Triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao”: Những nét chấm phá nghệ thuật cuộc sống mộc mạc, bình dị

Tối 26.5, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật, 16 Ngô Quyền, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” của hai họa sĩ: võ sư - họa sĩ Hướng Tâm Đường và họa sĩ Trần Nguyên Thế.

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 26.5 đến 4.6 tại tầng 1, Nhà triển lãm Mỹ thuật. “Câu chuyện vùng cao” là lời tự sự được hai họa sĩ kể bằng ngôn ngữ hội họa. Mỗi bức tranh là một câu chuyện, một góc nhìn về cuộc sống bình dị của người dân vùng cao, phản ánh rất chân thực cuộc sống sinh hoạt đời thường, những phong tục tập quán và chân dung những con người vùng cao mộc mạc, thật thà, chất phác, dung dị mà gần gũi, thân quen.

Qua những gam màu rực rỡ, những nét vẽ uyển chuyển, hai họa sĩ đã thổi hồn vào các tác phẩm, khiến cho người xem như được hòa mình vào với thiên nhiên và không gian sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng núi phía Bắc. Các bức tranh được thể hiện qua 2 chất liệu sơn dầu và sơn arcylic.

Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Những bức tranh trưng bày tại triển lãm “Câu chuyện vùng cao” được thể hiện qua 2 chất liệu sơn dầu và sơn arcylic (Ảnh: Xuân Quý)

“Câu chuyện vùng cao” là sự gặp gỡ của hai tâm hồn đồng điệu cảm xúc khi họa sĩ Hướng Tâm Đường và họa sĩ Trần Nguyên Thế từng là những người thầy giáo vùng cao. Họ yêu văn hóa, yêu con người vùng cao, cả tuổi thanh xuân của họ đã gắn bó với mảnh đất và con người vùng cao.

Chia sẻ tại lễ khai mạc, họa sĩ Hướng Tâm Đường cho biết, qua triển lãm “Câu chuyện vùng cao”, hai họa sĩ mong muốn giới thiệu tới công chúng yêu nghệ thuật hội họa, khán giả Thủ đô và bạn bè trong nước, quốc tế hiểu hơn về bản sắc văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp còn được gìn giữ của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc nói chung, đặc biệt là đồng bào người H’Mông vùng núi Cao nguyên đá Hà Giang, đồng bào người Dao huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

Bên cạnh đó, triển lãm “Câu chuyện vùng cao” cũng là lời tri ân đặc biệt, lời cảm ơn sâu sắc hai họa sĩ gửi tới đồng bào vùng cao yêu thương, nơi họ đã sống và làm việc.

Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Họa sĩ Hướng Tâm Đường chia sẻ tại lễ khai mạc triển lãm (Ảnh: Xuân Quý)

“Tôi muốn mời mọi người hãy về với quê hương Sơn Động về với đồng bào vùng cao yêu thương, để được cảm nhận vùng đất, con người vùng cao chân tình hiếu khách về với những nét văn hóa rất vùng cao”, họa sĩ Hướng Tâm Đường bày tỏ.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang) Lê Đức Thắng chia sẻ, Sơn Động là một huyện nghèo vùng cao của tỉnh Bắc Giang. Địa phương rất quan tâm đến phát triển, duy trì các phong tục tập quán, bảo tồn văn hóa, phát huy các giá trị văn hóa. Trong đó, các tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ cũng góp phần thực hiện điều này.

Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang) Lê Đức Thắng phát biểu (Ảnh: Xuân Quý)

Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Động Lê Đức Thắng bày tỏ mong muốn thông qua triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” có thể giới thiệu được những nét chấm phá, đặc trưng về vùng cao Sơn Động, Bắc Giang, đồng thời thu hút du khách tới thưởng lãm, tham quan mảnh đất vùng cao Sơn Động.

“Chúng tôi thực hiện phương châm phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trường, đồng thời phát huy giá trị văn hóa, đặc biệt là hướng tới du lịch bền vững, đáp ứng công ăn việc làm cho người dân để đến năm 2025, huyện Sơn Động thoát nghèo.

