Trung Quốc tăng cường bảo vệ pháp lý khu vực tư nhân

Trung Quốc đang có bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ doanh nghiệp tư nhân với dự thảo cập nhật của Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân. Điểm nhấn đáng chú ý của dự thảo là điều khoản cấm các cơ quan chức năng áp dụng tiền phạt hoặc yêu cầu đóng góp tài chính đối với doanh nghiệp tư nhân mà không có căn cứ pháp lý rõ ràng.

Động thái này phản ánh nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư, ổn định tăng trưởng kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân.

Ngăn chặn tình trạng làm khó doanh nghiệp

Dự thảo luật, hiện đang được Ủy ban thường vụ của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) xem xét, đưa ra một số biện pháp mới nhằm giải quyết những lo ngại lâu nay của giới doanh nghiệp tư nhân. Một trong những nội dung quan trọng là ngăn chặn tình trạng phạt tiền và thu phí tùy tiện. Dự luật quy định rõ các cơ quan chức năng không được tự ý áp đặt phí, tiền phạt hay buộc doanh nghiệp tư nhân đóng góp tài sản nếu không có căn cứ pháp lý, nhằm hạn chế tình trạng chính quyền địa phương lợi dụng các khoản phạt để tăng nguồn thu ngân sách, còn được gọi là "làm luật" với các doanh nghiệp. Ông Peng Peng, Chủ tịch điều hành của Hội Cải cách Quảng Đông, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Quảng Châu cho biết, một số chính quyền đã lạm dụng các biện pháp này để giảm áp lực tài chính, gây bất ổn cho doanh nghiệp tư nhân.

Bên cạnh đó, dự luật cũng đề xuất cơ chế giải trình minh bạch, yêu cầu Hội đồng Nhà nước và chính quyền địa phương cấp quận trở lên phải báo cáo thường xuyên những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng của khu vực tư nhân lên Quốc hội. Yêu cầu này nhằm mục đích tăng cường tính minh bạch, hạn chế lạm quyền và bảo đảm rằng các cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm thực hiện luật. Ông Peng Peng cho biết, yêu cầu Chính phủ báo cáo về việc thực thi có thể giúp hạn chế tình trạng gây bất ổn các doanh nghiệp tư nhân.

Công nhân làm việc bên trong một nhà máy ở Trung Quốc. Nguồn: Xinhua

Công nhân làm việc bên trong một nhà máy ở Trung Quốc. Nguồn: Xinhua

Ngoài ra, dự luật nhấn mạnh việc bảo đảm môi trường pháp lý ổn định cho doanh nghiệp bằng cách quy định việc các quy định trong kinh doanh mới sẽ không có hiệu lực hồi tố, trừ khi có lợi cho doanh nghiệp, qua đó giúp giảm thiểu rủi ro chính sách đột ngột. Dự thảo cũng đề xuất tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành và phòng thương mại nhằm bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp tư nhân, thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện môi trường kinh doanh.

Trong những năm gần đây, nhiều công ty tư nhân tại Trung Quốc đã phải đối mặt với tình trạng bất ổn do sự giám sát chặt chẽ hơn từ cơ quan quản lý, các khoản tiền phạt đột ngột và những thay đổi về chính sách. Để giải quyết những vấn đề này, các điều khoản pháp lý mới được đưa ra nhằm bảo vệ doanh nghiệp khỏi việc thực thi tùy tiện. Theo các báo cáo, chỉ riêng tại Quảng Châu đã có hơn 10.000 công ty bị ảnh hưởng bởi các biện pháp thực thi pháp luật xuyên khu vực, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh. Việc thiết lập ranh giới pháp lý rõ ràng hơn sẽ giúp ngăn chặn tình trạng lạm quyền trong quản lý.

Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng nhằm trấn an các nhà đầu tư và doanh nhân, khi khu vực tư nhân hiện đóng góp hơn một nửa doanh thu thuế, 60% tổng sản phẩm quốc nội và tạo ra 80% việc làm ở thành thị. Với hơn 55 triệu doanh nghiệp tư nhân tính đến cuối năm 2024, Chính phủ Trung Quốc coi đây là một phần quan trọng trong chiến lược khôi phục niềm tin doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn và căng thẳng địa chính trị.

Hơn nữa, các điều khoản mới còn hướng đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Khi Trung Quốc đối mặt với những thách thức như nhu cầu trong nước suy giảm và bất ổn thương mại toàn cầu, khu vực tư nhân tiếp tục là động lực chính cho đổi mới, tạo việc làm và phục hồi kinh tế. Cam kết mới của Chính phủ trong việc bảo vệ doanh nghiệp tư nhân dự kiến sẽ khuyến khích đầu tư và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài.

Những nỗ lực mới thúc đẩy kinh tế tư nhân

Bên cạnh các nỗ lực lập pháp, lãnh đạo Trung Quốc cũng đang tích cực hợp tác với khu vực tư nhân nhằm tăng cường hỗ trợ và thúc đẩy hợp tác chiến lược. Mới đây, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tổ chức một hội nghị chuyên đề với các doanh nhân hàng đầu từ Alibaba, BYD, Huawei, Tencent và Xiaomi, nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng tự chủ về công nghệ và an ninh chuỗi cung ứng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động. Cùng với đó, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân. Chính quyền trung ương đã chỉ đạo các ngân hàng tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), đồng thời giảm chi phí tài chính thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi. Một số ngân hàng nhà nước đã triển khai các gói cho vay đặc biệt nhằm thúc đẩy đầu tư vào khu vực tư nhân.

Ngoài ra, các chính sách ưu đãi thuế cũng được mở rộng, bao gồm giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ, hỗ trợ đặc biệt cho các công ty công nghệ cao và nới lỏng quy định tiếp cận thị trường trong một số ngành công nghiệp. Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng, chính phủ cũng đẩy mạnh kiểm soát các hoạt động kinh doanh không công bằng, bao gồm việc xử lý tình trạng chậm thanh toán của cơ quan nhà nước đối với các nhà cung cấp tư nhân và hạn chế các hành vi độc quyền gây bất lợi cho doanh nghiệp nhỏ.

Dự kiến, luật thúc đẩy kinh tế tư nhân sẽ được xem xét lại trong cuộc họp tiếp theo của Quốc hội, với khả năng được phê duyệt vào tháng tới. Nếu được thực thi hiệu quả, luật này có thể đánh dấu một bước ngoặt trong cách tiếp cận của Trung Quốc đối với khu vực tư nhân, giúp xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch và ổn định hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng tác động thực sự của luật sẽ phụ thuộc vào quá trình thực hiện ở cấp địa phương.

Khi Trung Quốc tiếp tục thực hiện chương trình nghị sự kinh tế, việc thiết lập và thực thi các biện pháp bảo vệ pháp lý vững chắc cho doanh nghiệp tư nhân không chỉ là yếu tố then chốt trong việc duy trì niềm tin của nhà đầu tư mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định và nhất quán. Những cam kết pháp lý rõ ràng và cơ chế giám sát hiệu quả sẽ giúp khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn, từ đó thúc đẩy đổi mới, mở rộng cơ hội việc làm và bảo đảm tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt.

Quốc tế

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN
Quốc tế

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN

Năm 2025 có thể đánh dấu một bước mở rộng quan trọng của ASEAN với việc đón nhận Đông Timor trở thành thành viên mới. Mặc dù vẫn còn một số băn khoăn, sự gia nhập của Đông Timor có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên nếu tận dụng tốt mối quan hệ đối tác, biến những thách thức địa chính trị thành tăng trưởng kinh tế và chính trị.

Trung Quốc ban hành Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng
Thế giới 24h

Trung Quốc ban hành Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng

Mới đây, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành “Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng”, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang chuyển hướng lấy nhu cầu trong nước làm động lực chính và là trụ cột của tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm
Thế giới 24h

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm

Bê bối thực phẩm xảy ra vào năm ngoái đã gây ra sự phẫn nộ của công chúng và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với chế độ an toàn thực phẩm của Trung Quốc. Mặc dù, nước này đã ban hành các chính sách để cải thiện hệ thống an toàn thực phẩm, song vẫn còn những vấn đề trong việc thực thi các quy định, truyền thông... Các chuyên gia nhận định, chính phủ phải tăng cường hình phạt đối với các hành vi vi phạm và thu hẹp khoảng cách trong các cơ chế an toàn thực phẩm; tận dụng sự tiến bộ về công nghệ để có các phản ứng phối hợp nhằm củng cố các hệ thống về an toàn thực phẩm.

