Triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư và xây dựng chương trình sức khỏe người di cư Việt Nam

- Thứ Năm, 25/11/2021, 15:05 - Chia sẻ
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới, Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 đã nhấn mạnh bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có dịch vụ y tế- dân số. Tuy vậy thực tế hiện nay, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19, không ít người, trong đó có nhóm lao động di cư rất khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, đòi hỏi cần sớm có Chương trình chăm sóc sức khỏe cho người di cư. Đây là một trong những vấn đề được đề cập trong Triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư và xây dựng chương trình sức khỏe người di cư Việt Nam giữa Bộ Y tế với Phái đoàn di cư quốc tế (IOM), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Di cư là một hiện tượng mang tính toàn cầu. Trên thế giới hiện có khoảng 272 triệu người di cư trong tổng dân số hơn 7 tỷ người. 2/3 trong tổng số người di cư là lao động di cư. Tại Việt Nam, với khoảng 98 triệu người, Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số đứng thứ 15 trên thế giới, thứ 8 châu Á và thứ 3 cộng đồng ASEAN.

Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với 65,4 triệu người trong độ tuổi lao động (15-16 tuổi), chiếm 68% tổng dân số. Số lượng dân số trong độ tuổi lao động lớn, mang đến nhiều lợi thế cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nhưng cũng tác động đến các dòng di cư tại Việt Nam.

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới, Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 đã nhấn mạnh bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có dịch vụ y tế- dân số.

các diễn giả tại Hội thảo
Các diễn giả trả lời các câu hỏi tại Hội thảo

Nhằm tăng cường hợp tác, thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện, đa ngành, tối ưu hóa lợi ích của di cư, đồng thời giảm thiểu những rủi ro của quá trình này, Liên hợp quốc đã thông qua Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự. Ngày 20.3.2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTG ban hành Kế hoạch triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc. Ngày 31.12.2020, Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số 5608/ QĐ-BYT để triển khai Thỏa thuận này trong lĩnh vực y tế.

Có thể thấy, người di cư khỏe mạnh là lực lượng lao động quan trọng góp phần phát triển KT-XH đất nước, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa. Người di cư khỏe mạnh là lực lượng lao động quan trọng góp phần phát triển KT-XH đất nước, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa. Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người di cư là tổng hòa các mối quan hệ, hợp tác giữa các bên liên quan. Theo đó, tháng 5.2021, Bộ Y tế đã thành lập nhóm Kỹ thuật sức khỏe người di cư Việt Nam với sự tham gia của các Bộ, ngành, các cơ quan của Liên hợp quốc. Mục tiêu chính của Nhóm là hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật, chia sẻ, kết nối giữa các bên liên quan trong việc xây dựng các chính sách, chương trình, dự án liên quan đến sức khỏe người di cư trong lĩnh vực y tế- dân số. 

Mới đây, khi lấy ý kiến đóng góp vào việc xây dựng chương trình sức khỏe người di cư tại Việt Nam, Trưởng Phái đoàn di cư quốc tế tại Việt Nam Mihyung Park cho biết: “Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự lấy sức khỏe người di cư làm ưu tiên xuyên suốt với việc đề cập đến vấn đề sức khỏe và tiếp cận với hệ thống chăm sóc sức khỏe trong một số mục tiêu của Thỏa thuận. Cùng với Chương trình nghị sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và Nghị quyết của Hội đồng Y tế thế giới, việc thực hiện Thỏa thuận toàn cầu mang đến cơ hội to lớn trong việc nâng cao sức khỏe người di cư và thúc đẩy các quan hệ đối tác cũng như chính sách đa ngành có liên quan”.

Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Bộ Y tế Nguyễn Doãn Tú
Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Bộ Y tế Nguyễn Doãn Tú phát biểu tại hội thảo

Theo khảo sát về tiếp cận thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người Việt Nam ở nước ngoài trong thời kỳ đại dịch COVID-19 của các chuyên gia về Thực thi và Phát triển Dự án Sức khỏe Di cư, Tổ chức Di cư Quốc tế cho thấy, người di cư Việt Nam tại Nhật Bản, Hàn Quốc đang gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe. Trong đó khó khăn lớn nhất là ngôn ngữ, thiếu kiến thức về quyền lợi của bảo hiểm y tế khi xét nghiệm và điều trị COVID-19, chi phí xét nghiệm và điều trị COVID-19 cao, thiếu hợp đồng lao động chính thức, nguồn thông tin chính thống bị hạn chế…

Cũng theo nghiên cứu tình trạng Di cư và sức khỏe người di cư Việt Nam của GS.TS Nguyễn Đình Cử, khoảng 5 năm trở lại đây, dòng người Việt Nam di cư ra nước ngoài theo diện đầu tư ngày càng nhiều, người di cư đa số có độ tuổi 20-39, chủ yếu là nữ với tỉ lệ khoảng 55%. Trong đó, sức khỏe người di cư trong nước chịu nhiều rủi do hơn người không di cư do sống ở nơi có mật độ cao, dễ lây truyền dịch bệnh. Người di cư kết hôn muộn dẫn đến quan hệ tình dục không được bảo vệ. Bên cạnh đó, người di cư thiếu thông tin về môi trường mới, chưa có hộ khẩu, chưa có bảo hiểm y tế…

Bà Mihyung Park, trưởng phái đoàn Di cư quốc tế tại Việt Nam, phát biểu khai mạc hội thảo
Trưởng Phái đoàn di cư quốc tế tại Việt Nam Mihyung Park phát biểu khai mạc hội thảo.

Các chuyên gia xã hội học cho rằng, để bảo đảm tất cả mọi người được tiếp cận với dịch vụ y tế, đặc biệt là đối với nhóm lao động di cư, người sử dụng lao động hỗ trợ phúc lợi xã hội cho người lao động nhập cư, chính phủ các nước xem xét thực hiện chính sách linh hoạt cho người lao động nhập cư, các công ty và dịch vụ môi giới cần chuẩn bị tốt hơn cho những người lao động nhập cư về ngôn ngữ, kỹ năng thích ứng xã hội, kỹ năng tìm kiếm thông ti. Đặc biệt “Nhà nước sớm có chương trình bảo vệ chăm sóc sức khỏe người di cư để tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, xóa đói, giảm nghèo...”-  GS. TS Nguyễn Đình Cử nhấn mạnh.

Trưởng phái đoàn Di cư quốc tế tại Việt Nam Mihyung Park cũng nhận định: "Cần đẩy mạnh nghiên cứu khảo sát một cách kịp thời để đưa ra những giải pháp chăm sóc sức khỏe cho người di cư trong những biến cố đại dịch như đại dịch COVID-19 vừa qua".

Theo Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), di cư là một hiện tượng mang tính toàn cầu. Trên thế giới hiện có khoảng 272 triệu người di cư trong tổng dân số hơn 7 tỷ người. 2/3 trong tổng số người di cư là lao động di cư. Tại Việt Nam, với khoảng 98 triệu người, Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số đứng thứ 15 thế giới, thứ 8 Châu Á và thứ 3 cộng đồng ASEAN. Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với 65,4 triệu người trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi), chiếm 68% tổng dân số. Số lượng dân số trong độ tuổi lao động lớn, mang đến nhiều lợi thế cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nhưng cũng tác động đến các dòng di cư tại Việt Nam.

 

Bảo Hân