Trung Quốc: Tăng thời gian giải lao để khuyến khích học sinh vận động

Các trường tiểu học và THCS tại nhiều thành phố của Trung Quốc đã kéo dài thời gian nghỉ giữa giờ học từ 10 lên 15 phút, áp dụng từ tháng 9 khi bắt đầu học năm học mới. Chính sách này nhận được sự ủng hộ từ đông đảo phụ huynh và học sinh, được đánh giá là sẽ giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho các em.

Mang lại nhiều lợi ích cho học sinh và giáo viên

Theo truyền thống, các trường học ở Trung Quốc áp dụng thời gian nghỉ giữa các tiết học là 10 phút. Khoảng thời gian này được cho là tương đối hạn chế để học sinh có thể tham gia các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là những học sinh học ở các tòa nhà cao tầng. Trong một số trường hợp, các trường cũng hạn chế học sinh rời khỏi lớp học trong giờ nghỉ vì lý do an toàn.

66d196aaa3108f29a8b6187f.jpeg
Học sinh tiểu học Trường Thực nghiệm ở Bắc Kinh trong một giờ ra chơi. Ảnh: Tân Hoa Xã

Theo quy định mới, các thành phố bao gồm Bắc Kinh, Thiên Tân và Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông đã cho phép kéo dài thời gian nghỉ giải lao giữa các tiết học của học sinh tiểu học và THCS từ 10 lên 15 phút.

Động thái kéo dài thời gian nghỉ giải lao phù hợp với những nỗ lực đang diễn ra của các cơ quan giáo dục địa phương nhằm tối ưu hóa lịch học, đảm bảo học sinh có thể tham gia ít nhất 30 phút vận động thể chất mỗi ngày.

Theo thông báo từ Sở Giáo dục thành phố Bắc Kinh, đối với các trường tiểu học, tuy giờ nghỉ giải lao giữa các tiết có sự thay đổi nhưng thời gian bắt đầu ca học buổi sáng, kết thúc ca học buổi chiều và giờ nghỉ buổi trưa vẫn không thay đổi, do đó không làm ảnh hưởng đến lịch trình của học sinh. Đối với các trường THCS, thời gian tan học sẽ kéo dài thêm 5 phút.

z5858195872404_080ea46d314a9ad66fafd0e36df88731.jpg
Một số trường yêu cầu các học sinh phải tham gia ít nhất 100 phút hoạt động thể chất mỗi ngày. Ảnh: China Daily

Các trường học tại quận Tân Ngô, thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, đã áp dụng giờ nghỉ giải lao 15 phút và yêu cầu bắt buộc phải có một tiết thể dục mỗi ngày. Học sinh được yêu cầu tham gia ít nhất 100 phút tập thể dục tại trường mỗi ngày.

Quyết định này được đưa ra với mục tiêu giúp giáo viên có thêm thời gian nghỉ ngơi, trong khi học sinh có thêm thời gian để thư giãn và tham gia các hoạt động ngoài trời, giảm thiểu tình trạng căng thẳng và mỏi mắt do học tập liên tục.

Ông Wang Pan, Phó Giám đốc Sở Giáo dục thành phố Bắc Kinh, cho biết: “Việc kéo dài thời gian nghỉ giải lao giữa các tiết học giúp học sinh có thêm cơ hội thư giãn và rèn luyện thể chất. Điều này cũng giảm thiểu tình trạng mệt mỏi do học tập liên tục và cải thiện sức khỏe tổng thể của các em”.

Bên cạnh đó, việc tăng thời gian giải lao còn khuyến khích học sinh tham gia nhiều hơn vào các hoạt động ngoài trời, từ đó phát triển kỹ năng xã hội và nâng cao khả năng tương tác giữa các học sinh.

z5858195091811_cc541c45184d83f4530148a239155144.jpg
Một trường tiểu học ở Thanh Đảo đã đưa vào nhiều trò chơi ngoài trời, chẳng hạn như tập thể dục với vòng. Ảnh: China Daily

Theo một bản tin địa phương, một trường tiểu học ở Thanh Đảo đã đưa vào nhiều trò chơi ngoài trời, chẳng hạn như nhảy dây và tập thể dục với vòng, kết hợp với các trò chơi giải đố trong nhà trong giờ nghỉ giải lao 15 phút. Nhà trường sắp xếp học sinh theo từng tầng để đảm bảo mọi trẻ em đều có thể tham gia các hoạt động ngoài trời. Theo dõi thể lực được thực hiện vào tháng 5, tỷ lệ học sinh Thanh Đảo đạt xếp hạng thể lực "xuất sắc" hoặc "tốt" đã tăng 10% lên 47%.

Bảo đảm thực thi nghiêm túc

Chính quyền thành phố Bắc Kinh và Sở giáo dục của nhiều quận áp dụng biện pháp mới đã cho biết sẽ giám sát chặt chẽ việc thực hiện thay đổi này tại các trường học; có biện pháp nhằm hạn chế học sinh vào lớp sớm trước giờ giải lao, cũng như yêu cầu các trường không được phép tự ý rút ngắn thời gian nghỉ giải lao hoặc giới hạn các hoạt động của học sinh trong thời gian này, nhấn mạnh rằng mục tiêu là "trả lại thời gian giải lao cho học sinh".

Bên cạnh đó, các biện pháp sẽ được thực hiện nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh trốn học trong giờ ra chơi.

Giáo dục

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?
Giáo dục

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?

Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (trực thuộc Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. Đây là kỳ thi mới cho thí sinh muốn xét tuyển vào đại học năm 2025. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn đặt câu hỏi kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức hay các trường đại học? 

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing
Giáo dục

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing

Ngày 11.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) có Công điện số 1651/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gửi Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó bão Yinxin.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

Theo lý thuyết, ở dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, khả năng đoán mò của thí sinh có thể đạt 2 điểm, chiếm 20% tổng số điểm của môn thi. Điều này làm giảm độ tin cậy và độ giá trị của đề thi, khiến việc sử dụng kết quả vào các mục đích của kỳ thi chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người học.

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các
Giáo dục

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các

Với nhiều đóng góp, nghiên cứu khoa học về văn hóa các dân tộc Việt Nam, Tiến sĩ Lý Viết Trường (Cao Lộc, Lạng Sơn) là một trong 18 nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn lọt Top 18 Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Đảng và Nhà nước ta coi việc phát triển khối các cơ sở giáo dục ĐH công và và khối các cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập là bình đẳng. Chính sách và cơ chế quản lý hai khối này đang theo hướng tới tập trung vào quản lý chất lượng kết hợp với kiểm tra, giám sát, gia tăng tự chủ, tự giải trình và tự chịu trách nhiệm xã hội.

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11
Giáo dục

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11

Quốc hội tiếp tục góp ý, thảo luận về Dự thảo Luật Nhà giáo; Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025; Công bố 615 tân giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Phụ huynh, học sinh lo lắng về bỏ cộng điểm thi nghề là những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Giáo dục

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

Nằm trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2024 (tính đến thời điểm này) trên Amazon, “Nền giáo dục mới can đảm” là cuốn sách đầu tiên về cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, cùng những tác động của nó đối với việc nuôi dạy con cái và cách chúng ta có thể tận dụng sức mạnh này vì những điều tốt đẹp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Giáo dục

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Ngày 9.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma tuý” các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên.