Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm

Bê bối thực phẩm xảy ra vào năm ngoái đã gây ra sự phẫn nộ của công chúng và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với chế độ an toàn thực phẩm của Trung Quốc. Mặc dù, nước này đã ban hành các chính sách để cải thiện hệ thống an toàn thực phẩm, song vẫn còn những vấn đề trong việc thực thi các quy định, truyền thông... Các chuyên gia nhận định, chính phủ phải tăng cường hình phạt đối với các hành vi vi phạm và thu hẹp khoảng cách trong các cơ chế an toàn thực phẩm; tận dụng sự tiến bộ về công nghệ để có các phản ứng phối hợp nhằm củng cố các hệ thống về an toàn thực phẩm.

Một báo cáo từ The Beijing News hồi tháng 7 năm ngoái, tiết lộ rằng Hopefull Grain & Oil Group và China Grain Reserves Oil and Fat đã sử dụng xe tải chở nhiên liệu để vận chuyển dầu ăn mà không trải qua quy trình vệ sinh bắt buộc trong nhiều năm. Để xoa dịu dư luận, Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng nhanh chóng, tiến hành các cuộc điều tra chung, bắt giữ chủ xe tải và tài xế và phát động chiến dịch chấn chỉnh trên toàn quốc đối với hoạt động vận chuyển dầu ăn. Tuy nhiên, sự kiện này đã gây ra sự chỉ trích gay gắt từ phía công chúng Trung Quốc, cũng như gây lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm của nước này từ cộng đồng quốc tế, khi đây là điểm đến du lịch hàng đầu thế giới.

Chưa thể lấy lại niềm tin từ công chúng

Trung Quốc từ lâu đã phải vật lộn với các vấn đề về an toàn thực phẩm. Năm 2009, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Luật An toàn Thực phẩm, sau đó là các sửa đổi vào năm 2015, 2018 và 2021. Kể từ năm 2016, Trung Quốc đã cam kết thực hiện chính sách “không khoan nhượng” đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm và thành lập hai mạng lưới quốc gia để giám sát rủi ro ô nhiễm thực phẩm và các bệnh do thực phẩm gây ra.

Theo “Báo cáo nghiên cứu về tình hình an toàn thực phẩm tại Trung Quốc” vào năm 2024, tỷ lệ đạt yêu cầu kiểm tra lấy mẫu thực phẩm vẫn ở mức trên 97% từ năm 2019 - 2023. Dù vậy, niềm tin của công chúng vào an toàn thực phẩm vẫn ở mức thấp. Một cuộc khảo sát do Đại học Giang Nam thực hiện năm 2022 cho thấy, chỉ có 47,2% số người được hỏi hài lòng với an toàn thực phẩm tại địa phương, mặc dù 59,4% bày tỏ sự tin tưởng vào triển vọng thay đổi trong tương lai đối với các quy trình an toàn thực phẩm.

Vụ bê bối dầu ăn từng gây rúng động Trung Quốc. Ảnh: Global Times

Vụ bê bối dầu ăn từng gây rúng động Trung Quốc. Ảnh: Global Times

Vụ bê bối dầu ăn một lần nữa đã đưa vấn đề an toàn thực phẩm của Trung Quốc lên hàng đầu. Đặc biệt, khi chính sách miễn thị thực gần đây của Trung Quốc đã thu hút 8,54 triệu khách du lịch trong nửa đầu năm 2024, tăng 190,1% so với năm 2023, khiến cho mối quan tâm này giờ đây không chỉ đến từ công chúng Trung Quốc mà còn từ cộng đồng quốc tế. Cảm giác bất an về hệ thống thực phẩm của Trung Quốc có thể làm suy yếu mong muốn du lịch đến Trung Quốc của khách du lịch. Thêm vào đó, vấn đề an toàn thực phẩm của Trung Quốc cũng đã gây tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng quốc tế của các doanh nghiệp thực phẩm Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về việc mất khả năng cạnh tranh đối với xuất khẩu thực phẩm.

Cần cải thiện năng lực thực thi quy định

Giới quan sát nhận định, vấn đề an toàn thực phẩm của Trung Quốc chủ yếu nằm ở việc thực thi quy định. Khi chuỗi cung ứng thực phẩm phức tạp và cùng với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng bán hàng trên internet, đòi hỏi chính phủ phải thực thi quy định liên phòng ban, liên cấp và liên khu vực, vẫn còn lỏng lẻo và vụng về. Hình phạt không thỏa đáng đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm khuyến khích các nhà sản xuất sản xuất và bán thực phẩm không tuân thủ vì lợi ích của việc vi phạm luật an toàn vượt quá chi phí.

