Trung ương làm gương - địa phương hưởng ứng

Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp làm với phương châm “Trung ương làm gương - địa phương hưởng ứng”.

Đây là nhấn mạnh của Tổng Bí thư Tô Lâm khi trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh mới đây.

Không chỉ những người trong cuộc đang phải lăn lộn, xắn tay vào cuộc thực hiện nhiệm vụ, mà cử tri, Nhân dân cũng nhận định rằng, chưa bao giờ cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy lại “nóng” như bây giờ, “nóng” từ Trung ương đến địa phương.

Một trong những dấu mốc quan trọng về cải cách bộ máy đó là Nghị quyết số 18-NQ/TW về ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Quá trình thực hiện nghị quyết cho thấy, bên cạnh những kết quả tích cực, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể, chưa gắn tinh giản biên chế với cơ cấu lại tổ chức bộ máy. Tình trạng phân cấp, phân quyền có lúc còn chưa rõ, điều này dẫn đến có những vấn đề “bàn lên bàn xuống” nhưng lại chưa tìm được cơ quan nào là chịu trách nhiệm. Dù có quy định về phân cấp, phân quyền nhưng vẫn còn một số bộ, ngành còn ôm đồm nhiệm vụ của địa phương. Chính sự “ôm đồm” này dẫn đến cơ chế xin - cho, là cơ hội cho tham nhũng, tiêu cực phát sinh.

Tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế là chủ trương đúng đắn, là yêu cầu bức thiết từ thực tiễn, nhất là trong tình hình ngân sách dù có hạn nhưng vẫn phải chi một nguồn lớn cho duy trì bộ máy. Tuy vậy, sau 7 năm nhìn lại, việc thực hiện nghị quyết về tinh gọn bộ máy của chúng ta kết quả vẫn chưa như kỳ vọng. Tổ chức bộ máy vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối.

Có rất nhiều hệ lụy từ bộ máy còn cồng kềnh. Câu chuyện “nhiều cửa”, hay “một cửa nhiều khóa” được đề cập nhiều thời gian qua về thủ tục hành chính mà người dân, doanh nghiệp phải tuân thủ cũng chính là hậu quả của việc các tầng nấc trung gian không cần thiết trong bộ máy vẫn chưa được xóa bỏ.

Cũng bởi bộ máy còn nhiều tầng nấc đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc, thậm chí có những việc mà người dân, doanh nghiệp phải “chạy đi chạy lại” nhiều lần mới xong. Điều này không chỉ làm gia tăng chi phí mà còn có thể bỏ lỡ cơ hội đầu tư, phát triển.

Phải thừa nhận rằng, cải cách tinh gọn bộ máy là một việc khó, rất khó. Bởi điều này đụng chạm đến con người, đến quyền lợi của cá nhân. Nhưng khó không có nghĩa là không làm được. Vì mục tiêu của sự phát triển, yêu cầu về tinh gọn bộ máy không cho phép chúng ta được chùn bước, mà phải bắt tay khẩn trương làm ngay.

Đây là “mệnh lệnh”, là thời điểm “chín muồi” để chúng ta thực hiện cải cách tổ chức bộ máy một cách triệt để. Bởi chúng ta đã có những bài học kinh nghiệm về cải cách trước đó, chúng ta lại đang chuyển từ quản lý nhà nước sang quản trị quốc gia. Và một điều rất thuận lợi, đó là chúng ta đang được vận hành trong điều kiện cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với sự phát triển của công nghệ số, của trí tuệ nhân tạo… Và, trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy lần này đã thể hiện sức “nóng” từ Trung ương, đến các bộ, ngành cùng đồng sức, đồng lòng. Đặc biệt có sự quyết tâm, quyết liệt của người đứng đầu Đảng ta, đó là Tổng Bí thư Tô Lâm coi đây là điều kiện tiên quyết, vì không tinh gọn, đất nước không thể phát triển.

Tổ chức, sắp xếp bộ máy là việc đặc biệt hệ trọng. Bởi việc tinh gọn bộ máy phải gắn chặt với tinh giản biên chế. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư tình cảm, quyền lợi của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Do đó, dù phải “vừa chạy, vừa xếp hàng” nhưng yêu cầu đặt ra là thực hiện tinh gọn cần tính toán cẩn trọng, khoa học và cơ cấu phù hợp, tránh tình trạng cắt giảm cơ học đơn thuần. Có cơ chế giải quyết thấu đáo quyền lợi của người trong diện tinh giản. Cùng với đó, có phương án giải quyết trụ sở dôi dư sau sắp xếp để tránh lãng phí.

Một chủ trương đúng đắn, được người dân đồng tình ủng hộ, Trung ương quyết liệt làm, không có lý do gì địa phương lại không hưởng ứng.

