Trung Quốc: Mối lo ngại từ "vòng xoáy" giảm phát

Số liệu thống kê công bố mới đây cho thấy, Trung Quốc đang đứng trước khả năng rơi vào một thời kỳ giảm phát. Nếu một vòng xoáy giảm giá xuất hiện ở Trung Quốc sẽ không chỉ đe dọa đến nền kinh tế nước này, mà còn là rủi ro lớn đối với kinh tế toàn cầu.

Việc Trung Quốc rơi vào tình trạng giảm phát đang ngày càng trở nên khó khắc phục. Giá cả tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm ba quý liên tiếp, chuỗi giảm phát dài nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990. Xu hướng này dường như sẽ tiếp tục và chắc chắn sẽ làm tăng thêm thách thức cho các nhà hoạch định chính sách khi họ cố gắng khởi động động cơ tăng trưởng của đất nước và xoa dịu cuộc khủng hoảng nợ đang âm ỉ.

Giá tiêu dùng lao dốc

Các nhà đầu tư toàn cầu kỳ vọng nếu giá cả ở Trung Quốc giảm sẽ đẩy tỷ lệ lạm phát trên toàn thế giới xuống trong năm nay, do công suất dư thừa trong nền kinh tế đang chậm lại khiến các nhà xuất khẩu Trung Quốc phải giảm giá hàng hóa họ bán ra nước ngoài. Hiện nay, giá hàng xuất khẩu của Trung Quốc đang giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đã cho thấy nước xuất khẩu lớn nhất thế giới đang bắt đầu đẩy giảm phát ra các nước đang phải chống chọi với lạm phát cao.

Nền kinh tế Trung Quốc lần đầu tiên rơi vào tình trạng giảm phát vào mùa hè năm ngoái, với giá cả giảm với tốc độ nhanh hơn kể từ đó. Vào tháng 1 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 9.2009 và sâu hơn nhiều so với mức dự báo giảm 0,5% mà giới chuyên gia kinh tế đưa ra trước đó. Trong đó, lạm phát lõi chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 0,6% ghi nhận trong tháng 12.2023. Giá dịch vụ tăng 0,5%, bằng một nửa mức tăng của tháng trước. Không chỉ giá tiêu dùng giảm, chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) giảm 2,5% trong tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng giảm thứ 16 liên tiếp của giá hàng hóa tại cổng nhà máy.

Tình trạng giảm phát đang càng làm gia tăng những thách thức chồng chất mà nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm nay. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài là một nguyên nhân khiến người tiêu dùng Trung Quốc “thắt lưng buộc bụng”. Các doanh nghiệp xuất khẩu của nước này đang trầy trật vì nhu cầu của các thị trường bên ngoài suy yếu. Thị trường chứng khoán lao dốc và niềm tin sứt mẻ vào nền kinh tế Trung Quốc khiến giới đầu tư quốc tế rút vốn.

Giảm phát là một vấn đề kinh tế nan giải, giá cả giảm bào mòn lợi nhuận doanh nghiệp và khuyến khích người tiêu dùng trì hoãn chi tiêu do kỳ vọng sẽ mua được hàng với giá rẻ hơn trong tương lai. Tình trạng này dẫn tới việc doanh nghiệp phải giảm giá bán hàng, trì hoãn việc tuyển dụng nhân công và đầu tư, từ đó gây áp lực giảm tiêu dùng, dẫn tới một vòng xoáy giảm phát. Rất ít nhà kinh tế trên thế giới kỳ vọng các nền kinh tế phát triển sẽ ghi nhận mức giảm giá hoàn toàn tương tự, tuy nhiên nhiều người cho rằng, giảm phát của Trung Quốc có thể có tác động đáng kể đến các thị trường mới nổi, đặc biệt là những thị trường có quan hệ thương mại lớn với Bắc Kinh.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, một số chuyên gia không cho rằng Trung Quốc sẽ rơi vào một vòng xoáy như vậy, và lạm phát sẽ trở lại với nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay nhờ chi tiêu của Chính phủ nước này vào cơ sở hạ tầng và các nỗ lực kích cầu khác. Nhà kinh tế trưởng của ING Lynn Song cho rằng, dữ liệu mới nhất có thể bị sai lệch do năm nay Tết Nguyên đán rơi vào tháng 2 chứ không phải tháng 1. Điều đó có nghĩa là nhu cầu thực phẩm của hộ gia đình có thể tăng trở lại sau khi dữ liệu của tháng tới tính đến kỳ nghỉ lễ.

Ông cho biết thêm, mặc dù khác xa so với mức lạm phát trên mục tiêu ở nhiều nền kinh tế khác, nhưng những con số này không có nghĩa là Trung Quốc đang mắc kẹt trong vòng xoáy giảm phát. Xem xét các hiệu ứng cơ bản thuận lợi hơn đối với dữ liệu của tháng 2 cho thấy, rất có thể dữ liệu của tháng 1 đánh dấu mức thấp nhất cho lạm phát so với cùng kỳ năm trước trong chu kỳ hiện tại.

