Triển khai thi công cầu dây văng lớn thứ hai ở Việt Nam

Ngày 9.12, Ban Quản lý dự án 85, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Lễ triển khai thi công gói thầu 15-XL thi công xây dựng cầu Đại Ngãi 1 và đường dẫn 2 đầu cầu, thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi.

Đây là công trình cầu dây văng có khẩu độ nhịp lớn thứ hai ở Việt Nam, được thực hiện bởi Liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu.

deo-ca-912.jpg
Các đại biểu bấm nút triển khai thi công gói thầu 15-XL

Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi nằm trên Quốc lộ 60 có chiều dài 15km, điểm đầu giao với Quốc lộ 54 thuộc địa phận xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh; điểm cuối giao Quốc lộ Nam sông Hậu thuộc địa phận xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Đây là dự án nhóm A, công trình giao thông đường bộ cấp đặc biệt, có vốn đầu tư 7.962 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, do Ban Quản lý dự án 85, Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư. Toàn dự án có 5 nút giao, 7 cầu, chia làm 4 gói thầu.

Trong đó, gói thầu 15-XL thi công xây dựng cầu Đại Ngãi 1 và đường dẫn 2 đầu cầu có tổng giá trị xây lắp 3.907 tỷ đồng. Cầu Đại Ngãi 1 có chiều dài hơn 3km, phần cầu chính dài 2,59km, rộng 21,5m đi qua luồng Định An của sông Hậu. Phần cầu chính dạng dây văng có 2 trụ tháp dạng chữ A cao 110m (tính từ mặt cầu), sơ đồ nhịp chính (210+450+210)m.

Theo Quyết định số 3665/QĐ-BQLDA85 ngày 3.12.2024 phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, Gói thầu 15-XL được thực hiện bởi liên danh nhà thầu CTCP Tập đoàn Đèo Cả - CTCP Xây dựng và lắp máy Trung Nam - CTCP Đầu tư và xây dựng Thái Yên - CTCP Tập đoàn Thành Long - CTCP Xây dựng hạ tầng Bắc Trung Nam - CTCP Đầu tư xây dựng hạ tầng Khang Nguyên - CTCP Xây dựng và đầu tư 492 - Công ty TNHH Tập đoàn Định An, do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu, với thời gian thực hiện 1.250 ngày, dự kiến hoàn thành tháng 6.2028.

Tại lễ triển khai thi công gói thầu 15-XL, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh đánh giá cao năng lực, kinh nghiệm của liên danh nhà thầu, đặc biệt là Đèo Cả. “Chúng tôi hoàn toàn yên tâm bởi vì các nhà thầu này đã thi công nhiều công trình từ Bắc đến Nam, trong đó có Đèo Cả đã từng thi công cầu vượt biển ở Quảng Ninh. Tôi tin tưởng với năng lực của các nhà thầu này, cầu Đại Ngãi 1 sẽ hoàn thành vượt tiến độ”, Bộ trưởng nói.

deo-ca-912-2421.jpg
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh nghe báo cáo kế hoạch triển khai gói thầu 15-XL

Ông Trần Hồng Minh nhận định, khi hoàn thành cầu Đại Ngãi sẽ cùng với cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, cầu Cổ Chiên nâng cao năng lực vận tải cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tạo kết nối giao thông thuận tiện giữa các tỉnh duyên hải phía Nam và với TP. Hồ Chí Minh, rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí vận tải, mở rộng giao thương và phá bỏ thế độc đạo của Quốc lộ 1A. Theo tính toán, tuyến cầu Đại Ngãi giúp rút ngắn khoảng 80km so với tuyến Quốc lộ 1A khi di chuyển từ Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu về TP. Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Tấn Đông – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cho biết, ngay sau khi trúng thầu, liên danh Đèo Cả đã triển khai nhân sự đến tiếp cận hiện trường, xây dựng văn phòng điều hành dự án, huy động máy móc thiết bị chuyên dụng đến công trường để triển khai thi công ngay sau lễ triển khai.

“Để “đón đầu” các dự án cầu lớn có tính chất kỹ thuật phức tạp, dự án đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị… Tập đoàn Đèo Cả đã tổ chức các chuyến công tác nghiên cứu, học hỏi mô hình, giải pháp thi công từ các quốc gia Nhật Bản, Trung quốc, Pháp, Đan Mạch… đồng thời kết nối hợp lực các nhà thầu có năng lực trong nước, mời các chuyên gia đầu ngành tham gia tư vấn như PGS. TS Hoàng Hà - Nguyên Vụ trưởng Vụ khoa học Công nghệ (Bộ GTVT), Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam; Chuyên gia Siah Chee Seng đến từ Malaysia với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cầu đường, từng trực tiếp tham gia thực hiện các dự án cầu dây văng lớn tại Pháp, Nhật Bản”, ông Đông cho biết.

Tại Việt Nam hiện vẫn chưa có trung tâm, cơ sở thí nghiệm đặc thù để kiểm soát chất lượng, các tác động, ảnh hưởng của các cấp độ gió, cấp độ động đất lên công trình cầu dây văng, cầu dây võng lớn vì vốn đầu tư lớn.Tập đoàn Đèo Cả đã phối hợp với Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả (Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh) tổ chức đoàn công tác sang Đan Mạch làm việc trực tiếp với Công ty SOH Wind Engineering - đơn vị hàng đầu thế giới về thử nghiệm tác động gió và phân tích ảnh hưởng của khí động học lên công trình đầu dây văng. Mục tiêu hợp tác hướng đến triển khai phòng thí nghiệm hầm gió đầu tiên tại Việt Nam, nghiên cứu từng bước chuyển giao công nghệ và kết hợp đào tạo nhân lực lĩnh vực này.

