Trước thềm “chuyển nhà” lên HoSE, lợi nhuận của Lọc Hoá dầu Bình Sơn (BSR) giảm mạnh so với cùng kỳ, giá cổ phiếu chưa quay lại “đỉnh”

Cáo bạch tài chính quý 2.2024 cho thấy, doanh thu của BSR đạt hơn 24 nghìn tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ 27%. Trừ đi giá vốn, lãi gộp gòn 498 tỷ đồng, giảm 58%.

Trừ đi các chi phí, sau cùng, doanh nghiệp lãi ròng 768 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ.

Theo BSR, nguyên nhân của việc sụt giảm lợi nhuận đến từ việc trong tháng 3 và 4.2024, Nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm dừng để bảo dưỡng tổng thể đợt 5, gây ảnh hưởng đến lượng sản xuất và tiêu thụ.

Locjhoadaupng.png

Bên cạnh đó, giá dầu thô diễn biến phức tạp, giá trung bình giảm từ 90.15 USD/thùng tại tháng 4 còn 82.61 USD/thùng vào tháng 6. Cracking spread cũng giảm so với cùng kỳ, dẫn đến kết quả kinh doanh đi lùi.

Tại cuối tháng 6, tổng tài sản của BSR đi ngang so với đầu năm, đạt hơn 86 nghìn tỷ đồng. Về chất lượng tài sản, BSR đang nắm giữ gần 40 nghìn tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Hàng tồn kho giảm 8%, còn hơn 14 nghìn tỷ đồng.

Về nợ vay tài chính, doanh nghiệp chỉ có nợ vay ngắn hạn với giá trị hơn 14.000 tỷ đồng, tăng 36% so với đầu năm. Toàn bộ là nợ vay ngân hàng.

Trước đó, trong quý 1.2024, BSR cũng chứng kiến một kỳ kinh doanh đi lùi khi cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm so với cùng kỳ lần lượt 12% và hơn 30%.

Giá cổ phiếu vẫn chưa quay lại “đỉnh”

Lọc hóa dầu Bình Sơn tiền thân là Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn thành lập ngày 9.5.2008, thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất - kinh doanh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD.

Ngày 1.3.2018, Cổ phiếu BSR của Lọc hóa dầu Bình Sơn chính thức lên sàn UPCoM. Khởi đầu của BSR gây chú ý khi tăng kịch trần (+40%) lên 31.300 đồng/cp.

BSR_2024-09-26_10-13-59.png
Diễn biến giá cổ phiếu BSR

Mặc dù điểm xuất phát ấn tượng nhưng sau đó cổ phiếu BST gặp nhiều sóng gió khi liên tục rớt giá và có thời điểm rớt đáy xuống mức “cổ phiếu trà đá” với thị giá 5.000 đồng/cp, tương đương với việc “bốc hơi” đến 84% so với giá ở đỉnh. Việc rớt giá khiến các nhà đầu tư trót đặt niềm tin vào BSR phải đợi đến 4 năm sau mới có thể về bờ vào thời điểm tháng 6.2022.

Tuy nhiên, chỉ sau đó nửa năm vào thời điểm tháng 11.2022, giá cổ phiếu BSR tiếp tục đi xuống và rơi về mức 11.000 đồng/cp, chỉ bằng 1/3 so với giá đỉnh. Sau đó, BSR tiếp tục chặng đường hồi phục và cho đến thời điểm kết phiên giao dịch ngày 25.9.2024, giá cổ phiếu BSR đang ở mức 24.000 đồng/cp, giảm hơn 23% so với đỉnh.

Chiếu theo thị giá nêu trên, vốn hoá thị trường của BSR đang vào khoảng hơn 75.000 tỷ đồng. Như vậy, so với thời điểm chào sàn, giá trị vốn hoá đã “bốc hơi” hàng chục nghìn tỷ đồng.

Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn - BSR, ngày 21.8.2024, BSR đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết 3,1 tỷ cổ phiếu BSR lên HoSE, tương ứng số vốn điều lệ hiện tại hơn 31.004 tỷ đồng.