Qua triển lãm, chúng tôi cũng mong muốn lan tỏa, quảng bá hình ảnh đồng bào dân tộc Dao và rất mong rằng qua những nội dung này, đồng bào dân tộc Dao sẽ giữ gìn, phát huy hơn nữa giá trị truyền thống để chúng ta biến di sản thành tài sản cho các thế hệ mai sau”, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Động Lê Đức Thắng nhấn mạnh.

Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Lễ khai mạc triển lãm thu hút hàng trăm khách tham quan (Ảnh: Xuân Quý)

Trực tiếp có mặt tại triển lãm, anh Triệu Hữu Hương - người dân tộc Dao sinh sống tại thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, Bắc Giang đánh giá, các bức vẽ của họa sĩ rất chân thật, gần gũi, đã tái hiện chuẩn xác, sinh động về cuộc sống, phong tục tập quán của người Dao.

“Họa sĩ phải là người rất gần gũi với đồng bào dân tộc, hiểu về đời sống của chúng tôi mới có thể tái hiện được các bức tranh đẹp mà chân thực tới như vậy”, anh Hương nói.

Anh Triệu Hữu Hương cũng bày tỏ niềm hạnh phúc khi thông qua triển lãm này, đời sống và bản sắc dân tộc của bà con dân tộc Dao vùng cao Sơn Động được nhiều người quan tâm hơn.

Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Lễ khai mạc triển lãm có sự góp mặt của đồng bào người Dao ở bản Nà Hin, xã Vân Sơn và bản Mậu, thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Ảnh: Xuân Quý)
Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Bà con cùng tái hiện lễ cầu mùa của đồng bào dân tộc Dao (Ảnh: Xuân Quý)

Lễ khai mạc triển lãm có sự góp mặt của câu lạc bộ văn nghệ đồng bào người Dao ở bản Nà Hin, xã Vân Sơn và bản Mậu, thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động. Bà con mặc trang phục truyền thống, cùng tái hiện lễ cầu mùa của đồng bào dân tộc Dao. Lễ cầu mùa được đồng bào người Dao tổ chức với ý nghĩa gửi gắm những ước nguyện về một vụ mùa bội thu, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, Ngô, thóc đầy bồ, người người mạnh khỏe, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Võ sư - họa sĩ Nguyễn Chí Hướng (Hướng Tâm Đường) sinh năm 1979. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Giang năm 1999, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc họa Trung ương năm 2004 (hệ tại chức tại Bắc Giang), tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương năm 2013 (hệ chính quy).

Từ năm 1999 đến 2015, ông là giáo viên tại một số trường tiểu học, phổ thông cơ sở tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Họa sĩ Hướng Tâm Đường hiện đang công tác tại Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sơn Động, là hội viên Hội Mỹ thuật Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Giang.

Ông từng đoạt giải Nhì tại Triển lãm tranh Bắc Giang lần thứ nhất năm 2021, tham gia các cuộc triển triển lãm tỉnh và khu vực Tây Bắc - Việt Bắc năm 2022, 2023; được bằng khen của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Giang năm 2023.

Họa sĩ Trần Nguyên Thế sinh năm 1980, quê TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ thuật Trung ương năm 2004, tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương  năm 2013 (hệ tại chức tại Hà Giang)

Từ năm 2007 đến 2017, họa sĩ Trần Nguyên Thế là giáo viên tại trường PTDTBT THCS xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Ông là hội viên Hội Mỹ thuật Văn học Nghệ thuật tỉnh Tuyên Quang 2007, hội viên Hội Mỹ thuật Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Giang 2008, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam 2016.

Họa sĩ Trần Nguyên Thế từng tham gia các cuộc triển lãm và được bằng khen của hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Giang, bằng khen của Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số năm 2013, 2014, 2015.

Một số hình ảnh tại lễ khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao”:

Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao” -0
Ảnh: Xuân Quý

Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung
Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung

Hòa chung không khí cả nước hướng về ngày Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cũng như chương trình Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025: “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” chủ đề Festival Huế 2025: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần. 

Soi mình trên dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Soi mình trên dải non sông

50 năm sau ngày thống nhất đất nước (1975), văn học Việt Nam đã trải qua những bước chuyển mình sâu sắc; từ áng văn thơ gắn liền với lịch sử chiến tranh đến những tác phẩm mang đậm hơi thở Đổi mới, văn học phản chiếu cả hiện thực lẫn khát vọng của một dân tộc trên hành trình hội nhập, vươn mình.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.