Trình diễn ánh sáng “Rực rỡ Thăng Long" đêm giao thừa

Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long với chủ đề “Một ngày kinh đô - Ngàn năm lịch sử” sẽ diễn ra vào 23h30 ngày 9.2 (đêm giao thừa) tại ngã ba Văn Cao, Hà Nội.

Chào đón xuân Giáp Thìn năm 2024, UBND quận Tây Hồ, Hà Nội, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật bằng 2024 thiết bị bay không người lái (drone) mang tên gọi "Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long" với chủ đề "Một ngày kinh đô - Ngàn năm lịch sử".

Trình diễn ánh sáng nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long
Lễ hội ánh sáng sẽ diễn ra vào đêm giao thừa, với màn trình diễn bằng 2024 thiết bị bay không người lái (drone). Ảnh: BTC

Lễ hội ánh sáng sẽ chính thức được diễn ra vào 23h30, ngày 9.2 (tức đêm giao thừa) tại khu vực ngã ba Văn Cao, Hồ Tây, Hà Nội. Toàn bộ cung đường Nguyễn Đình Thi - Trích Sài là nơi khán giả thưởng thức màn trình diễn ánh sáng. Ngay sau đó, từ 0h00 tới 0h15 giờ, ngày 10.2 (tức rạng sáng mùng 1.1 Tết), quận Tây Hồ cũng sẽ triển khai bắn pháo hoa tầm cao đón chào năm mới.

Chương trình trình diễn nghệ thuật sắp đặt gồm 11 tác phẩm là những câu chuyện kể về Hà Nội qua sự kết hợp của ánh sáng và âm nhạc. Sự tương tác này sẽ kết nối một cách trọn vẹn cảm xúc người xem qua màn kết pháo hoa rực rỡ tại Hồ Tây, để giao thừa sẽ trở thành sự kiện văn hóa tâm điểm của Thủ đô năm 2024. Đặc biệt, tạo hình ánh sáng rồng thời Lý cho năm Giáp Thìn trên mảnh đất Thăng Long là lời chúc sức khỏe, may mắn và thịnh vượng tới mọi người, mọi nhà trên mọi miền Tổ quốc.

Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung
Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung

Hòa chung không khí cả nước hướng về ngày Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cũng như chương trình Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025: “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” chủ đề Festival Huế 2025: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần. 

Soi mình trên dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Soi mình trên dải non sông

50 năm sau ngày thống nhất đất nước (1975), văn học Việt Nam đã trải qua những bước chuyển mình sâu sắc; từ áng văn thơ gắn liền với lịch sử chiến tranh đến những tác phẩm mang đậm hơi thở Đổi mới, văn học phản chiếu cả hiện thực lẫn khát vọng của một dân tộc trên hành trình hội nhập, vươn mình.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.