Trung Quốc đặt cược vào “lực lượng sản xuất mới”

Trong thời gian gần đây, các nhà lãnh đạo và truyền thông Trung Quốc thường xuyên sử dụng cụm từ “lực lượng sản xuất mới” khi thảo luận về cách khôi phục và chuyển đổi nền kinh tế, vốn là một chủ đề cấp bách trong thời kỳ tăng trưởng chậm lại. Cụm từ này càng nổi bật hơn sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình xem đây là động lực cho “sự phát triển chất lượng cao” của nền kinh tế Trung Quốc.

Vậy nội hàm của cụm từ này là gì? Điều gì được truyền tải qua khái niệm mới này?

"Lực lượng sản xuất mới" là động lực của phát triển

Cụm từ “lực lượng sản xuất mới” được Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra lần đầu tiên trong chuyến thăm tỉnh Hắc Long Giang ở phía Đông Bắc Trung Quốc vào tháng 9 năm ngoái. Lúc đó, ông chỉ ra rằng, năng lượng mới, vật liệu mới và sản xuất công nghệ cao là những ngành công nghiệp cần trở thành “lực lượng sản xuất mới” của nền kinh tế. Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cho biết, sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình, chính quyền Hắc Long Giang công bố kế hoạch nhằm thúc đẩy nhanh việc hình thành lực lượng sản xuất mới. Tỉnh này xác định 24 ngành công nghiệp, với nhiều ngành liên kết với sản xuất công nghệ cao sẽ nhận được nhiều hỗ trợ hơn.

Sau đó, tại Hội nghị Công tác kinh tế trung ương tháng 12 ngoái, cụm từ này được đặt ở vị trí đầu tiên trong 9 nhiệm vụ kinh tế.

Trong chuyến thăm các công ty sản xuất thỏi niobium-titan, bán dẫn và phụ tùng ô tô ở Thiểm Tây, một tỉnh công nghiệp hóa mạnh mẽ ở phía tây bắc đất nước hồi tháng 1, Thủ tướng Lý Cường cũng kêu gọi tập trung vào “lực lượng sản xuất mới” để thúc đẩy nền kinh tế. Theo ông, các nhà sản xuất nên sẵn sàng chi tiền cho nghiên cứu và phát triển (R&D) để đưa cạnh tranh lên cấp độ hàng đầu trên thị trường toàn cầu.

Robot được sử dụng để kiểm tra hoạt động của cáp ngầm trong đường hầm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 23.12.2023. Ảnh: Tân Hoa Xã
Robot được sử dụng để kiểm tra hoạt động của cáp ngầm trong đường hầm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 23.12.2023. Ảnh: Tân Hoa Xã

Và trong phát biểu tại cuộc họp của Bộ Chính trị mới đây, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng Trung Quốc cần nỗ lực đẩy nhanh sự phát triển của “lực lượng sản xuất mới”, trong đó tập trung vào các động lực tăng trưởng mới dựa trên những đột phá và đổi mới về khoa học công nghệ.

Ông nhấn mạnh, sự đổi mới “độc đáo và đột phá” trong nước sẽ ươm tạo “các ngành công nghiệp mới, mô hình mới và động lực mới”, giúp đất nước đạt được sự tự chủ về khoa học và công nghệ để cạnh tranh ở các ngành công nghệ cốt lõi.

Với ý nghĩa là lực lượng đi đầu về đổi mới, lực lượng sản xuất mới có nghĩa là năng suất tiên tiến được giải phóng khỏi các mô hình tăng trưởng kinh tế truyền thống, bao gồm những đột phá liên tục trong khoa học và công nghệ cao, mang lại hiệu quả cao, chất lượng cao và thân thiện với môi trường và phù hợp với triết lý phát triển mới của đất nước trong kỷ nguyên chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo.

“Lực lượng này sẽ là động lực thúc đẩy Trung Quốc theo đuổi sự phát triển chất lượng cao, bảo đảm thành quả của tăng trưởng kinh tế đến được với người dân và giải phóng nền kinh tế khỏi những ràng buộc truyền thống”, Chủ tịch Tập Cận Bình nói hôm 31.1.

Vì sao cần chuyển đổi sang "lực lượng sản xuất mới"?

Trung Quốc hiện đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mới tập trung vào phát triển chất lượng cao. Đổi mới công nghệ là động lực mới trong chiến lược tăng trưởng nhằm giúp nền kinh tế tiến lên trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Nền kinh tế nước này vốn phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực bất động sản đã gặp khó khăn lớn trong những năm vừa qua. Thị trường bất động sản suy sụp, đầu tư tư nhân sụt giảm và dân số già hóa đã cản trở sự phục hồi kinh tế sau khi Bắc Kinh chấm dứt chính sách nghiêm ngặt kiểm soát đại dịch Covid-19 kéo dài 3 năm. Áp lực từ bên ngoài cũng là một thách thức, với nhu cầu toàn cầu suy yếu và các biện pháp hạn chế thương mại từ Mỹ kìm hãm triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc.

