Trung Quốc giải cứu thị trường bất động sản

Theo hãng tin Bloomberg, Chính phủ Trung Quốc đang tăng tốc lên kế hoạch hỗ trợ tài chính để giải cứu các doanh nghiệp bất động sản đang gần bờ vực sụp đổ; dự kiến danh sách sẽ có 50 doanh nghiệp của lĩnh vực này.

“Ác mộng” trên thị trường địa ốc

Theo tờ Wall Street Journal, thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng hàng chục triệu căn nhà chưa xây xong nhưng đã được bán, và đến hiện tại chưa thể bàn giao cho người mua. Nếu giải quyết được vấn đề sẽ là chìa khóa giúp thị trường địa ốc nói riêng và nền kinh tế Trung Quốc nói chung được phục hồi. Tuy nhiên, đây không phải là bài toán dễ khi tình hình khó khăn đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Dự án chung cư của Country Garden ở thành phố Trấn Giang, Trung Quốc - Ảnh: AFP
Dự án chung cư của Country Garden ở thành phố Trấn Giang, Trung Quốc Ảnh: AFP

Theo đó, những người mua nhà trả trước chờ bàn giao nhà đang là chủ nợ lớn nhất của các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc. Trước khi khủng hoảng xảy ra, các chủ đầu tư đã bán trước căn hộ trong lúc các tòa nhà còn đang xây dở và hứa sẽ giao nhà sau 1 - 3 năm. Tiền thu về từ việc bán trước nhà là một nguồn vốn quan trọng đối với các doanh nghiệp. Chính phủ Trung Quốc đã ra chỉ đạo đối với các doanh nghiệp bất động sản, bao gồm cả các công ty rơi vào tình trạng căng thẳng tài chính, rằng họ cần ưu tiên việc hoàn thành dự án và giao nhà đã bán trước cho người mua.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc bị vỡ nỡ hoặc đang trên bờ vực phá sản. Tình trạng này càng làm gia tăng số dự án bị đình trệ, dẫn tới số căn hộ dang dở càng lớn hơn. Trong khi đó, người muốn mua nhà đã mất niềm tin vào thị trường vì lo sợ chủ đầu tư không đủ khả năng hoàn thành dự án, dẫn tới một vòng luẩn quẩn của giá nhà tụt dốc và càng có thêm nhiều doanh nghiệp bị đứt dòng tiền.  Đây là tâm lý chung vì các hộ gia đình đã phải chờ đợi hàng năm trời để nhận căn nhà mà họ đã mua, cũng như mong chờ một giải pháp rõ ràng hơn từ Chính phủ Trung Quốc.

Hiện chưa có một thống kê chính thức cụ thể nào về những căn nhà bán trước chưa hoàn thiện. Nhưng một thực tế tồi tệ cho thấy, 5 trong số các doanh nghiệp bất động sản lớn nhất của Trung Quốc đã bị vỡ nợ trái phiếu quốc tế có 266 tỷ USD nghĩa vụ nợ vào thời điểm cuối tháng 6.2023. Trong số này có 83 tỷ USD nghĩa vụ hợp đồng tại “gã khổng lồ” Country Garden (công ty này đã vỡ nợ trái phiếu quốc tế hồi tháng 10). Gần đây, Country Garden cho biết đã giao được 460.000 căn hộ trong năm nay. Nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc của ngân hàng đầu tư Nomura, ông Ting Lu cho biết, thị trường bất động sản đang có khoảng 20 triệu căn hộ chưa hoàn thiện mà đã được bán trước trên toàn nước. Và ước tính cần tới hơn 440 tỷ USD để có thể hoàn thiện số căn hộ này.

"Phao cứu sinh" từ chính phủ 

Theo hãng Bloomberg, trước thực trạng ngày càng nghiêm trọng hiện nay, Chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ cho phép ngân hàng thương mại cung cấp các khoản vay ngắn hạn không có bảo đảm cho các doanh nghiệp bất động sản được đưa vào danh sách hỗ trợ. Theo nguồn tin, các khoản vay hỗ trợ này sẽ được cấp bằng vốn lưu động của ngân hàng thương mại.

Không giống như các khoản vay khác mà doanh nghiệp bất động sản được vay (thường đòi hỏi tài sản thế chấp là đất đai hoặc tài sản khác của doanh nghiệp), kế hoạch cho vay mới này sẽ giúp các doanh nghiệp được vay mà không cần thế chấp, và vốn vay phải được sử dụng cho mục đích hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp được vay giải phóng được vốn phục vụ cho việc trả nợ.

Kế hoạch này là động thái đầu tiên của Chính phủ Trung Quốc trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp đang rơi vào tình cảnh khó khăn nhất trong cuộc khủng hoảng bất động sản đang diễn ra ở nước này. Hơn nữa, việc cung cấp các khoản vay là một phần trong gói hỗ trợ gồm các biện pháp mới nhằm vực dậy ngành bất động sản. Qua đó hỗ trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Kế hoạch cho vay không cần thế chấp đối với doanh nghiệp bất động sản bằng vốn lưu động của các ngân hàng thương mại có thể giúp giải toả bớt các thách thức về vốn đối với các chủ đầu tư địa ốc trong ngắn hạn. Tuy nhiên, hiện chưa rõ biện pháp này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng cũng như mức độ sẵn sàng của các chủ đầu tư trong việc trả nợ, nhất là đối với các chủ nợ trái phiếu nước ngoài vốn đang gánh thua lỗ hàng tỷ USD vì trái phiếu bất động sản Trung Quốc.

