Triển lãm hình ảnh nữ quân nhân Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Sáng 25.10, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã khai mạc triển lãm ảnh “Nữ quân nhân Việt Nam trong hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc”. Đây là triển lãm đầu tiên giới thiệu những hình ảnh sống động về các nữ quân nhân mũ nồi xanh của Việt Nam, mang đến câu chuyện đầy cảm xúc về sự hy sinh, lòng dũng cảm và tinh thần quốc tế cao cả của phụ nữ Việt Nam.

Triển lãm do Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức.

12-5180-3335.jpg
Các đại biểu tại Lễ khai mạc triển lãm ảnh “Nữ quân nhân Việt Nam trong hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc” sáng 25.10

Thúc đẩy hơn nữa vai trò, tiếng nói của phụ nữ

Phát biểu khai mạc triển lãm, Phó Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Đại tá Mạc Đức Trọng, cho biết, Việt Nam là quốc gia luôn quan tâm sâu sắc đến vấn đề bình đẳng giới, quyền của phụ nữ và trẻ em gái và đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực này. Đặc biệt, ở nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đầu tiên, Việt Nam đã chủ trì xây dựng và thúc đẩy thông qua Nghị quyết 1889 (2009) của Hội đồng Bảo an về Phụ nữ, hòa bình và an ninh. Trong đó đóng góp thực chất nhất là yêu cầu xây dựng bộ chỉ số để theo dõi và đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 1325 (2000) HĐBA.

trong-5320-2838.jpg
Từ trái sang: Phó Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Đại tá Mạc Đức Trọng; bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam; bà Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Theo Đại tá Mạc Đức Trọng, thực tiễn văn hóa, lịch sử của Việt Nam cũng thể hiện rõ vai trò của phụ nữ trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong cách ứng xử với các vấn đề an ninh của đất nước. Qua đó góp thêm tiếng nói làm rõ hơn mối liên hệ giữa phụ nữ và hòa bình, an ninh, giải quyết xung đột.

"Chính vì vậy, từ trước khi bắt đầu chính thức tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc vào năm 2014, Việt Nam đã tích cực nghiên cứu, tìm hiểu nhằm ủng hộ và tuân thủ các sáng kiến của Liên Hợp Quốc như Hành động vì hòa bình (A4P), Phòng chống bóc lột và lạm dụng tình dục và đặc biệt là Phụ nữ, hòa bình và an ninh. Bên cạnh đó, Việt Nam luôn chú trọng các vấn đề bình đẳng giới, nâng cao tỷ lệ nữ quân nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ và những vấn đề nhức nhối như lạm dụng và bóc lột tình dục để từng bước thúc đẩy, nâng cao sự tham gia của Phụ nữ vào trong lĩnh vực này.

71-3009-4796.jpg
Đồng chí Thiếu tá Vũ Thị Hương Thùy, Quan sát viên quân sự tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình LHQ Nam Sudan: Tự hào và vững tin Tổ quốc luôn đồng hành

Đặc biệt, gần đây nhất, vào đầu tháng 8.2024, Việt Nam đã ban hành Chương trình hành động quốc gia đầu tiên về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh. "Đây là một định hướng chính sách quan trọng, khẳng định quyết tâm và cam kết của Việt Nam trong việc bảo đảm và thúc đẩy hơn nữa vai trò, tiếng nói của phụ nữ, đặc biệt trong lĩnh vực hòa bình và an ninh, nơi mà hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc thuộc về", Đại tá Mạc Đức Trọng nhấn mạnh.

Trên cơ sở đó, tháng 1.2018, Việt Nam đã triển khai thành công nữ sĩ quan đầu tiên tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc với nhiệm vụ sĩ quan tham mưu tác chiến tại Sở chỉ huy Phái bộ UNMISS. Cũng trong năm 2018, Việt Nam lần đầu tiên triển khai thành công Bệnh viện dã chiến cấp 2 tới UNMISS với 10/63 cán bộ, nhân viên là nữ, chiếm 15,9%, cao hơn mức kỳ vọng 15% của Liên Hợp Quốc tại thời điểm đó. Đặc biệt, với đơn vị có tính đặc thù như Đội Công binh, tỷ lệ nữ của đa số các nước cử quân trên thế giới là 0% hoặc tốt hơn là 3 - 5% nhưng ngay từ thê đội 1 của Đội Công binh Việt Nam đã đạt tỷ lệ gần 12% và tiếp tục duy trì cho các thê đội tiếp theo.

16-3549-880.jpg
Nữ quân nhân gìn giữ hòa bình Việt Nam bên cạnh biểu tượng hòa bình, khát khao cống hiến vì sự nghiệp gìn giữ hòa bình LHQ

Tính đến hiện tại, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã triển khai 18/119 lượt nữ quân nhân theo hình thức cá nhân, chiếm tỷ lệ 15,12%. Tỷ lệ nữ triển khai theo hình thức đơn vị là 129/930, đạt 13,87%. Việt Nam phấn đấu duy trì tỷ lệ nữ ngày càng tăng theo mục tiêu của Liên Hợp Quốc đề ra.

Nữ quân nhân của Việt Nam được triển khai đến các Phái bộ thực địa của Liên Hợp Quốc thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như sĩ quan tham mưu về tác chiến, tình báo, huấn luyện, điều phối quân dân sự, hậu cần, quân lương, trang bị, quan sát viên quân sự, sỹ quan liên lạc. Đối với đội hình đơn vị, các nữ quân nhân Việt Nam đảm nhiệm công tác chỉ huy Bệnh viện dã chiến, quản lý hậu cần, công tác tham mưu hành chính, công binh, quân y và cả bảo vệ lực lượng. Nhiều nữ quân nhân Việt Nam đã và đang thực hiện nhiệm vụ tại các Phái bộ có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và khi kết thúc nhiệm kỳ công tác được Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, Lãnh đạo Phái bộ đánh giá cao, tặng thưởng huân huy chương và được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tại sự kiện, thay mặt Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Trần Lan Phương chia sẻ, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm, đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiến thức và kỹ năng quân sự chuyên môn sâu, giỏi ngoại ngữ, có phẩm chất đạo đức, kỹ năng sinh tồn…

15-3826-3479.jpg
Nữ quân nhân ĐCB3 tặng quà cho trẻ em địa phương tại Khu vực Abyei

Đối với các nữ quân nhân, những khó khăn, thách thức này lại càng lớn hơn do đặc thù về giới. Vượt qua những rào cản khó khăn đó, lực lượng nữ quân nhân xung phong lên đường với một khí thế quyết tâm, đến những miền đất xa xôi như Cộng hòa Trung phi, Nam Sudan, Khu vực Abyei… Đảm nhiệm nhiều vị trí công tác khác nhau tại các phái bộ, Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Việt Nam nói chung cũng như các nữ quân nhân Việt Nam nói riêng, được đánh giá cao về tính chuyên nghiệp, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, khả năng thích ứng với các yêu cầu khác nhau của công việc.

"Các chị là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam thời đại mới, không chỉ giữ gìn và nhân lên giá trị truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam mà còn thể hiện sự dũng cảm, bản lĩnh, trí tuệ, khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, sẵn sàng thích ứng với mọi điều kiện, kể cả những môi trường làm việc khó khăn nhất. Các chị là những Đại sứ của đất nước Việt Nam thân thiện, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế", bà Trần Lan Phương cho hay.

Sự kiên cường, tinh thần nhân văn của nữ quân nhân Việt Nam

Triển lãm “Nữ quân nhân Việt Nam trong hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc” giới thiệu gần 100 bức ảnh do chính những quân nhân Việt Nam trực tiếp tham gia hoạt động tại các Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc thực hiện. Các tác phẩm không chỉ tôn vinh đóng góp của các nữ quân nhân, mà còn mang đến cơ hội để công chúng hiểu rõ hơn về hành trình gian nan và đầy ý nghĩa của họ tại những phái bộ xa xôi. Những bức ảnh cũng là bằng chứng sống động cho thấy lòng dũng cảm, sự kiên cường và tinh thần nhân văn của các nữ quân nhân Việt Nam.