Chính sách và cuộc sống

Nên có tiêu chí cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Nên có tiêu chí cụ thể

Theo văn bản tổng hợp, giải đáp các vấn đề dư luận quan tâm trong tháng 11, trong đó có việc đánh thuế bất động sản của Bộ Tài chính thì để hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản, gần đây Bộ Xây dựng đã đề xuất giải pháp đánh thuế với người sở hữu từ 2 nhà, đất trở lên. Bộ Tài chính đồng thuận và sẽ nghiên cứu phương án mà Bộ Xây dựng đề xuất.

Samsung là một trong những doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong thời gian qua
Quốc hội và Cử tri

Niềm tin của nhà đầu tư!

Hôm nay, khi bắt đầu sự kiện, tôi cứ ngỡ đã 2 năm trôi qua, nhưng Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc tôi rằng mới chỉ 13 tháng trước. Kể từ khi Thủ tướng đến thăm NVIDIA tại Thung lũng Silicon (Hoa Kỳ), với rất nhiều nhiệt huyết và sự tin tưởng, Thủ tướng đã thuyết phục tôi rằng Việt Nam nên là ngôi nhà tương lai của NVIDIA. Con người Việt Nam, những cơ hội tại Việt Nam là lý tưởng để đầu tư ngay hôm nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị . Ảnh: Lâm Hiển
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy

Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ. Như vậy, bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối, giảm 9 đầu mối gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ…

Thực sự "cởi trói" cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

"Cởi trói" cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Từ những vướng mắc trong thực tiễn và trước yêu cầu thực hiện quyết liệt công cuộc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số… chuẩn bị các điều kiện đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới thì phải khẩn trương hơn nữa trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ảnh: Minh họa
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá cán bộ, công chức phải thực chất

Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Một trong những mục tiêu của việc sửa đổi luật lần này là nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý công chức theo vị trí việc làm; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Cùng với đó, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý đội ngũ cán bộ, công chức theo thẩm quyền, nhất là trong đánh giá, giới thiệu, bổ nhiệm cán bộ.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Không để ngắt quãng công việc

Kỳ họp thứ Tám của Quốc hội Khóa XV kết thúc với những kết quả quan trọng, đánh dấu một bước tiến lớn trong công tác lập pháp. Quốc hội đã thông qua 18 luật và nhiều nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để điều chỉnh các lĩnh vực quan trọng của đời sống kinh tế - xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV - Ảnh Quang Khánh
Chính sách và cuộc sống

Thông điệp mạnh mẽ về lập pháp kiến tạo

Diễn ra chỉ gần 1 tháng sau thành công của Hội nghị Trung ương 10 với những chỉ đạo hết sức quyết liệt của Trung ương về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, thực tiễn công tác lập pháp tại Kỳ họp này cho thấy, tinh thần của Trung ương đã được Quốc hội quán triệt và thực hiện ngay, đem lại kết quả ngay.

Lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng
Chính sách và cuộc sống

Lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng

Năm 2022, khi các cơ quan liên quan tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện chủ trương của Trung ương dừng đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử cho rằng, trong tình hình mới và trước bài toán bảo đảm an ninh năng lượng cũng như hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam tại COP26, vấn đề phát triển điện hạt nhân cần được đặt ra và xem xét toàn diện để sớm có đề xuất hợp lý.

Mấu chốt là thiếu hụt nguồn cung
Chính sách và cuộc sống

Mấu chốt là thiếu hụt nguồn cung

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến cuối quý III.2024, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.274.233 tỷ đồng, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm trước nhưng dư nợ cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà chỉ chiếm khoảng trên 125.800 tỷ đồng. Về lãi suất cho vay mua nhà, hiện nay, mặt bằng chung tại các ngân hàng thương mại đang ở mức khoảng 4,6 - 9,5%/năm.

Sửa đổi để phù hợp với điều kiện mới
Chính sách và cuộc sống

Sửa đổi để phù hợp với điều kiện mới

Một trong những nội dung đáng chú ý trong đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) là các quy định về giảm trừ gia cảnh cần được rà soát, sửa đổi phù hợp với điều kiện mới. Bởi vậy, Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để bảo đảm linh hoạt, chủ động điều chỉnh, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Lấp khoảng trống xử lý trách nhiệm!

Hôm nay, 26.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội sẽ nghe và thảo luận về các báo cáo của Chính phủ, báo cáo về lĩnh vực tư pháp, trong đó có báo cáo về công tác thi hành án. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp cũng chỉ rõ, kỷ luật, kỷ cương trong thi hành án hành chính chưa nghiêm, số bản án hành chính tồn đọng qua các năm có xu hướng ngày càng tăng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, ĐBQH TP. Cần Thơ, tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11
Chính sách và cuộc sống

Ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số

Cuối tuần qua, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại Tổ 8 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum), chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số là nội dung nhiều đại biểu quan tâm.

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết
Chính sách và cuộc sống

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết

Doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng nhưng thực tế “định vị” này chưa tương xứng với tiềm lực, nguồn lực. Và trong bối cảnh nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là đòi hỏi khách quan, cấp thiết.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.