Ngoài ra, giới chức Trung Quốc cũng đang cân nhắc một cơ chế cho phép một ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ một doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn. Cụ thể, việc hỗ trợ sẽ được ngân hàng này thực hiện bằng cách phối hợp với các chủ nợ khác về kế hoạch cấp vốn cho doanh nghiệp. Và để có thể thực thi cơ chế như vậy sẽ đòi hỏi các nhà chức trách phải miễn trừ trách nhiệm của lãnh đạo ngân hàng đối với những khoản nợ xấu mà có thể phát sinh, vì mức độ rủi ro lớn.

Nếu gói hỗ trợ này được thông qua, đây sẽ là nỗ lực mạnh mẽ nhất của Trung Quốc từ trước đến nay nhằm lấp đầy khoảng trống 446 tỷ USD tiền vốn cần thiết để bình ổn thị trường bất động sản. Đồng thời giúp hoàn thiện các dự án căn hộ còn đang dang dở nhưng đã được bán.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng bất động sản đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế, cũng như đe doạ ổn định tài chính, Chính phủ Trung Quốc cũng đang nỗ lực thúc đẩy mạnh việc hỗ trợ nền kinh tế nói chung. Theo đó, hãng tin Bloomberg đã đưa ra một chỉ số đo giá cổ phiếu của các công ty bất động sản Trung Quốc ghi nhận tăng tới 8,2% trong phiên ngày 25.11. Giá trái phiếu USD của một số doanh nghiệp cũng tăng vọt trong tuần này, vì động thái hỗ trợ từ chính phủ.

Tuy nhiên, việc cứu doanh nghiệp nghiệp bất động sản cũng làm gia tăng gánh nặng đối với hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Ngành ngân hàng với quy mô 57 nghìn tỷ USD của Trung Quốc vốn đang trầy trật vì tỷ suất lợi nhuận giảm và khối nợ xấu lớn kỷ lục, trong khi chính phủ liên tục gia tăng sức ép đòi các ngân hàng tham gia vực dậy nền kinh tế và thị trường bất động sản. Biên lãi suất ròng của các ngân hàng thương mại Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp chưa từng thấy là 1,73% vào cuối tháng 9 vừa qua. Ngoài ra, dư nợ cho vay bất động sản tại các ngân hàng thương mại Trung Quốc tính theo kỳ 12 tháng cũng giảm lần đầu tiên trong lịch sử. Đây là dấu hiệu cho thấy sự thận trọng của các ngân hàng.

Các nhà chức trách hiện đang nỗ lực nhanh chóng hoàn tất danh sách 50 chủ đầu tư bất động sản để hỗ trợ tài chính, trong đó có Country Garden. Trong một tuyên bố hôm 22.11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã kêu gọi các ngân hàng tăng cường cấp vốn cho doanh nghiệp bất động sản để giảm rủi ro có thể xảy ra thêm các vụ vỡ nợ, cũng như bảo đảm các dự án được hoàn thiện nhanh chóng để bàn giao nhà cho người mua.

Quốc tế

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt giữ, điều chưa từng có tiền lệ
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt giữ, điều chưa từng có tiền lệ

Sáng 15.1, Tổng thống bị luận tội của Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã bị bắt giữ trong một chiến dịch thực thi pháp luật quy mô lớn tại khu phức hợp tổng thống, khiến ông trở thành vị tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc bị bắt giữ. Mặc dù kiên quyết khẳng định cơ quan chống tham nhũng không có thẩm quyền điều tra hành động của ông nhưng ông đã tuân thủ lệnh bắt giữ để tránh nguy cơ xảy ra xung đột bạo lực.

Sri Lanka nỗ lực thúc đẩy tài chính khí hậu
Quốc tế

Sri Lanka nỗ lực thúc đẩy tài chính khí hậu

Sri Lanka đã và đang đóng vai trò ngày càng tích cực trong diễn ngôn toàn cầu về tài chính khí hậu cho các nền kinh tế “dễ bị tổn thương”. Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake được kỳ vọng tập trung vào việc thiết lập các cơ chế thể chế cần thiết để duy trì những nỗ lực này.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sắp thành hiện thực
Thế giới 24h

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sắp thành hiện thực

Một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza dự kiến sẽ được công bố trong vài giờ tới sau khi đạt được "bước đột phá" vào lúc nửa đêm ngày 13.1 trong các cuộc đàm phán tại Doha với sự tham dự của các phái viên của cả tổng thống Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc năm 2025: Triển vọng và rủi ro
Quốc tế

Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc năm 2025: Triển vọng và rủi ro

Năm 2025 được kỳ vọng là một năm lạc quan cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc sau khi hai nước đã có bước đi mang tính bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi đường hướng mối quan hệ vốn được định hình ​​trong nửa thập kỷ qua. Lần đầu tiên trong lịch sử gần đây, sự thù địch đã lùi lại phía sau, nhường chỗ cho ý định hợp tác. Tuy nhiên, sự trở lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ ảnh hưởng tới tiến trình "tan băng" của mối quan hệ này.

