Trình diễn nghề thêu truyền thống và vẽ sáp ong của người Mông Hoa

Ngày 23.6, tại 51 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội, sẽ diễn ra trình diễn nghề thêu truyền thống và vẽ sáp ong của người Mông Hoa ở Tà Là Cáo, do Doanh nghiệp xã hội Craft Link tổ chức.

Thôn Tà Là Cáo nằm ở trung tâm xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Phụ nữ Mông Hoa ở Tà Là Cáo rất cần cù, chăm chỉ. Họ có kỹ năng thêu các hoa văn độc đáo và vẽ sáp ong để tạo nên những bộ trang phục truyền thống.

Trình diễn nghề thêu truyền thống và vẽ sáp ong của người Mông Hoa -0
Người Mông Hoa vẽ sáp ong trên nền vải màu xanh thay vì mầu trắng như các nhóm Mông khác. Nguồn: Craft Link

Bộ trang phục nữ truyền thống gồm có áo, váy và thắt lưng. Chiếc váy truyền thống của họ được ghép từ 3 phần chính: Phần trên cùng là vải lanh vẽ sáp ong, nhuộm chàm. Vải vẽ sáp ong của người Mông Hoa ở đây khá đặc biệt, họ vẽ trên nền vải màu xanh (thay vì màu trắng như các nhóm Mông khác), sau đó nhuộm chàm đậm. Sau khi hoàn thiện hoa văn sẽ có màu xanh nhạt hơn trên nền chàm, tuy không tương phản mạnh nhưng rất tinh tế.

Nếu không vẽ sáp ong thì họ dùng vải lanh trơn nhuộm chàm và chà sáp ong lên bề mặt vải cho mềm và bóng. Phần giữa váy được thêu trang trí kết hợp giữa phương pháp thêu dấu nhân và thêu ghép vải. Các họa tiết thêu truyền thống trên trang phục của người Mông Hoa ở thôn Tà Là Cáo, xã Sính Phình, Tủa Chùa, Điện Biên, vô cùng độc đáo và tinh tế. Màu sắc họ dùng chủ yếu là tông đỏ. Phần trang trí ghép vải cũng được đặt trên nền các ô vải đỏ hình chữ nhật: các miếng hoa văn hình tam giác nhỏ được cắt từ những mảnh vải màu xanh, vàng, trắng, tím hồng và khâu ghép, xoay chiều trên nền vải đỏ.

Do cách sắp xếp mảnh ghép của mỗi người khác nhau nên các hoa văn được tạo ra khá đa dạng. Điểm nổi bật trong cách trang trí này là sự cầu kỳ, khéo léo của người thêu. Các miếng vải nhỏ xíu nhưng được chị em Mông Hoa ghép chính xác tuyệt đối với các mũi khâu tinh xảo, hầu như không làm lộ chỉ thừa.

Trình diễn nghề thêu truyền thống và vẽ sáp ong của người Mông Hoa -0

Những nét đặc sắc này sẽ được giới thiệu trong sự kiện trình diễn nghề thêu truyền thống và vẽ sáp ong của người Mông Hoa. Tại đây, công chúng sẽ có dịp trò chuyện, lắng nghe những câu chuyện thú vị về nghề thủ công truyền thống và đặc trưng văn hóa của bà con dân tộc. Đặc biệt, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của nghệ nhân, mỗi người có thể khám phá, trải nghiệm kỹ thuật thêu, vẽ sáp ong và sáng tạo theo cách riêng của mình.

Các sản phẩm thêu tay và vẽ sáp ong của người Mông Hoa cũng được trưng bày và bán tại sự kiện. Mỗi sản phẩm đều là một tác phẩm nghệ thuật độc nhất, mang đậm dấu ấn văn hóa của đồng bào dân tộc.

Văn hóa

Ngoài tour đêm đền Hùng, Phú Thọ xây dựng các sản phẩm mới góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Văn hóa

Kết nối linh thiêng nguồn cội

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 không chỉ là dịp để tri ân công đức tổ tiên mà còn là cơ hội để Phú Thọ nâng tầm thương hiệu du lịch địa phương. Với sự cải tiến trong tổ chức lễ hội, đa dạng hóa trải nghiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng công nghệ số, Phú Thọ mong muốn mang đến lễ hội trang nghiêm, hấp dẫn, bảo đảm tính bền vững trong phát triển du lịch.

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Văn hóa - Thể thao

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Giỗ Tổ Hùng Vương vừa có giá trị văn hóa, vừa có giá trị tâm linh sâu sắc và ý nghĩa về sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi đây là biểu hiện linh thiêng, tập trung nhất về lòng yêu nước và sức mạnh đoàn kết trường tồn của dân tộc Việt Nam.

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu
Văn hóa - Thể thao

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu

Khởi nguồn từ vùng đất Tổ Phú Thọ, không gian tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lan tỏa theo hành trình người Việt mở cõi, cùng kiều bào ta ra thế giới. Vượt thời gian, địa lý và văn hóa, tín ngưỡng ấy trở thành sợi dây kết nối tâm linh bền chặt, hội tụ những trái tim con Lạc cháu Hồng hướng về cội nguồn.

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

TS. Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Chính Người từng ký Sắc lệnh cho viên chức công sở nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày Giỗ Tổ. Người cũng từng dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hà Nội và nhiều lần về thăm Đền Hùng, căn dặn tu sửa, gìn giữ di tích để con cháu cả nước về thăm viếng…

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!
Văn hóa - Thể thao

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần thời đại các Vua Hùng luôn tỏa sáng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới với khát vọng trở thành quốc gia hùng cường, thì giá trị từ ngày Giỗ Tổ không chỉ là sự trở về với cội nguồn, mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc.

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).