14-3989-6123.jpg
Đại biểu tham quan triển lãm ảnh “Nữ quân nhân Việt Nam trong hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc”

Nhiều bức ảnh thể hiện mong muốn sâu sắc về hòa bình của dân tộc Việt Nam - một dân tộc đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt và hiểu rất rõ giá trị to lớn của hòa bình. Khát vọng này được các nữ quân nhân Việt Nam mang theo trong thực thi sứ mệnh tại những vùng xung đột, góp phần xây dựng nền hòa bình bền vững.

xx-524-1224.jpg
Nữ quân nhân Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc phải đối mặt với nhiều khó khăn

Có những bức ảnh phản ánh rõ những khó khăn và thách thức mà các nữ quân nhân phải đối mặt, từ khi đăng ký tuyển chọn, qua quá trình huấn luyện khắc nghiệt cho đến khi thực hiện nhiệm vụ ở phái bộ, trong đó nhiều nữ quân nhân phải tạm gác lại cuộc sống gia đình và vượt qua trở ngại cá nhân để cống hiến cho sứ mệnh quốc tế cao đẹp.

Bên cạnh đó, một số bức ảnh cho thấy sự gần gũi và sẻ chia của nữ quân nhân Việt Nam với nhân dân địa phương thông qua các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa và an sinh xã hội. Dù ở xa Tổ quốc, các chị vẫn mang theo phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tinh thần nhân ái và trách nhiệm, kết nối tình hữu nghị giữa các dân tộc và lan tỏa những giá trị tốt đẹp của hòa bình.

cc-9291-4991.jpg
Nữ quân nhân gìn giữ hòa bình Việt Nam lan tỏa hình ảnh đất nước và phụ nữ Việt Nam nhân ngày Quốc tế Phụ nữ tại Cộng hòa Trung Phi

Xem triển lãm, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Trần Lan Phương bày tỏ niềm tự hào về các tấm gương phụ nữ được lựa chọn và giới thiệu tại đây và tin tưởng rằng các tác phẩm và câu chuyện xung quanh đó sẽ góp phần truyền tải những thông điệp cụ thể về nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, về sự cống hiến tâm huyết của phụ nữ cho sự nghiệp gìn giữ, thúc đẩy hòa bình và ổn định ở những vùng đất xa xôi, qua đó góp phần khẳng định một điều rằng phụ nữ là một phần quan trọng không thể thiếu trong tiến trình hòa bình và chính trị.

13-9467-4514.jpg
Tọa đàm giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm của các nữ quân nhân từng tham gia các Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Trong khuôn khổ chương trình đã diễn ra tọa đàm giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm của các nữ quân nhân từng tham gia các Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Nguyên Chỉ huy trưởng Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Phái bộ UNISFA, nguyên Đội trưởng Đội Công binh số 1 (ĐCB1), Đại tá Mạc Đức Trọng chia sẻ rất vui khi được lan tỏa hình ảnh văn hóa, tinh thần bộ đội Cụ Hồ, đặc biệt là các nữ quân nhân đến bạn bè thế giới. "Nữ quân nhân Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho các hoạt động gìn giữ hòa bình tại các nước châu Phi xa xôi. Mặc dù gánh vác nhiệm vụ nặng nề nhưng các chiến sĩ vẫn lồng ghép sao cho tham gia tối đa các nhiệm vụ. Qua đó, khẳng định trách nhiệm vượt khó của quân đội Việt Nam, trong đó có các nữ quân nhân. Các cuộc tiếp xúc với nhân dân địa phương là cơ hội để các chiến sĩ ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ còn thực hiện các công việc nhân đạo, san sẻ yêu thương tới những người kém may mắn...".

Với Trung tá Nguyễn Thị Hồng Quyên, Phó Chủ nhiệm khoa Nội chung, Bệnh viện Quân y 5, Cục Hậu cần - Kỹ thuật, nguyên Giám đốc Bệnh viện dã chiến cấp 1 (BVDC1), ĐCB1 tại Phái bộ UNISFA, người đảm nhiệm vai trò bảo đảm sức khỏe cho bộ đội làm đường, phòng chống dịch bệnh. Chị cũng sẵn sàng ứng cứu cho người dân địa phương khi có tình huống khẩn cấp xảy ra dưới sự chỉ đạo của Phái bộ, như: khám bệnh từ thiện, hỗ trợ nhân đạo thuốc, vật tư y tế giúp đỡ cho bệnh viện địa phương, quyên góp tiền mua đồ dùng học tập cho trẻ em mẫu giáo, mua sữa cho các bà mẹ mới sinh, hướng dẫn và giúp đỡ phụ nữ địa phương trồng rau…

Nhớ lại những khó khăn từng gặp Phái bộ UNISFA, chị Quyên cảm thấy mình may mắn đã được tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình trong đội hình ĐCB1. Chúng tôi luôn ý thức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã được Đảng, Nhà nước, Quân đội giao phó; chung sức, chung lòng, năng động, sáng tạo khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành công việc.

