Trung Quốc có thể lấp khoảng trống của Mỹ ở WHO?

Trong suốt hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã xây dựng một chương trình viện trợ y tế công cộng quy mô cho thế giới, được thúc đẩy mạnh mẽ hơn do đại dịch Covid-19. Khi Hoa Kỳ rút lui khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các chương trình viện trợ nhân đạo liên quan đến y tế công cộng, liệu Trung Quốc có thể thay thế vị trí này và củng cố hơn nữa ảnh hưởng trên toàn cầu?

“Con đường tơ lụa y tế”

Trong vòng hai tuần sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố Hoa Kỳ rút khỏi WHO, đồng thời đình chỉ toàn bộ các chương trình viện trợ nước ngoài để xem xét. Vào thời điểm thế giới đang phải đối mặt với những căng thẳng địa chính trị cao độ và nhiều cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, quyết định của Mỹ rút lui khỏi ngoại giao y tế toàn cầu - một lĩnh vực mà Washington từng được công nhận là quốc gia dẫn đầu - có thể làm giảm ảnh hưởng và danh tiếng của Hoa Kỳ cũng như làm suy yếu an ninh quốc gia.

b1.jpg
Lô vật tư y tế Trung Quốc gửi tới Nepal trong đợt đại dịch Covid-19. Ảnh: nepalitimes

Trong khi đó, theo Bộ dữ liệu Tài chính phát triển toàn cầu Trung Quốc (GCDF) của AidData, Trung Quốc đang đi ngược lại hướng của Hoa Kỳ, khi nước này tăng gấp đôi chương trình tiếp cận y tế toàn cầu thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) đặc trưng của mình, được biết đến với tên gọi Chương trình Con đường tơ lụa y tế. Chương trình này bao gồm nhiều sáng kiến y tế, từ các dự án từ xây dựng bệnh viện ở các nước đang phát triển đến chương trình cung cấp thiết bị phẫu thuật nhãn khoa. Trung Quốc đã hỗ trợ người tị nạn ở Trung Đông và châu Á, cung cấp thuốc sốt rét và thuốc AIDS cho các cộng đồng nghèo. Từ năm 2000 - 2014, Trung Quốc đã quyên góp tổng cộng 1,45 tỷ USD cho các nước đang phát triển, sau đó tăng lên 2,14 tỷ USD trong giai đoạn 2015 - 2019. Trong suốt 20 năm, Trung Quốc đã cử các đội y tế đến hơn 85 quốc gia để tham gia các chương trình y tế công cộng.

Ngoại giao Covid-19

Mặc dù vậy, danh mục viện trợ y tế của Trung Quốc cho đến năm 2019 vẫn khiêm tốn. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi kể từ năm 2020, thời điểm bùng phát đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Đứng trước những khó khăn về y tế do đại dịch đối với tất cả các quốc gia, từ phát triển đến kém phát triển trên toàn cầu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết quyên góp 2 tỷ USD cho công tác phòng, chống dịch bệnh tại Đại hội đồng WHO diễn ra vào tháng 5.2020. Chủ tịch Trung Quốc khi đó tuyên bố rằng, sau khi vaccine được phát triển, Bắc Kinh sẽ "cung cấp 2 tỷ liều" cho thế giới như một "hành động vì lợi ích công cộng toàn cầu".

Theo bản tóm tắt nghiên cứu về viện trợ y tế dựa trên dữ liệu của AidData, Trung Quốc đã vượt xa các mục tiêu này khi tăng gấp đôi số tiền cam kết ban đầu. Từ năm 2020 đến năm 2022, Trung Quốc đã đóng góp hơn 4,6 tỷ USD cho thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) và vaccine, vượt qua các nhà tài trợ hàng đầu là Hoa Kỳ (4,05 tỷ USD), Đức (3,64 tỷ USD) và Nhật Bản (2,50 tỷ USD), theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Trung Quốc cũng đã tài trợ hơn 239,1 triệu liều vaccine Covid-19 và tiêm chủng cho 2,3% dân số thế giới trong chiến dịch chống lại sự lây lan của đại dịch. Trong khi Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào các cơ quan chính phủ trung ương như Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Trung Quốc (CIDCA) và Bộ Thương mại (MOFCOM), thì nước này cũng tận dụng các chính quyền các địa phương cũng như các doanh nghiệp nhà nước lớn để thực hiện các chương trình viện trợ Covid-19.

Không chỉ là mệnh lệnh nhân đạo, thông qua ngoại giao Covid-19, Trung Quốc muốn nâng cao sức ảnh hưởng và sức mạnh mềm của mình. Các nhà nghiên cứu của AidData đã phân tích cách Trung Quốc cung cấp một lượng lớn viện trợ và tín dụng cho các quốc gia thu nhập thấp và trung bình (LMIC), vốn là chiến trường cạnh tranh quyền lực mềm giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Các phân tích của AidData cho thấy, Trung Quốc sẽ không tập trung viện trợ vào các "quốc gia có tham vọng lớn" nơi mà Trung Quốc có thể tác động đến tình cảm của công chúng hay lập trường của lãnh đạo. Thay vào đó, họ tập trung vào các quốc gia "có thể thay đổi". Phù hợp với phát hiện này, các số liệu cho thấy, 13 trong số 20 quốc gia nhận được nhiều viện trợ nhất của Trung Quốc về Covid-19, là các quốc gia “có thể thay đổi”, chẳng hạn như Nepal, Philippines và Indonesia, nơi Trung Quốc có khả năng tác động đến dư luận của công chúng và giới tinh hoa thông qua các hành động thiện chí.