BSR đang có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 50.000 tỉ đồng nhằm cân đối nguồn vốn cho dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Phương án tăng vốn đang được báo cáo với cổ đông lớn Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và các cấp có thẩm quyền.

Kinh tế

30 năm qua, Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.
Kinh tế

Vietnam Airlines với 30 năm vững vàng bay ra thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia vững mạnh, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Từ những con số ấn tượng như 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng… Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.

Ảnh
Kinh tế

Áp lực chi phí cản trở “AI hóa”

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là xu thế tất yếu, giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí cao đang là một trong những rào cản đối với doanh nghiệp muốn ứng dụng AI.

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng
Kinh tế

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng

Thời gian qua qua, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 là nhà thầu thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn các quận, huyện thuộc TP. Hải Phòng. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Công ty CP Xây dựng Ngọc Á Châu dễ dàng trúng loạt gói thầu hàng trăm tỷ đồng như thế nào?

Trong gói thầu xây lắp hơn trăm tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội không nộp đủ hồ sơ cơ bản, điều này giúp cho Công ty Ngọc Á Châu trở thành đơn vị duy nhất đạt yêu cầu và trúng thầu. Ngay sau đó, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội tiếp tục liên danh cùng Công ty Ngọc Á Châu, lặp lại "kịch bản" tương tự để trúng gói thầu 104,1 tỷ đồng ở Bến Tre khi các đối thủ cạnh tranh cũng đồng loạt bị loại vì thiếu hồ sơ cơ bản.

Nam Định không ngừng tạo điều kiện thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.
Kinh tế

Đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động khó lường, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Tại tỉnh Nam Định, Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Đề án 996) đang được triển khai đồng bộ. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng và sự chủ động của doanh nghiệp, các hoạt động trong khuôn khổ đề án đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng môi trường sản xuất - kinh doanh hiện đại, chính xác và minh bạch.

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhà nước cần tạo môi trường để doanh nghiệp tư nhân tiên phong đầu tư

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) NGUYỄN HOÀI NAM, để kinh tế tư nhân trở thành động lực, trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, Nhà nước cần tạo môi trường và nuôi dưỡng cảm xúc để doanh nghiệp tư nhân tiên phong trong đầu tư, mạnh dạn mở rộng sản xuất, bắt kịp cơ hội tăng trưởng.

Đồng bộ và quyết liệt
Kinh tế

Đồng bộ và quyết liệt

Trong cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã đề nghị các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc tiếp tục huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Ảnh
Kinh tế

Điều chỉnh chính sách để tránh “bảo hộ ngược”

Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển mạnh, đặc biệt là hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc đang có xu hướng tràn vào Việt Nam, việc miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa có trị giá từ 2 triệu đồng trở xuống “có thể tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử với hàng hóa nhập khẩu khác và hàng sản xuất trong nước”, thậm chí là “bảo hộ ngược”. Do vậy, cơ quan này đã có điều chỉnh.

AMH
Kinh tế

“Ba cùng” với nông dân xây dựng mô hình IPHM

Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030 đang được triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước. Cán bộ kỹ thuật đã “ba cùng” với nông dân để xây dựng các mô hình IPHM, giúp bà con hiểu hơn về sự cần thiết cũng như lợi ích của các biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp và áp dụng.

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông
Tài chính

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông

Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) cho phép, song đến nay chưa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP, đại diện Tập đoàn Đèo Cả nói tại Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28.3.

Toàn cảnh Hội nghị
Tài chính

Nhà đầu tư chứng khoán cá nhân nên tham gia quỹ chuyên nghiệp

Tại Hội nghị "Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam" ngày 28.3, các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi nhận thức và hành vi của nhà đầu tư cá nhân, khuyến khích họ tham gia các quỹ đầu tư chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro, vừa tận dụng được chuyên môn của các nhà quản lý quỹ, vừa mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn so với giao dịch ngắn hạn theo cảm tính.