Syria trước cơ hội bình thường hóa quan hệ với phương Tây
Thế giới 24h

Syria trước cơ hội bình thường hóa quan hệ với phương Tây

Bộ trưởng Ngoại giao các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ họp vào cuối tháng 1 để thảo luận về việc nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Syria. Các quốc gia phương Tây chủ chốt khác cũng đang có động thái tương tự. Đó là nội dung cuộc họp giữa các nhà ngoại giao EU và Ảrập về tương lai Syria, diễn ra hôm 12.1.

Trung Quốc công bố 16 biện pháp thúc đẩy tăng trưởng khu vực miền Trung
Quốc tế

Trung Quốc công bố 16 biện pháp thúc đẩy tăng trưởng khu vực miền Trung

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) vừa công bố 16 biện pháp trong năm lĩnh vực quan trọng để thúc đẩy sự trỗi dậy của khu vực trung tâm của đất nước trong kỷ nguyên mới. Những sáng kiến ​​này nhằm tăng cường vai trò của khu vực này như một trung tâm nội địa cạnh tranh cho kết nối toàn cầu, thúc đẩy việc bồi dưỡng và phát triển các lực lượng sản xuất chất lượng mới trong khu vực.

Dự báo kinh tế Trung Quốc năm 2025
Quốc tế

Dự báo kinh tế Trung Quốc năm 2025

Trung Quốc trong năm 2024 đã phải vật lộn với cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài, khối nợ của chính quyền địa phương và thị trường lao động trì trệ - những vấn đề làm suy yếu niềm tin vốn đã mong manh của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Triển vọng tương lai của Trung Quốc được dự báo tương đối ảm đạm và tờ Nikkei Asia đã đưa ra những điều mà thế giới quan tâm nhất về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm nay.

Ngân hàng sẽ phát hiện gian lận theo thời gian thực từ giữa năm 2025
Quốc tế

Ngân hàng sẽ phát hiện gian lận theo thời gian thực từ giữa năm 2025

Các tổ chức tài chính của Singapore sẽ phải triển khai tính năng phát hiện gian lận theo thời gian thực để kịp thời ngăn chặn nguy cơ tài khoản của khách hàng bị lừa đảo rút tiền, bắt đầu từ giữa năm 2025. Đây là khuyến nghị quan trọng đã được bổ sung vào Khung trách nhiệm chung (SRF), ​​được Cơ quan Tiền tệ Singapore triển khai vào ngày 16.12.2024, sau quá trình tham vấn công khai kéo dài hai tháng.

Quốc gia đầu tiên cho phép đóng băng tài khoản để bảo vệ nạn nhân
Nghị viện thế giới

Quốc gia đầu tiên cho phép đóng băng tài khoản để bảo vệ nạn nhân

Ngày 7.1.2025, Quốc hội Singapore đã thông qua luật mới với các biện pháp chưa từng có để bảo vệ nạn nhân của lừa đảo trực tuyến. Động thái pháp lý này đưa Singapore trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trao quyền cho cảnh sát có thể kiểm soát tài khoản ngân hàng cá nhân nhằm sớm ngăn chặn hành vi lừa đảo trực tuyến.

Damascus nối lại các chuyến bay quốc tế, nhiều nước hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria
Quốc tế

Vượt lên gian nan, tìm hướng đi mới

Sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ vào ngày 8.12.2024, chính quyền mới của Syria đối mặt với một nền kinh tế kiệt quệ do chiến tranh kéo dài và các lệnh trừng phạt quốc tế. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao và đồng nội tệ suy yếu nghiêm trọng, việc phục hồi nền kinh tế Syria trở thành thách thức lớn.

Trung Quốc mở rộng chương trình đổi hàng tiêu dùng để vực dậy nền kinh tế
Thế giới 24h

Trung Quốc mở rộng chương trình đổi hàng tiêu dùng để vực dậy nền kinh tế

Trung Quốc mới đây có thêm động thái thúc đẩy tiêu dùng, mở rộng trợ cấp theo chương trình đổi cũ lấy mới thiết bị gia dụng bao gồm máy điều hòa, máy giặt, nồi cơm điện... trong bối cảnh các thách thức bên ngoài gia tăng có thể đe dọa lĩnh vực xuất khẩu vốn đang giữ vai trò trụ cột cho nền kinh tế còn yếu của nước này.

Bước đi quan trọng
Quốc tế

Bước đi quan trọng

Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) khởi đầu năm 2025 bằng một bước tiến ngoạn mục với sự gia nhập của Indonesia - quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, đồng thời là nền kinh tế hàng đầu khu vực Ðông Nam Á. Giới quan sát nhận định, việc kết nạp Indonesia sẽ củng cố nỗ lực của khối nhằm nâng cao vị thế địa chính trị toàn cầu, cũng như tăng cường hợp tác ở Nam bán cầu.