Triệu chứng mới của COVID-19 khi biến chủng JN.1 đang lan rộng

Hiện nay, rất ít bệnh nhân COVID-19 bị mất vị giác hoặc khứu giác khi nhiễm bệnh.

Triệu chứng mới của COVID-19 khi biến chủng JN.1 đang lan rộng -0
Nhiều người mắc COVID-19 cho biết họ bị mất ngủ (Ảnh minh họa: Freepik)

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, biến chủng COVID JN.1 đã lây lan nhanh chóng trong suốt tháng 12/2023 và hiện đã trở thành chủng vi rút lây lan phổ biến nhất trên khắp Hoa Kỳ. Số lượng ca mắc JN.1 cũng được ghi nhận là đang gia tăng ở Anh, Trung Quốc và Ấn Độ.

Các cơ quan y tế hiện không chắc chắn liệu việc bị nhiễm biến chủng JN.1 có biểu hiện ra các triệu chứng khác so với các biến chủng khác hay không.

CDC Hoa Kỳ cho biết “loại triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của chúng thường phụ thuộc nhiều vào khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể của một người hơn là loại biến chủng gây ra bệnh”.

Dữ liệu mới nhất từ ​​​​tháng 12.2023 của Văn phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh cho thấy các triệu chứng được báo cáo phổ biến nhất trong số những người khảo sát mắc bệnh COVID-19 bao gồm:

  • Chảy nước mũi: 31,1%
  • Ho: 22,9%
  • Đau đầu: 20,1%
  • Yếu hoặc mệt: 19,6%
  • Đau cơ: 15,8%
  • Viêm họng: 13,2%
  • Khó ngủ: 10,8%
  • Lo lắng hoặc căng thẳng: 10,5%

Nhiều triệu chứng phổ biến nhất, bao gồm sổ mũi và ho, đã được báo cáo ở những người mắc bệnh COVID-19 kể từ năm 2020, mặc dù chúng thường được báo cáo kèm theo một số triệu chứng mới, chẳng hạn như khó ngủ và lo lắng.

Điều đáng chú ý là việc mất vị giác và khứu giác – từng được coi là dấu hiệu hàng đầu nhận biết COVID-19 – nay chỉ được báo cáo bởi khoảng 2-3% số người nhiễm bệnh ở Anh.

Sự gia tăng đột ngột của biến chủng JN.1 cho thấy nó dễ lây truyền hơn hoặc có thể “trốn tránh” hệ thống miễn dịch của chúng ta tốt hơn. Tuy nhiên, tin tốt là hiện tại “không có bằng chứng nào cho thấy JN.1 nguy hiểm với sức khỏe cộng đồng hơn các biến chủng hiện đang lưu hành khác” – CDC Hoa Kỳ cho biết.

Hướng dẫn phòng chống COVID-19 hiện nay được đưa ra vẫn gần như giống với mọi khi: hãy thận trọng khi ra ngoài; nếu bạn có kết quả xét nghiệm dương tính thì tốt nhất bạn nên ở nhà, cách ly với những người khác trong ít nhất năm ngày.

CDC Hoa Kỳ lưu ý: “Điều quan trọng cần biết là các loại vắc xin, xét nghiệm và phương pháp điều trị hiện có vẫn có tác dụng tốt với biến chủng JN.1”.

Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.