Trụ sở HĐND huyện Di Linh, Lâm Đồng: Công trình kiến trúc cổ giữa thủ phủ cao nguyên

Không phải ai cũng biết, trụ sở làm việc của Hội đồng Nhân dân huyện Di Linh trước kia là Tòa thị chính, hay còn gọi là Dinh Tỉnh trưởng tỉnh Đồng Nai Thượng. Đây là công trình kiến trúc hành chính cổ xưa nhất ở Tây Nguyên, đang lưu giữ những dấu ấn lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của huyện Di Linh giữa lòng cao nguyên hùng vĩ và đang được đề xuất công nhận di tích lịch sử văn hóa.

Lâm Đồng: Công trình kiến trúc cổ giữa thủ phủ cao nguyên -0
Tòa nhà Thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng nay là trụ sở Hội đồng Nhân dân huyện Di Linh

Theo sách “Lạc quan trên miền Thượng” của Linh mục Giuse Phùng Thanh Quan: Tháng 7.1890, bác sĩ Alexandre Yersin - người Thụy Điển, quốc tịch Pháp đã đặt chân đến vùng đất Di Linh theo lối đi từ Phan Rí lên. 9 năm sau, toàn quyền Đông Dương Paul Doumer cho thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng vào ngày 1.11.1899 và tỉnh lỵ đặt tại Djiring (Di Linh bây giờ). Địa danh Djiring đến năm 1958 được chính phủ Ngô Đình Diệm cho đổi thành Di Linh (cùng đổi tên đợt này có các địa danh: Bảo Lộc, Đơn Dương, Liên Khương thay cho tên cũ B’lao, D’ran, Liên Khàng).

Lâm Đồng: Công trình kiến trúc cổ giữa thủ phủ cao nguyên -0
Hệ thống cửa gỗ vẫn nguyên vẹn sau hơn 110 năm tồn tại

Việc xây cất tòa nhà Thị chính đầu tiên ở đây được giao cho Cunhac - trắc địa viên kiêm kiến trúc sư đảm nhiệm. Vật liệu xây cất lấy từ Phan Thiết và phải huy động rất đông người Thượng gùi vật liệu trên lưng (mỗi người độ 50kg) hoặc khiêng, vác đi bộ cả trăm km từ Phan Thiết, vượt qua đèo Gia Bắc ở độ cao hơn 1.200m... Tòa thị chính được xây dựng vào năm 1900 và hoàn thành năm 1903. Sau nhiều lần được chính quyền địa phương tu sửa vì xuống cấp, nay tòa nhà này đang là trụ sở làm việc của Hội đồng Nhân dân huyện Di Linh.

Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh Vũ Đức Nhuần cho biết: Tòa Thị chính có thiết kế 8 phòng, cao 2 tầng, diện tích sử dụng khoảng 200m2. Trên đỉnh Tòa thị chính có một ngọn tháp nhô lên cao tựa như chiếc đồng hồ hình hộp chữ nhật đứng, mang phong cách kiến trúc cổ điển châu Âu. Đây là công trình kiến trúc gắn với quá trình hình thành và phát triển của huyện Di Linh. Nếu xét về niên điểm thì Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng thuộc loại cổ nhất ở Tây Nguyên, trước cả Dinh Tỉnh trưởng Đắk Lắk (xây dựng năm 1907) và Dinh Tỉnh trưởng Đà Lạt (xây dựng năm 1916).

Lâm Đồng: Công trình kiến trúc cổ giữa thủ phủ cao nguyên -0
Công trình tọa lạc giữa cao nguyên Di Linh 

Công trình Tòa Thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng được bao bọc bởi vùng cà phê bát ngát cùng nhiều danh thắng khác như núi Brah Yang cao 1.874m, núi Yang Doan cao 1.812m, hồ Kala, thác Bobla... Đây thực sự là điểm đến hấp dẫn, thôi thúc bước chân du khách tìm về khám phá, trải nghiệm. Trong năm 2023, huyện Di Linh đã có văn bản đề xuất công nhận công trình Tòa Thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia. Khi đó, công trình Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng sẽ thành điểm nhấn du lịch của huyện Di Linh; đồng thời, huyện sẽ được hỗ trợ, hướng dẫn các bước cần thiết để bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị của công trình này. Và, một ngày không xa, người dân, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngắm công trình kiến trúc lịch sử trong không gian một trung tâm hành chính cấp huyện đẹp, luôn xanh mát và rực rỡ sắc hoa Di Linh.

Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...