Trung Quốc nỗ lực cải thiện sức khoẻ tâm thần của học sinh

Theo Tân Hoa Xã, Bộ Giáo dục Trung Quốc sẽ phát động một chiến dịch nhằm giải quyết các tình trạng tiêu cực đang diễn ra tại các trường học, chẳng hạn như bài tập về nhà quá nhiều và nạn bắt nạt học đường.

Trung Quốc hiện có gần 500.000 trường tiểu học, trung học cơ sở và mẫu giáo, với hơn 16 triệu giáo viên và 230 triệu học sinh. Hệ thống giáo dục của nước này phải đối mặt với khoảng cách phát triển giữa thành thị, nông thôn và vùng, dẫn đến sự khác biệt đáng chú ý về cấp độ quản lý trường học ở các khu vực khác nhau.

Trung Quốc nỗ lực cải thiện sức khoẻ tâm thần của học sinh -0
Ảnh: Tân Hoa Xã

Chiến dịch này được đưa ra sau khi Bộ Giáo dục Trung Quốc tiến hành chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần cho giáo viên và học sinh, đặc biệt tập trung vào trẻ em di cư ở nông thôn hoặc những trẻ “bị bỏ lại phía sau”, có cha mẹ làm việc ở các thành phố lớn trong suốt cả năm.

Thông báo trên đã được công bố trên trang web của Bộ Giáo dục, nêu chi tiết 12 hành vi tiêu cực tại các trường học, bao gồm việc xâm phạm thời gian nghỉ của học sinh, thờ ơ và dung túng cho các hành vi bắt nạt, việc tổ chức nhiều kỳ thi khác nhau để tuyển học sinh. Ngoài ra, các hoạt động bị cấm khác gồm phân biệt đối xử với học sinh thuộc các nhóm dễ bị tổn thương, trừng phạt thân thể học sinh hoặc thu phí trái phép.

Người đứng đầu Viện Giáo dục tại Đại học Thanh Hoa Shi Zhongying lưu ý, 12 hành vi bị cấm nêu trên không phải là chính sách hay yêu cầu mới mà là sự nhắc nhở về các tiêu chuẩn tối thiểu. Mục tiêu là nâng cao nhận thức và bảo đảm giảng viên của trường duy trì và tuân thủ các tiêu chuẩn này.

Bộ Giáo dục Trung Quốc đã chỉ đạo chính quyền địa phương sàng lọc danh sách tiêu cực, tiến hành tự kiểm tra và thực hiện các biện pháp khắc phục. Hơn nữa, chính quyền cũng sẽ thúc đẩy chiến dịch thông qua nhiều phương tiện khác nhau, như tiến hành nghiên cứu trên khắp các thành phố, bổ nhiệm thanh tra viên giám sát các trường học và cung cấp hướng dẫn chuyên môn. Cơ chế giám sát và tiếp xúc cũng như hệ thống đánh giá danh tiếng sẽ được thiết lập trong chiến dịch, nhằm bảo đảm chiến dịch được thực hiện hiệu quả.

Kể từ năm 2021, Trung Quốc đã cố gắng cải cách ngành giáo dục và giảm bớt áp lực học tập đối với học sinh, kiểm soát ngành dạy kèm tư nhân trị giá 120 tỷ USD để cắt giảm chi phí giáo dục.

Thế giới 24h

Italy tuyên chiến với nạn đánh giá giả mạo trên các nền tảng trực tuyến
Quốc tế

Italy tuyên chiến với nạn đánh giá giả mạo trên các nền tảng trực tuyến

Chính phủ Italy vừa soạn thảo một dự luật nhằm xử lý vấn nạn đánh giá giả mạo trên các nền tảng trực tuyến, đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng và khách sạn. Đây được coi là bước tiến quan trọng nhằm tăng cường tính minh bạch và đáng tin cậy của các đánh giá trên mạng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo đảm cạnh tranh công bằng trong ngành du lịch và dịch vụ.

Phe đối lập Hàn Quốc hoãn kế hoạch luận tội Thủ tướng
Thế giới 24h

Phe đối lập Hàn Quốc hoãn kế hoạch luận tội Thủ tướng

Đảng đối lập chính của Hàn Quốc đã quyết định sẽ hoãn kế hoạch luận tội Thủ tướng Han Duck-soo, đến cuối tuần này, do lo ngại nguy cơ bất ổn chính trị gia tăng. Động thái này diễn ra trong bối cảnh đất nước đang chao đảo vì nỗ lực áp đặt thiết quân luật vào ngày 3.12 của Tổng thống Yoon Suk Yeol bị luận tội.

Liên Hợp Quốc: Nạn đói nghiêm trọng hơn trong khi tiền viện trợ ít đi
Thế giới 24h

Liên Hợp Quốc: Nạn đói nghiêm trọng hơn trong khi tiền viện trợ ít đi

Nạn đói toàn cầu đang gia tăng trong khi tổng viện trợ nhân đạo từ các quốc gia giàu có cho Liên Hợp Quốc (LHQ) đang giảm dần. Các cơ quan cứu trợ lo ngại nguồn ngân sách hỗ trợ để giải quyết nạn đói sẽ càng eo hẹp nhà tài trợ hàng đầu Hoa Kỳ có thể cắt giảm mạnh viên trợ trong nhiệm kỳ của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Bước tiến lịch sử cho hàng triệu lao động
Thế giới 24h

Bước tiến lịch sử cho hàng triệu lao động

Trong quyết định mang tính bước ngoặt, Thượng viện Mỹ vừa phê chuẩn Luật Công bằng an sinh xã hội, mở rộng quyền lợi an sinh xã hội cho gần 3 triệu người lao động. Dự luật này đã được thông qua với tỷ lệ áp đảo 76-20 và hiện đang chờ chữ ký của Tổng thống Joe Biden để chính thức trở thành luật.

Quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản: Lo ngại sóng gió
Quốc tế

Quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản: Lo ngại sóng gió

Năm 2025 sẽ đánh dấu kỷ niệm 60 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, một cột mốc quan trọng trong lịch sử của cả hai quốc gia, nhất là sau khi quan hệ ngoại giao và an ninh giữa hai nước đã có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, những bất ổn chính trị ở Seoul hiện có thể đảo ngược quá trình cải thiện quan hệ song phương, vốn đang gặt hái được nhiều thành tựu.

EU chính thức mở điều tra đối với TikTok
Quốc tế

EU chính thức mở điều tra đối với TikTok

Ủy ban châu Âu (EC) hôm 17.12 (giờ địa phương) đã chính thức mở thủ tục điều tra đối với nền tảng TikTok - mạng xã hội video ngắn phổ biến toàn cầu, về "những cáo buộc vi phạm luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA)".

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức
Thế giới 24h

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức của ông vào tháng tới, CBS News trích dẫn nhiều nguồn tin cho biết. Nếu ông Tập Cận Bình nhận lời, đây sẽ là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử khi một nhà lãnh đạo Trung Quốc tham dự lễ nhậm chức của một Tổng thống Mỹ.

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để
Quốc tế

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “Meet the Press” của đài NBC News, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ có những thay đổi ngay lập tức và triệt để về vấn đề nhập cư ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1.2025, bao gồm trục xuất người di cư với quy mô lớn và bỏ quyền công dân theo nơi sinh. Các chuyên gia nhận định, kế hoạch này của ông Donald Trump làm nổi bật tầm nhìn chi tiết về các cải cách nhập cư, cũng như nỗ lực thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình.