Trọng tâm, trọng điểm trong tuyên truyền pháp luật

Báo chí không chỉ là cầu nối giữa pháp luật và người dân mà còn là một công cụ quan trọng trong việc xây dựng một xã hội pháp quyền, nơi mà mọi người đều hiểu và tuân thủ pháp luật. Để thực hiện tốt các vai trò này, báo chí cần phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phản ánh một cách khách quan, trung thực và không ngừng đổi mới công tác tuyên truyền. Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Tọa đàm "Báo chí và ngày Pháp luật Việt Nam", do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 5.11.

Nhiều hoạt động hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam

Theo ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp, để lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong toàn xã hội, Luật PBGDPL năm 2012 đã quy định ngày 9.11 - Ngày Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1946 là ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (Điều 8).

Ngày Pháp luật Việt Nam bắt nguồn từ một mô hình sinh hoạt pháp luật tập trung của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại tỉnh Hà Tây cũ, tỉnh Tiền Giang và Long An. Từ mô hình hiệu quả này, Hội đồng Phối hợp PBGDPL của Chính phủ trước đây và hiện nay là Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương cũng đã nhân rộng mô hình này, đề xuất đưa vào Luật PBGDPL.

Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì cuộc tọa đàm. Ảnh: Thảo Mộc
Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì cuộc tọa đàm. Ảnh: Thảo Mộc

Theo đó, ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức nhằm 3 mục đích. Thứ nhất là thượng tôn Hiến pháp, pháp luật; đề cao giá trị của Hiến pháp, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và giáo dục, tính chất thực thi pháp luật trong xã hội. Thứ hai, tôn vinh Hiến pháp, pháp luật bằng các hoạt động cụ thể để xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi, ứng xử phù hợp; bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong khuôn khổ pháp luật. Thứ ba, ngày Pháp luật Việt Nam cũng góp phần xây dựng một lối sống và làm việc tuân thủ pháp luật, nâng cao nhận thức pháp luật của mọi người dân.

Năm 2024 là năm thứ 12 triển khai ngày Pháp luật Việt Nam và Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương và Bộ Tư pháp đã ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch triển khai thực hiện. Hiện nay, nhiều bộ, ngành và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng ban hành kế hoạch, văn bản triển khai thi hành. Theo Phó Cục trưởng Phan Hồng Nguyên, ngày Pháp luật Việt Nam đã được các bộ, ngành, cơ quan địa phương thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực. Đây cũng là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng, làm cơ sở để triển khai có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, thiết thực nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, đóng góp thiết thực vào thành quả chung của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điển hình như thông tin, PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng Thông tin điện tử; tổ chức các cuộc thi và trao giải Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến, đặc biệt là các luật liên quan rất là chặt chẽ về đời sống hàng ngày của người dân và doanh nghiệp (Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về đất đai; pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Căn cước…). Bên cạnh đó, các địa phương cũng tổ chức nhiều tọa đàm, giao lưu, diễu hành, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tổ chức truyền thông về ngày Pháp luật thông qua pano, áp phích.

Đặc biệt, các cơ quan báo chí, truyền thông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa thông điệp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước về đổi mới tư duy trong xây dựng và thi hành pháp luật; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL với rất nhiều hoạt động truyền thông hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam, bảo đảm thông tin được phản ánh đầy đủ và kịp thời.

Đổi mới công tác tuyên truyền

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ ra một thực tế, về phương thức tuyên truyền, báo chí vẫn chủ yếu tuyên truyền ở trên các kênh truyền thống như báo viết, báo in hoặc trên báo điện tử. Tuy nhiên, quá trình tiếp cận với đối tượng vùng sâu, vùng xa đã cho thấy rằng, hình thức tuyên truyền về đồ họa, truyền thông Tik Tok, video clip ngắn rất lôi cuốn các đối tượng đặc thù, đặc biệt ở vùng dân tộc thiểu số hay công nhân khu công nghiệp - những đối tượng thường không dành nhiều thời gian để đọc thông tin.

Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp Phan Hồng Nguyên nhấn mạnh, Tọa đàm "Báo chí và ngày Pháp luật Việt Nam" được Bộ Tư pháp tổ chức sáng 5.11 nhằm truyền thông, lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật, lan tỏa thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật; chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Vì thế, thay vì những bài viết mang tính kinh điển như luật này ra sao, tác động như thế nào, có thể đổi mới phương thức tuyên truyền trên nền tảng mạng xã hội, tập trung tuyên truyền về những điểm mới, trọng tâm của Luật, chú trọng vào đối tượng đặc thù để tuyên truyền hiệu quả.

Ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết thêm, hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 126 triệu thuê bao điện thoại, trong đó, tài khoản mạng xã hội có khoảng 70 triệu. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, công tác tuyên truyền pháp luật tại các cơ quan báo chí cũng cần phải đổi mới. Bên cạnh đó, báo chí cần có bài viết chuyên sâu, phỏng vấn các chuyên gia nhằm giải thích và làm rõ các quy định pháp luật phức tạp, giúp người dân hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ của mình.

Để nâng cao nhận thức pháp luật của dân, báo chí cần đưa ra các tình huống thực tế, phân tích các vụ việc pháp lý nổi bật, từ đó giúp người dân hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật. Báo chí cần tạo diễn đàn thảo luận về các vấn đề pháp luật với các chuyên gia, nhà làm luật và công chúng có thể trao đổi ý kiến, góp phần vào việc hoàn thiện quy định pháp luật.

Theo các chuyên gia, có luật tác động rất lớn tới nhiều đối tượng nhưng cũng có những luật tác động tới rất ít đối tượng. Trong quá trình truyền thông, cần tập trung chuyên sâu và hỗ trợ chính đối tượng tác động để nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Mặt khác, trong truyền thông chính sách, bên cạnh việc tuyên truyền những chủ trương, những điểm mới hay lý do luật này được xây dựng, báo chí rất cần tuyên truyền về những phản hồi chính sách, những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực thi để từ đó có kiến nghị sửa đổi pháp luật.

Đại diện Bộ Tư pháp cho biết, năm 2025 sẽ là một năm có ý nghĩa quan trọng đối với ngành tư pháp, khi tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống ngành tư pháp. Trong năm này, Bộ Tư pháp sẽ tập trung triển khai nhiều hoạt động nhằm hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Với ý nghĩa quan trọng này, Bộ Tư pháp mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành, ủng hộ và tăng cường hơn nữa công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, cũng như đẩy mạnh các chuyên trang, chuyên mục nghiên cứu, bình luận chuyên sâu về xây dựng và thi hành pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Xã hội

Bạc Liêu có nhiều doanh nghiệp thủy sản, thu hút số lượng lớn lao động trên địa bàn tỉnh (Ảnh: Duy Anh)
Đời sống

Ngành lao động quyết tâm cao cho mục tiêu giảm nghèo

Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tỉnh Bạc Liêu đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, với mục tiêu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, thời gian qua, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, định hướng quan trọng.

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo
Xã hội

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo

Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV), những năm qua, nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có cơ hội phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo. Các tổ TKVV như những “cánh tay nối dài" góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khởi công xây nhà và tặng quà cho gia đình ông Nguyễn Văn Đồng, xóm Doi, xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) ngày 13.4.2024. (Ảnh: Khôi Nguyên)
Đời sống

Chắp cánh cho ước mơ vươn mình của người nghèo

Thời gian qua, nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo, huy động nguồn lực lớn của Nhà nước và nhân dân để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chương trình không đơn thuần là xây dựng lại những căn nhà mới, mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, mở ra con đường giúp người dân thoát nghèo và vươn lên thực hiện khát khao “vươn mình” của người nghèo. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn khoảng 170.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa thuộc đối tượng hỗ trợ, phải sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát… cần được hỗ trợ.

Cán bộ phường Phổ Vinh, Thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ của tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng
Xã hội

Ưu tiên xử lý văn bản, hồ sơ công việc toàn trình trên môi trường điện tử

Cơ quan nhà nước ưu tiên xử lý văn bản, hồ sơ công việc toàn trình trên môi trường điện tử, trừ văn bản, hồ sơ có chứa nội dung bí mật nhà nước; không xử lý đồng thời văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường điện tử và văn bản, hồ sơ giấy trừ trường hợp pháp luật yêu cầu phải có bản giấy.

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển
Đời sống

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển

Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ ngày 1.11.2024. Theo đó, nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển hợp tác xã được thực thi hứa hẹn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo sức bật mới cho khối kinh tế tập thể.

Tạo đồng thuận xã hội thúc đẩy hợp tác công tư
Giao thông

Tạo đồng thuận xã hội thúc đẩy hợp tác công tư

Trước bối cảnh doanh nghiệp ra sức đầu tư nguồn lực vào các dự án hợp tác công tư (PPP) theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, đặc biệt đối với lĩnh vực hạ tầng giao thông, những hành vi cản trở, nhũng nhiễu trong môi trường báo chí là biểu hiện của tình trạng lãng phí nguồn lực.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề
Môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề

Ngày 5.11, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã khai mạc Hội thảo quốc tế của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề "Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề".

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hà Thị Mỹ Dung dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.