Trình diễn thư pháp quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm”

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), hướng tới Ngày Di sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa - Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức triển lãm thư pháp quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm” từ ngày 31.8 - 25.9 tại Khu Thái Học, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Triển lãm nhằm giới thiệu và trình diễn nghệ thuật thư pháp quốc ngữ theo hướng hiện đại kết hợp với nghệ thuật sắp đặt cùng sự phối kết hợp với ánh sáng tạo nên hiệu ứng và cách nhìn mới về thư pháp quốc ngữ.

Triển lãm lựa chọn trưng bày 70 tác phẩm chính thức với nội dung, ý nghĩa, ý tưởng nghệ thuật cụ thể; 41 tác phẩm nhỏ được chọn lựa riêng, với tinh thần chắt lọc tinh hoa bút mực một cách ngẫu nhiên trong quá trình sáng tác. Số lượng tác phẩm nhỏ dùng để sắp đặt, trang trí, trưng bày kết hợp theo từng module là 693 bức. Tham gia triển lãm là 15 tác giả Bắc, Trung, Nam có chung tình yêu với thư pháp chữ Việt và mong muốn đem tình yêu ấy chia sẻ, lan tỏa tới nhiều người yêu chữ.

Nội dung các tác phẩm thư pháp, bao gồm các tác phẩm chính và các tác phẩm sắp đặt, đều được lấy cảm hứng từ nội dung thơ văn Quốc âm (chữ Nôm)/Quốc ngữ của các danh nhân trong lịch sử và văn học nước nhà như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh và nhiều danh nhân khác gắn bó hoặc có sáng tác về Thăng Long - Hà Nội, về Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Các tác giả viết và sáng tác còn sử dụng nội dung văn chương thời nay viết về Thăng Long và Hà Nội.

Giám tuyển triển lãm, thư pháp gia Xuân Như - Vũ Thanh Tùng (đốc giáo Nhân Mỹ học đường) cho biết, toàn bộ tác phẩm chính và nhỏ sắp đặt theo từng module trưng bày đều được soi sáng từ bên trong mang lại hiệu ứng xem - cảm mới cho công chúng. Từng con chữ, từng nét bút, từng vết mực được làm nổi bật và soi rõ bằng ánh sáng. Người xem có thể cảm nhận, tương tác hai chiều trực quan nhất vẻ đẹp của bút mực trên từng trang giấy. Các tác phẩm nhỏ trên mặt đất cùng với module chạy vòng xung quanh không gian trưng bày trên các ô cao mang hàm ý kết nối tác phẩm, kết nối tác giả, kết nối 3 miền, kết nối cộng đồng và công chúng trong một không gian tràn ngập chữ.

Theo thông tin từ Ban tổ chức, tại khai mạc triển lãm chiều 31.8 sẽ diễn ra màn trình diễn thư pháp từ 5 tác giả; ngày 14.9, sẽ diễn ra tọa đàm “Thư pháp quốc ngữ trong bối cảnh hiện nay - Thực trạng và hướng đi”.

Văn hóa - Thể thao

Gặp gỡ, tri ân và cùng nhau bứt phá
Văn hóa - Thể thao

Gặp gỡ, tri ân và cùng nhau bứt phá

Giải “Eximbank Golf Tournament 2024 – Lần thứ 2” đã chính thức diễn ra tại sân Heron Lake Golf Course & Resort, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là sự kiện đặc biệt nằm trong chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 35 năm thành lập Eximbank (17.1.1990 – 17.1.2025), một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển và khẳng định vị thế của ngân hàng.

Tác phẩm "Gióng" của Nguyễn Tư Nghiêm - Bảo vật quốc gia
Văn hóa - Thể thao

Người nối mạch nguồn cội với đương đại

Thuần thục các thủ pháp tạo hình châu Âu, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm đã sớm quay về với nguồn cội, lấy cảm hứng sáng tạo từ văn hóa dân gian và khéo léo kết hợp với kỹ thuật hiện đại để tạo nên một phong cách độc đáo. Điều đó khiến ông trở thành một biệt lệ trong các danh họa Việt Nam cùng thời và ảnh hưởng đến nhiều thế hệ họa sĩ.

Chương trình tôn vinh nét đặc sắc của văn hóa cố đô Huế
Văn hóa

Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô

Đêm nhạc Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô , với sự kết hợp giữa dàn nhạc giao hưởng, nhạc điện tử và nhạc truyền thống, sẽ diễn ra vào tối 19 - 20.10, tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế.

Giữ truyền thống và tạo sức sống mới cho làng nghề
Văn hóa - Thể thao

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Là “đất trăm nghề”, Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, thổi làn gió mới vào giá trị truyền thống; sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại không chỉ giúp bảo tồn bản sắc thủ đô, mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị, tìm lại sức sống cho làng nghề.