Cựu Thị trưởng thành phố Trùng Khánh Huang Qifan cho rằng, điểm nghẽn lớn nhất của Trung Quốc trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế nằm ở những hạn chế trong việc phát triển các dịch vụ sản xuất. "Các dịch vụ sản xuất" là một thuật ngữ chung mô tả các lĩnh vực và công nghệ được thiết kế chủ yếu để tăng cường sản xuất truyền thống chẳng hạn như điện toán đám mây hoặc tư vấn tài chính và pháp lý.

“Nếu bạn có một ngành sản xuất lớn nhưng tỷ trọng dịch vụ sản xuất thấp, bạn chỉ có thể sản xuất các sản phẩm có giá trị trung bình đến thấp. Điều này giống như việc xây dựng một bến cảng nhưng không có người điều hành”, ông Huang Qifan nói trong bài phát biểu về “lực lượng sản xuất mới” tại Quảng Châu hồi tháng 12 năm ngoái.

Chủ tịch Khoa khoa học chính trị của Đại học Texas ở San Antonio (Mỹ) Jon Taylor, người đã theo dõi chặt chẽ sự phát triển của khái niệm lực lượng sản xuất mới ở Trung Quốc, cho rằng việc sử dụng cụm từ này phản ánh giai đoạn tiếp theo của thương mại hóa công nghệ và khoa học để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi Trung Quốc tiếp tục theo đuổi mục tiêu tự lực về công nghệ cốt lõi.

Tự lực, tự cường về công nghệ cốt lõi

Tại nơi ra đời của cụm từ “lực lượng sản xuất mới”, du lịch gần đây đã chứng kiến sự bùng nổ. Từng là nơi gặp khó khăn về lượng du khách do mùa đông quá lạnh, nhưng vừa qua, Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ phía đông bắc tỉnh Hắc Long Giang, đã chứng kiến tổng doanh thu du lịch lên tới 5,9 tỷ NDT (828 triệu USD) được tạo ra bởi 3 triệu du khách trong 3 ngày đầu năm mới. Họ đổ về đây để tham dự Lễ hội băng của thành phố.

Thành công trong nỗ lực đổi mới thương hiệu và thu hút du khách của Cáp Nhĩ Tân nhằm tạo ra những công trình gắn liền với đặc trưng khí hậu, văn hóa và ẩm thực địa phương phản ánh nỗ lực phát triển lực lượng sản xuất mới và đón nhận sự phát triển đổi mới, hòa hợp, thân thiện môi trường, cởi mở và chia sẻ.

Rõ ràng trong quá trình chuyển đổi công nghiệp này, công nghệ giữ vai trò then chốt để phát triển lực lượng sản xuất mới. Dữ liệu từ Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho thấy tổng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Trung Quốc trong năm 2022 đã tăng 10,1% lên hơn 3 nghìn tỷ NDT so với năm trước, với 84% mức tăng trưởng này đến từ các doanh nghiệp. Đất nước này cũng đứng đầu thế giới về tổng số nhân sự R&D. Để thúc đẩy hơn nữa sự đổi mới và tăng tốc độ phát triển lực lượng sản xuất mới, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác khoa học công nghệ với hơn 160 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới về năng lượng sạch, trí tuệ nhân tạo và sinh học, y tế. Những khoản đầu tư vào R&D và quan hệ đối tác toàn cầu này đã được đền đáp.

Tháng 8 năm ngoái, Huawei, hãng viễn thông hàng đầu Trung Quốc cho ra mắt mẫu smartphone có khả năng kết nối Internet 5G, khiến cả thế giới chấn động.

Xe điện, pin năng lượng mặt trời và pin lithium-ion, được gọi là “ba sản phẩm mới” xanh và thâm dụng công nghệ của Trung Quốc, đã báo cáo tổng giá trị xuất khẩu là 1,06 nghìn tỷ NDT (150 tỷ USD) vào năm 2023, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhà sản xuất ô tô BYD có trụ sở tại Thâm Quyến, gã khổng lồ xe điện của Trung Quốc, đứng đầu thế giới về doanh số bán xe điện, lần đầu tiên vượt qua Tesla vào quý IV năm 2023.

Như ông Tập nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ xây dựng khả năng tự lực tự cường ở mức độ cao về khoa học và công nghệ, đồng thời tạo ra những đột phá trong các công nghệ cốt lõi. Hơn nữa, Trung Quốc đang chuẩn bị hồi sinh nền kinh tế kỹ thuật số, thúc đẩy các sáng kiến ​​xanh, cải cách quan hệ sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp năng động giữa giáo dục, khoa học và đào tạo nhân sự.

Sự trỗi dậy của lực lượng sản xuất mới báo hiệu một sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong bối cảnh kinh tế của Trung Quốc, thay thế các động lực tăng trưởng lỗi thời bằng những động lực năng động hơn và tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế bền vững và mạnh mẽ hơn trong những năm tới.

