày 15.11, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an - tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, các thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma tuý” trong các cơ sở giáo dục khu vực miền Nam.

Trường Đại học Giáo dục là cơ sở đào tạo sư phạm chủ chốt của đất nước
Giáo dục

Trường Đại học Giáo dục là cơ sở đào tạo sư phạm chủ chốt của đất nước

Theo Đề án Quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học và sư phạm 2030, tầm nhìn 2050, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội được xác định là cơ sở đào tạo sư phạm chủ chốt. Trách nhiệm của Nhà trường phải thể hiện vai trò nòng cột trong đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.