Trung Quốc: Thặng dư thương mại cao kỷ lục kèm theo nhiều mối lo

Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6 vừa qua tăng mạnh nhất 15 tháng trở lại đây, góp phần đẩy thặng dư thương mại của nước này lên mức cao kỷ lục. Song, giới phân tích cho rằng, Trung Quốc nên lo nhiều hơn vui vì mức thặng dư này có thể khiến cho căng thẳng giữa Trung Quốc với các đối tác thương mại lớn càng thêm nóng.

Xuất khẩu tăng nhưng nhập khẩu giảm

Số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 12.7 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của nước này tăng 8,6% đạt 308 tỷ USD, trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này vượt mức dự báo tăng 8% mà các nhà kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters; đồng thời cao hơn mức tăng 7,6% ghi nhận trong tháng 5.

Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu lại ở mức thấp nhất 4 tháng, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 209 tỷ USD. Trước đó, giới chuyên gia dự báo mức tăng 2,8% cho tháng 6 và mức tăng thực tế của tháng 5 là 1,8%. Việc xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh được cho là vì các nhà sản xuất đẩy nhanh việc giao hàng trước khi có thêm nhiều quốc gia áp thuế quan mới lên hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Trong khi đó, nhập khẩu giảm được cho là một chỉ báo về nhu cầu ảm đạm trong nước.

Trung Quốc: Thặng dư thương mại cao kỷ lục kèm theo nhiều mối lo -0
Ảnh: WSJ

Các nước ngày càng cứng rắn hơn với hàng Trung Quốc 

Sau khi những dữ liệu này được đưa ra, giới phân tích tiếp tục kêu gọi Chính phủ Trung Quốc tăng cường các biện pháp kích cầu để vực dậy nền kinh tế có quy mô 18,6 nghìn tỷ USD. Họ cho rằng, không có điều gì bảo đảm chắc chắn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ sẽ duy trì trong những tháng sắp tới, vì các đối tác thương mại của Trung Quốc đang ngày càng cứng rắn hơn.

Các chuyên gia nhận định rằng, trong bối cảnh các nước chật vật với cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài và nhu cầu tiêu dùng yếu bất chấp các nỗ lực kích cầu của Chính phủ, thì  xuất khẩu tăng mạnh là một điểm sáng hiếm hoi của nền kinh tế Trung Quốc ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều quốc gia tìm cách kìm hãm làn sóng hàng giá rẻ từ Trung Quốc, dẫn tới rủi ro đối với tăng trưởng xuất khẩu của nước này, cũng như mục tiêu đạt mức tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5%. Mức thặng dư thương mại tháng 6 của Trung Quốc có thể khiến nhiều nước cảm thấy lo ngại và đẩy mạnh các biện pháp hạn chế đối với hàng Trung Quốc.

Trong tháng 6, Trung Quốc đạt thặng dư thương mại 99,05 tỷ USD, cao nhất kể từ khi dữ liệu này bắt đầu được ghi lại vào năm 1981, so với mức dự báo 85 tỷ USD và mức thặng dư 82,62 tỷ USD của tháng 5. Mỹ vốn đã coi thặng dư thương mại của Trung Quốc là bằng chứng về thương mại không bình đẳng và chỉ có lợi cho nền kinh tế Trung Quốc. Do đó, hồi tháng 5, Mỹ đã tăng thuế quan đối với nhiều hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm tăng gấp 4 lần thuế quan áp lên ô tô điện Trung Quốc lên mức 100%. Tuần trước, Liên minh châu Âu (EU) cũng bắt đầu áp thuế quan bổ sung lên tới gần 38%  đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc.

Vào tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ áp thuế quan bổ sung 40% lên ô tô điện Trung Quốc. Canada cho biết đang cân nhắc áp thuế quan lên xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc và Indonesia có kế hoạch áp thuế quan lên tới 200% đối với hàng dệt may nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc.

Mối lo suy giảm nhu cầu trong nước

Việc kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm không chỉ là một tín hiệu xấu về nhu cầu trong nước, mà còn có thể là một chỉ báo xấu về kim ngạch xuất khẩu của nước này trong những tháng tới, vì gần 1/3 nhập khẩu của Trung Quốc là linh kiện để tái xuất khẩu, nhất là trong lĩnh vực hàng điện tử.

So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng nhập khẩu con chip của Trung Quốc trong tháng 6 năm nay chỉ tăng nhẹ. Điều này cho thấy, việc Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ vào mở rộng sản xuất các loại chip thế hệ cũ đang làm cong vênh nguồn cung và nhu cầu. Ủy ban châu Âu (EC) được cho là đã bắt đầu thăm dò quan điểm của ngành công nghiệp chip châu Âu về việc Trung Quốc mở rộng sản xuất chip truyền thống. Động thái này có thể dẫn tới các biện pháp hạn chế khả năng xuất khẩu hàng điện tử vốn đang mạnh mẽ của Trung Quốc.

Thêm một dấu hiệu khác cho thấy nhu cầu nội địa còn yếu, xuất khẩu thép của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh tình trạng ảm đạm của hoạt động xây dựng của nước này.

Giới phân tích kỳ vọng, trong ngắn hạn, Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai thêm các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, và cam kết của Chính phủ về gia tăng kích cầu bằng chính sách tài khóa, được đánh giá là đang giúp tiêu dùng ở Trung Quốc có phần khởi sắc hơn.

Thế giới 24h

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?
Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?

Brussels đang nhanh chóng hoàn thiện các quy định mới, cho phép Liên minh châu Âu (EU) dễ dàng hơn trong việc đình chỉ chế độ miễn thị thực đối với công dân của 61 quốc gia hiện đang được hưởng quyền này. Giới quan sát nhận định, động thái này không chỉ phản ánh sự cứng rắn hơn trong vấn đề di cư bất hợp pháp mà còn cho thấy EU đã sẵn sàng sử dụng chính sách thị thực như một đòn bẩy chính trị mạnh mẽ hơn.

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.