Trong khi Hoa Kỳ chủ yếu dựa vào sáng kiến ​​COVAX để phân phối vaccine của mình, thì Trung Quốc chỉ chuyển khoảng 3% tổng số tiền quyên góp - tương đương 7,34 triệu liều vaccine - thông qua sáng kiến ​​COVAX. Thay vào đó, họ chọn cung cấp phần lớn viện trợ của mình theo phương thức song phương thông qua các thỏa thuận chính thức của Chính phủ. Trung Quốc dường như thích các chương trình song phương vì chúng có thể triển khai nhanh chóng và ít bị hạn chế về điều kiện, thời gian.

Khoảng trống để lại

Trong khi Trung Quốc đang ngày càng củng cố vai trò trong hoạt động ngoại giao y tế công cộng, Hoa Kỳ lại đang từ bỏ vị thế là nhà cung cấp viện trợ y tế "hào phóng" nhất thế giới. Trong đại dịch Covid-19, Hoa Kỳ từng cam kết 1,1 tỷ liều vaccine và đã cung cấp hơn 672 triệu liều cùng các thiết bị y tế khác vào cuối năm 2022.

Quyết định của Mỹ rút khỏi WHO sẽ để lại một khoảng trống lớn mà khó có quốc gia nào có khả năng thay thế trong ngắn hạn. Trên thực tế, Hoa Kỳ là nước đóng góp lớn nhất cho WHO: nước này chi tiêu vượt xa Trung Quốc về cả đóng góp bắt buộc của mỗi quốc gia thành viên dựa trên sự giàu có và đóng góp tự nguyện (chi tiêu tùy chọn được thiết kế cho các chương trình cụ thể). Ví dụ, vào năm 2024, Hoa Kỳ đóng góp khoảng 700 triệu USD cho khoản đóng góp tự nguyện, thì đóng góp của Trung Quốc chỉ dưới 30 triệu USD, chiếm 0,6% tổng số tiền đóng góp tự nguyện. Với việc Hoa Kỳ rút lui, WHO sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai nguồn quỹ điều trị các bệnh truyền nhiễm và cung cấp hỗ trợ y tế cho các cộng đồng dễ bị tổn thương.

Mặc dù Trung Quốc khó có thể lấp đầy hoàn toàn khoảng trống mà Hoa Kỳ để lại, nhưng vai trò ngày càng mở rộng của Trung Quốc trong lĩnh vực y tế toàn cầu và chương trình viện trợ Covid-19 khổng lồ của nước này chứng minh rằng Trung Quốc có khả năng thay thế Hoa Kỳ trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về y tế công cộng trong tương lai. Nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai, Trung Quốc có đủ điều kiện và tiềm lực để đảm nhận vị trí lãnh đạo và sử dụng chuỗi cung ứng tiên tiến của mình để cung cấp viện trợ y tế hào phóng hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Nếu đại dịch Covid-19 có dạy cho thế giới bài học gì, thì đó là: các cuộc khủng hoảng sức khỏe không có biên giới quốc gia. Bất kỳ vấn đề sức khỏe ở một quốc gia nếu không kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến quốc gia khác nếu không muốn nói có thể trở thành vấn đề của toàn nhân loại. Ngoài ra, một cuộc khủng hoảng y tế cũng có thể dẫn tới khủng hoảng kinh tế và trở thành vấn đề an ninh quốc gia. Vì những lý do này cũng như những lợi thế về danh tiếng đạt được, nước Mỹ, với tư cách là nền kinh tế lớn nhất thế giới, không nên bỏ rơi sứ mệnh nhân đạo của mình. Bởi hành động nhân đạo của Mỹ cũng là vì chính người Mỹ. Khi thế giới khỏe mạnh, nước Mỹ cũng thịnh vượng.

Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.

EU công bố Chương trình hành động AI: Tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Thế giới 24h

EU công bố Chương trình hành động AI: Tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Hôm 9.4, Ủy ban Châu Âu đã công bố Kế hoạch hành động của lục địa về trí tuệ nhân tạo để để chuyển đổi các ngành công nghiệp truyền thống mạnh mẽ của EU và nhóm nhân tài đặc biệt của châu Âu thành động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới và tăng tốc phát triển AI, triển khai các giải pháp AI có lợi cho xã hội và nền kinh tế. Điều này nhằm định vị Liên minh châu Âu như lãnh đạo toàn cầu về lĩnh vực công nghệ này.

Luật Điện mới của Jordan mở đường cho nền kinh tế hydro xanh
Thế giới 24h

Luật Điện mới của Jordan mở đường cho nền kinh tế hydro xanh

Jordan đang có những bước tiến táo bạo hướng tới tương lai năng lượng bền vững với Luật Điện mới đưa năng lượng tái tạo và hydro xanh vào trọng tâm của chiến lược năng lượng quốc gia. Luật này, thay thế luật tạm thời có hiệu lực từ năm 2002, được thiết kế để hiện đại hóa ngành điện của đất nước, thu hút đầu tư tư nhân và củng cố vị thế của Jordan như một trung tâm khu vực về đổi mới năng lượng sạch.

Luật mới về vay nợ của Kuwait: Bước ngoặt tài khóa?
Thế giới 24h

Luật mới về vay nợ của Kuwait: Bước ngoặt tài khóa?

Trong một động thái được đánh giá là có ý nghĩa chiến lược đối với tương lai tài chính quốc gia, Kuwait đã thông qua luật nợ mới vào tháng trước, nâng trần vay nợ từ 10 tỷ lên 30 tỷ dinar Kuwait - tương đương khoảng 99 tỷ USD. Luật mới này đánh dấu lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, Kuwait mở rộng quy mô vay nợ với mục tiêu giải quyết thâm hụt ngân sách, đồng thời thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng trong bối cảnh ngân sách quốc gia chịu áp lực nặng nề từ chi tiêu công và trợ cấp xã hội.