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu
Quốc tế

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu

Nhờ những nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân, Malaysia đã trở thành thành viên của Thỏa thuận thực thi quyền riêng tư xuyên biên giới của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2023. Vào năm 2024, quốc gia này tiếp tục sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) ban hành năm 2010. Được thiết kế để hiện thực hóa cam kết củng cố niềm tin trong nước và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, PDPA sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa Malaysia tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế và tìm kiếm sự công nhận từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về bảo mật dữ liệu.

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số
Quốc tế

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số

Sau 3 năm có hiệu lực kể từ năm 2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Thái Lan đã chứng minh là một bước đi đúng đắn cần thiết, tạo ra một bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Cách mạng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Đông Nam Á đang chứng kiến một sự bùng nổ trong lĩnh vực y tế số khi các quốc gia trong khu vực tận dụng đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế. Theo báo cáo năm 2024, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã vươn lên trở thành khu vực có mức tài trợ y tế số lớn thứ ba thế giới, thu hút khoảng 2 tỷ USD thông qua 244 giao dịch.

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei
Thế giới 24h

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei

Nghị viện châu Âu lại tiếp tục vướng vào một vụ bê bối tham nhũng quy mô lớn, sau khi cảnh sát Bỉ bắt giữ một số người trong khuôn khổ cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào Nghị viện châu Âu và Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc. Vụ việc một lần nữa làm dấy lên tranh cãi về tính minh bạch và trách nhiệm của các nghị sĩ trong việc ngăn chặn tiêu cực, chỉ ít lâu sau khi xảy ra vụ Qatargate năm 2022.

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu
Thế giới 24h

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố đề xuất "Đạo luật thuốc thiết yếu" với mục tiêu cải thiện khả năng cung ứng các loại thuốc quan trọng trong Liên minh châu Âu (EU). Động thái này nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu hụt thuốc, bảo vệ sức khỏe người dân và tăng cường khả năng tự chủ dược phẩm của khối.

Tác động từ việc Mỹ nâng thuế thép, nhôm nhập khẩu
Quốc tế

Tác động từ việc Mỹ nâng thuế thép, nhôm nhập khẩu

Lệnh áp thuế 25% của Mỹ lên nhôm và thép nhập khẩu đã chính thức có hiệu lực từ ngày 12.3, không có ngoại lệ hay miễn trừ. Tờ Economist nhận định, các mức thuế quan nêu trên có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu; đồng thời không chỉ cản trở việc thúc đẩy sản xuất nội địa mà còn gây khó khăn đáng kể cho nhiều doanh nghiệp Mỹ.

Nguồn: en.moneyandbanking.co.th
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy chủ quyền kinh tế khu vực

ASEAN đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực bằng cách phát triển hệ thống thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới. Sáng kiến này giúp giao dịch tài chính diễn ra liền mạch, thúc đẩy tăng trưởng và củng cố quan hệ kinh tế; đồng thời, giúp tăng cường chủ quyền kinh tế khu vực, giảm phụ thuộc bên ngoài và nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Lời hứa về một “nền cộng hòa thứ hai”
Quốc tế

Lời hứa về một “nền cộng hòa thứ hai”

Bangladesh vừa chứng kiến ​​sự ra mắt của một đảng chính trị mới - đảng Jatiya Nagorik, hay đảng Công dân Quốc gia (NCP), được thành lập từ phong trào sinh viên. Với uy tín chính trị đang lên và lời tuyên bố về một “nền cộng hòa thứ hai”, liệu tân chính đảng có thể giữ vững lời hứa của mình để định hình tương lai chính trị của Bangladesh.

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản
Thế giới 24h

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản

Tổng thống Mỹ Donald Trump có ý định xây dựng các cơ sở luyện kim tại các căn cứ quân sự của Lầu Năm Góc như một phần trong kế hoạch thúc đẩy sản xuất khoáng sản quan trọng trong nước, hạn chế sự kiểm soát của Trung Quốc đối với lĩnh vực này, hai quan chức chính quyền cấp cao nói với Reuters.

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch
Thế giới 24h

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch

14 năm sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ngày 11.3.2011, kéo theo thảm họa hạt nhân, tỉnh Fukushima đang từng bước tái thiết và chuyển mình thành trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Dù cái tên "Fukushima" vẫn gợi nhớ đến ký ức đau thương về thảm họa và ô nhiễm hạt nhân, chính quyền địa phương và trung ương đã triển khai nhiều sáng kiến quy mô lớn để biến nơi đây thành một điểm đến khởi nghiệp đầy tiềm năng.