Quốc tế

Báo Mỹ Latin: Việt Nam đã sẵn sàng cho Lễ duyệt binh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Việt Nam và các nước

Báo Mỹ Latin: Việt Nam đã sẵn sàng cho Lễ duyệt binh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Cơ quan thông tấn Mỹ Latin đã có nhiều bài viết sâu rộng, khắc họa sinh động không khí chuẩn bị cho lễ diễu binh hoành tráng tại Thành phố Hồ Chí Minh - nơi cách đây nửa thế kỷ, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã khép lại cuộc trường chinh vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm
Thế giới 24h

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của hãng Thông tấn xã Mỹ Latin Prensa Latina, được Prensa Latina trích dẫn và đăng lại trong loạt bài nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới
Thế giới 24h

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra dự kiến sẽ xem xét kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế mới ở phía Bắc và Đông Bắc, trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế tại các khu vực nằm cách xa Hành lang kinh tế phía Đông (EEC), vốn đã được đầu tư mạnh mẽ trong mấy năm trở lại đây.

 Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng
Quốc tế

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng

Sự cố mất điện đã khiến phần lớn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cùng một phần Tây Nam nước Pháp bị tê liệt kể từ trưa ngày 28.4 (theo giờ địa phương). Hệ thống tàu điện ngầm, đường sắt bị gián đoạn, dịch vụ điện thoại bị "đóng băng", còn hệ thống đèn giao thông và máy rút tiền ATM đều ngừng hoạt động.

Nguồn: Shutterstock
Thế giới 24h

Bảo vệ người lao động trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số và ứng dụng AI, bảo vệ người lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là thước đo của sự tiến bộ xã hội; các chính sách bảo vệ người lao động đang được mở rộng để đáp ứng những thay đổi sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, từ bảo đảm mức lương đủ sống, môi trường làm việc an toàn, đến quyền lợi về bảo hiểm… Bảo vệ quyền lợi của người lao động là yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội công bằng, bền vững và nhân văn.

Canada hướng tới giấc mơ châu Á
Thế giới 24h

Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

Nguồn: fashionchinaagency.com
Nghị viện thế giới

Người bán và nền tảng số cùng chịu trách nhiệm

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển mình thành siêu cường thương mại điện tử (TMĐT) với thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự bùng nổ này kéo theo vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng lan rộng trên các nền tảng số. Nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng, Trung Quốc đã triển khai khung pháp lý nghiêm ngặt, yêu cầu các nền tảng tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm được giao dịch trực tuyến.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Liên tục hoàn thiện

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) trên toàn cầu không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, mà còn đặt ra những thách thức lớn về quản lý chất lượng hàng hóa. Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, thông tin sản phẩm sai lệch... ngày càng phổ biến khiến nhiều quốc gia buộc phải siết chặt hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì niềm tin vào môi trường mua sắm trực tuyến. Từ châu Âu đến châu Á, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh cho đến châu Phi và Trung Đông, các quy định pháp luật liên quan đến chất lượng hàng hóa trong TMĐT đang liên tục được cập nhật và hoàn thiện.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Nhiều quy định bảo vệ quyền lợi khách hàng

Tại Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, việc bảo vệ chất lượng hàng hóa trong môi trường thương mại điện tử (TMĐT) là nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật. Đất nước mặt trời mọc đã ban hành nhiều đạo luật và cơ chế kiểm soát để bảo đảm rằng, hàng hóa lưu thông qua nền tảng trực tuyến vẫn tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng như trong mô hình thương mại truyền thống.

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế
Quốc tế

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế

Việc thành lập Quỹ đầu tư quốc gia (SWF) Danantara, được xem như "công cụ" giúp Indonesia đạt được mục tiêu 8% tăng trưởng GDP hàng năm và chuyển đổi nền kinh tế. Song Danantara đã vấp phải nhiều tranh cãi do nguồn tài trợ của quỹ này đến từ một khoản tiền lớn trong ngân sách nhà nước và được giải phóng bởi chương trình thắt lưng buộc bụng của Chính phủ. Bất chấp tiềm năng chuyển đổi của quỹ, những vướng mắc liên tục giữa chính trị và rủi ro kinh doanh đang làm suy yếu thành công của Danantara.

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) là “con dao hai lưỡi” đối với tính bền vững của môi trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi vừa mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi các nước đang đẩy nhanh thiết kế các khung pháp lý về AI, những cân nhắc về khí hậu và nỗ lực giảm tác động đến môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình này. Để có thể tối ưu hóa lợi ích môi trường của AI trong khi vẫn giảm thiểu các rủi ro liên quan, các Chính phủ phải kết hợp các mục tiêu bao quát với mục tiêu cụ thể, để phối hợp trong cách tiếp cận của họ đối với AI và tính bền vững của môi trường.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.