Đe dọa đến thương mại toàn cầu

Với tình trạng hiện nay, các nhà kinh tế cho rằng, Trung Quốc có thể chắc chắn sẽ phải đối mặt với một thời kỳ giảm phát sâu và kéo dài. Việc tăng trưởng thu nhập chậm lại sẽ khiến người tiêu dùng nước này khó có thể vừa trả nợ vừa duy trì mức chi tiêu. Ngày càng nhiều người lao động đang dần chấp nhận thực trạng có công việc có thu nhập thấp hơn trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Lợi nhuận của các doanh nghiệp ở Trung Quốc cũng đang trên đà giảm, vì vậy những công ty đã vay nợ nhiều trở nên thận trọng hơn với việc đầu tư và tuyển dụng.

Trước đây, Trung Quốc từng trải qua những giai đoạn giá tiêu dùng giảm, điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính càn quét châu Á vào năm 1998 và năm 2009. Vào thời điểm đó, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã phản ứng bằng cách bơm vốn giá rẻ ồ ạt vào nền kinh tế thông qua hạ lãi suất và nới lỏng cho vay, nhờ đó mà tăng trưởng và lạm phát nhanh chóng quay trở lại.

Song, cũng chính các biện pháp kích cầu đó lại là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng “bong bóng” bất động sản. Do Chính phủ Trung Quốc không muốn gia tăng gánh nặng nợ nần trong nền kinh tế và tạo tiền đề cho những cuộc khủng hoảng trong tương lai, phản ứng chính sách của nước này hiện nay hạn chế hơn nhiều so với trước kia, thể hiện qua việc cắt giảm lãi suất dè dặt, các biện pháp hỗ trợ nhỏ giọt cho thị trường bất động sản như nới quy định về mua căn nhà thứ hai tại một số thành phố lớn.

Những điều này đồng nghĩa rằng giai đoạn tăng trưởng kinh tế yếu, đi kèm với giá cả đi ngang hoặc giảm ở Trung Quốc lần này có thể kéo dài thậm chí vài năm, cho tới khi các nhà hoạch định chính sách vứt bỏ được nỗi lo về một gói kích cầu quy mô lớn hoặc mức nợ trong nền kinh tế giảm xuống.

Hơn nữa, giảm phát ở Trung Quốc không phải là một tin tốt đối với phần còn lại của thế giới. Mặc dù giá hàng hóa từ Trung Quốc giảm xuống có thể giúp giải tỏa bớt áp lực lạm phát ở các quốc gia khác, nhưng điều này cũng có nghĩa thị trường thế giới có thể sẽ ngập trong hàng hóa giá rẻ mà các nhà máy Trung Quốc không thể bán được tại thị trường trong nước. Trong trường hợp này, các nhà sản xuất tại các quốc gia khác có thể không thể cạnh tranh được và dẫn tới leo thang căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và các nước khác.

Thế giới 24h

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: HĐBA sẽ họp khẩn cấp, Lebanon chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh
Quốc tế

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: HĐBA sẽ họp khẩn cấp, Lebanon chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh

Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc cho biết sẽ họp khẩn cấp vào ngày 20.9 về vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin ở Lebanon nhằm vào nhóm chiến binh Hezbollah, trong khi Thủ tướng nước này khẳng định Lebanon đang trong tình trạng chiến tranh và đã họp Nội các để chuẩn bị cho các kịch bản.

FED mạnh tay hạ lãi suất và tác động đối với các ngân hàng Trung ương
Quốc tế

FED mạnh tay hạ lãi suất và tác động đối với các ngân hàng Trung ương

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch Covid-19, với mức giảm mạnh tay là 0,5 điểm phần trăm. Quyết định này mở đầu cho giai đoạn nới lỏng tiền tệ của Mỹ và chắc chắn sẽ khuyến khích làn sóng tương tự ở nhiều quốc gia.

Thêm một làn sóng các vụ nổ mới ở Lebanon: Điều gì đã xảy ra?
Quốc tế

Thêm một làn sóng các vụ nổ mới ở Lebanon: Điều gì đã xảy ra?

Chỉ một ngày sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon, một loạt thiết bị điện tử khác đã phát nổ ngày 18.9 trong làn sóng thứ hai. Phía Lebanon cáo buộc Israel đứng đằng sau cả hai vụ tấn công. Diễn biến mới này đã làm gia tăng mối lo ngại rằng cuộc xung đột âm ỉ giữa hai bên có thể leo thang thành chiến tranh toàn diện; đồng thời khiến dư luận băn khoăn về khả năng các thiết bị bị xâm phạm, đặc biệt là sau khi các vụ đánh bom như vậy đã giết chết hoặc làm bị thương rất nhiều thường dân.

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng
Quốc tế

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng

Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương, bao gồm Đại diện ngoại giao của Iran tại Lebanon, khi các máy nhắn tin phát nổ tại các thành trì của Hezbollah trên khắp Lebanon trong một vụ nổ đồng thời chưa từng có. Hezbollah và Chính phủ Lebanon đổ lỗi cho Israel rằng đây là một cuộc tấn công từ xa tinh vi.

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed
Thế giới 24h

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có cuộc họp chính sách vào ngày 17 - 18.9. Các nhà phân tích và nhà đầu tư đang theo dõi từng diễn biến để xem Fed sẽ quyết định nới lỏng lãi suất đến mức nào, hứa hẹn sẽ tạo ra những chấn động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).