Ngoài ra, tham nhũng cũng là một thách thức đáng kể. Đã có nhiều báo cáo về các nhà thầu căng tin và hiệu trưởng nhà trường thông đồng cung cấp thực phẩm kém chất lượng cho học sinh. Khung đồng quản lý với các doanh nghiệp và công chúng vẫn chưa được phát triển, làm suy yếu sự giám sát của cơ quan quản lý.

Bắc Kinh phải khẩn trương thực hiện các giải pháp cụ thể để lấy lại lòng tin của công chúng vào các biện pháp an toàn thực phẩm. Chính phủ phải cải thiện năng lực thực thi để ứng phó hiệu quả với sự phẫn nộ của công chúng sau các vụ bê bối về an toàn thực phẩm. Các kênh truyền thông chính thống, đặc biệt là các kênh chính thức, phải đi đầu trong việc cung cấp thông tin chính xác và kịp thời để giảm thiểu việc lan truyền thông tin không chính xác trên phương tiện truyền thông xã hội trong thời kỳ khủng hoảng lương thực. Các thủ tục hành chính đối với phản hồi của phương tiện truyền thông chính thức cần được đơn giản hóa để nâng cao hiệu quả truyền thông với công chúng.

Thêm vào đó, các bên liên quan bên ngoài chính phủ cũng phải cải thiện các kênh truyền thông công cộng. Các doanh nghiệp nên thành lập hoặc hỗ trợ các trung tâm thông tin công cộng phi lợi nhuận cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm dựa trên khoa học. Trung Quốc cũng có thể tận dụng phương tiện truyền thông xã hội bằng cách tạo ra các cổng thông tin để báo cáo các vấn đề về an toàn thực phẩm nhằm thúc đẩy nhận thức và sự tham gia của công chúng; đồng thời tăng cường hệ thống bảo vệ người tố giác và tăng phần thưởng cho việc báo cáo các vi phạm.

Chính phủ Trung Quốc cũng cần khắc phục những lỗ hổng và điểm yếu trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của mình, bằng việc mở rộng các tiêu chuẩn thống nhất trên toàn quốc và điều chỉnh chúng theo các chuẩn mực quốc tế. Mặc dù quốc gia này đã ban hành 1610 mục tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, bao gồm hơn 340 loại thực phẩm, nhưng vẫn còn một số vấn đề như các tiêu chuẩn tương đối thấp, hệ thống phân loại thực phẩm chưa đầy đủ và các tiêu chuẩn bắt buộc không đủ.

Các chuyên gia nhận định, đối với các doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm cần áp dụng các hình phạt nghiêm khắc hơn. Trung Quốc nên triển khai cơ chế và hệ thống đánh giá dựa trên rủi ro để phân bổ các biện pháp quản lý với cường độ khác nhau dựa trên các đánh giá toàn diện về mức độ rủi ro của doanh nghiệp theo các yếu tố như đặc điểm kinh doanh, hồ sơ kiểm tra ngẫu nhiên và các thuộc tính khu vực.

Ngoài ra, Bắc Kinh phải tăng cường giám sát liên khu vực. Với sự phát triển của các thị trường thực phẩm bán lẻ, đặc biệt là thương mại điện tử thực phẩm, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm ngày càng liên quan đến nhiều khu vực pháp lý. Các nền tảng chia sẻ dữ liệu và cơ chế thực thi pháp luật chung giữa các khu vực khác nhau là cần thiết để có thể phối hợp ứng phó tốt hơn với các rủi ro về an toàn thực phẩm và hạn chế những thách thức của việc phân chia hành chính.

Nắm trong tay lợi thế khi sở hữu một trong những hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến nhất thế giới, do đó Chính phủ Trung Quốc có thể tận dụng lợi thế này để tăng cường quản lý an toàn thực phẩm bằng cách tích hợp quản lý trực tuyến và ngoại tuyến, tạo điều kiện phổ biến thông tin nhanh chóng và tương tác minh bạch giữa nhà nước và công dân.

Thế giới 24h

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?
Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?

Brussels đang nhanh chóng hoàn thiện các quy định mới, cho phép Liên minh châu Âu (EU) dễ dàng hơn trong việc đình chỉ chế độ miễn thị thực đối với công dân của 61 quốc gia hiện đang được hưởng quyền này. Giới quan sát nhận định, động thái này không chỉ phản ánh sự cứng rắn hơn trong vấn đề di cư bất hợp pháp mà còn cho thấy EU đã sẵn sàng sử dụng chính sách thị thực như một đòn bẩy chính trị mạnh mẽ hơn.

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.