Trung úy, quân nhân chuyên nghiệp Lê Thị Diệu Hoa, nguyên nhân viên dược BVDC1, ĐCB1; nguyên nhân viên hành chính ĐCB2, người có hai nhiệm kỳ công tác thành công tại Phái bộ cho biết đã được truyền cảm hứng khi xem hình ảnh, phóng sự về cống hiến của các chiến sĩ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. "Tôi nghĩ tại sao mình không cống hiến, trải nghiệm và đóng góp công sức vào các hoạt động đầy ý nghĩa này. Đó là lý do tôi tham gia hai nhiệm kỳ công tác để góp phần thể hiện vẻ đẹp con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình trong mắt bạn bè quốc tế".

41-2044-8226.jpg

Thượng tá Đỗ Thị Hằng Nga, Phó Trưởng ban Phụ nữ Quân đội, nữ sĩ quan đầu tiên của Việt Nam tham gia Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan (Phái bộ UNMISS), với vai trò Sĩ quan Tham mưu giám sát các hoạt động quân sự, từ tháng 1.2018 - 1.2019.

Sau nhiệm kỳ đầu tiên rất thành công, Thượng tá Đỗ Thị Hằng Nga tiếp tục được Bộ Quốc phòng và Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam tin tưởng, giao đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4, thực hiện nhiệm vụ tại Bentiu, Nam Sudan, từ tháng 5.2022 - 7.2023. Nhìn lại hành trình qua hai nhiệm kỳ, chị cho biết nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc đời quân ngũ. Tại đây chị đã có cơ hội được học tập, chuẩn bị kỹ càng mọi mặt về năng lực ngoại ngữ, trình độ chuyên môn gìn giữ hòa bình, về đối ngoại quốc phòng cũng như các kỹ năng sinh tồn ngoài thực địa và kinh nghiệm công tác tại địa bàn khi xa Tổ quốc.

Hằng Nga mong muốn là người truyền cảm hứng cho chị em phụ nữ và có cơ hội góp phần thúc đẩy các hoạt động của nữ quân nhân trong Quân đội, nhất là trong hoạt động đối ngoại quân sự quốc phòng, ngoại giao nhân dân, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông...

Chuẩn bị tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình với vai trò Quan sát viên quân sự tại Phái bộ UNMISS vào tháng 12 tới đây, Đại úy Vũ Nguyệt Anh, chia sẻ khi tham gia bất kỳ nhiệm vụ quốc tế nào, bản thân tôi luôn tâm niệm phải tuân thủ điều lệ huấn luyện an toàn của một quân nhân, tuân thủ pháp luật của nước sở tại. "Trong môi trường đa quốc gia, đa văn hóa, việc giữ hình ảnh của quân đội, của đất nước tôi luôn đặt lên hàng đầu. Từng tham gia khoa học quan sát viên quân sự tại Canada, tôi được cung cấp nhiều kiến thức, kỹ năng về nhiệm vụ tới đây tôi sẽ đảm nhiệm tại Nam Sudan. Các bài học thật quý giá đó thôi thúc tôi hoàn thiện hơn để có thêm kinh nghiệm làm việc, truyền lửa cho đồng nghiệp trong nhiệm kỳ tới".

18-6289-124.jpg

Cũng tại sự kiện, các sĩ quan Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam đã trao kỷ vật được tặng bởi nhân dân địa phương tại các Phái bộ cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Một số hình ảnh giới thiệu tại triển lãm:

n-347-7717.jpg
Nữ quân nhân ĐCB1 chào tạm biệt người thân trước khi lên đường thực hiện nhiệm vụ
81-7874-6941.jpg
51-7951-775.jpg
21-6211-7828.jpg
22-1953-8728.jpg

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.