Ông Đông cho biết thêm, Tập đoàn Đèo Cả đang có kế hoạch cùng các nhà thầu trong liên danh và một số đối tác quan tâm cùng tham gia đầu tư phòng thí nghiệm hầm gió đầu tiên tại Việt Nam để chủ động các hoạt động thử nghiệm, kiểm tra, kiểm định khí động học công trình ngay trong nước thay vì phụ thuộc vào nước ngoài.

deo-ca-912-7619.jpg

Trong chuyên đề "Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động, tự lực hơn nữa, đặc biệt tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Với tinh thần đó, Tập đoàn Đèo Cả đã lấy công trường làm thao trường, lấy giảng đường đại học làm bệ phóng tri thức, chú trọng phát triển đội ngũ công nhân lành nghề, kỹ sư thực chiến, và nhà quản lý chuyên nghiệp, mạnh dạn chiêu mộ các chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm trong ứng dụng công nghệ tiên tiến thi công và quản lý các dự án cầu lớn, đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị… với chế độ đãi ngộ cao.

Là doanh nghiệp dẫn đầu trong nước về thi công hầm đường bộ xuyên núi, Đèo Cả đã làm chủ công nghệ khoan hầm NATM từ Áo, đồng thời nghiên cứu cải tiến thành phương pháp đào hầm “hệ Đèo Cả”. Những bước đi hướng đến làm chủ các công nghệ thi công trong lĩnh vực hạ tầng giao thông cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang vươn mình để lớn lên cùng đất nước, là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp Việt củng cố năng lực tham gia thi công các dự án quy mô lớn như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Giao thông

Công ty Đường sắt Phú Khánh có "thất hứa" trong vụ việc đóng, mở nút giao qua đường sắt vào mỏ đá Hòn Giốc Mơ?
Giao thông

Công ty Đường sắt Phú Khánh có "thất hứa" trong vụ việc đóng, mở nút giao qua đường sắt vào mỏ đá Hòn Giốc Mơ?

Từ năm 2014 đến nay, qua nhiều lần đối thoại thế nhưng người dân tại thôn Ninh Đức, xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) vẫn không đồng thuận việc đóng đường dân sinh cắt ngang đường sắt tại Km1288+088. Người dân cho rằng, việc đóng tuyến đường trên và bị "ép" đi chung đường vào mỏ đá Hòn Giốc Mơ tại Km1288+320 tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. 

Lực lượng cảnh sát giao thông sẵn sàng xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
Giao thông

Xử lý nghiêm vi phạm về trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc

Thời điểm dịp cuối năm lưu lượng xe nhiều, nhất là trên các tuyến cao tốc, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Một số hành vi vi phạm chính: vi phạm về tốc độ; dừng đỗ không đúng quy định; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp; đi không đúng phần đường; chuyển làn không đúng quy định; tránh, vượt, không tuân thủ quy định khi vào đường cao tốc…

 Làm tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật và quản lý cảng, bến
Giao thông

Làm tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật và quản lý cảng, bến

Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hiện đang quản lý 16 tuyến luồng quốc gia với chiều dài 365,8 km thuộc địa bàn các tỉnh, thành phố Hải Phòng, một phần của tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương. Theo đó, tổng số cảng, bến được công bố trong phạm vi quản lý là 55 cảng, 90 bến. Trong 11 tháng đầu năm 2024, các đơn vị thuộc Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I đã tiếp nhận 30.725 lượt với khối lượng hàng hoá thông qua là 58,8 triệu tấn.

Công an tỉnh Vĩnh Phúc quyết liệt triển khai các biện pháp giảm tai nạn, vi phạm giao thông trong lứa tuổi học sinh
Giao thông

Công an tỉnh Vĩnh Phúc quyết liệt triển khai các biện pháp giảm tai nạn, vi phạm giao thông trong lứa tuổi học sinh

Qua 2 tháng triển khai thực hiện Cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể, phân công cho các đơn vị thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ với mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông, đưa việc chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông trong lứa tuổi học sinh đi vào nề nếp.

Những trợ lực để Vietnam Airlines phát triển bền vững
Giao thông

Những trợ lực để Vietnam Airlines phát triển bền vững

Với các giải pháp tự thân, chiến lược chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh, lãnh đạo Vietnam Airlines tự tin sẽ giúp hãng tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Để nhanh chóng phục hồi và phát triển bền vững đến năm 2035, Vietnam Airlines mong muốn cơ quan quản lý cho phép chào bán thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu; kiến nghị Quốc hội cho phép Chính phủ giao các doanh nghiệp nhà nước có tiềm lực tài chính thay mặt Chính phủ mua cổ phần tại Vietnam Airlines.

Bộ Giao thông Vận tải thông tin về các trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam
Xã hội

Bộ Giao thông Vận tải thông tin về các trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Bộ Giao thông Vận tải đã có thông cáo báo chí về vị trí các trạm dừng nghỉ tạm phục vụ nhu cầu thiết yếu trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Theo đó, tuyến đường cao tốc Bắc - Nam từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh có 10 trạm dừng nghỉ, trong đó có 3 trạm đang khai thác và 7 trạm khai thác tạm.

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi
Giao thông

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi

Dự báo của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, nằm trong xu thế phục hồi chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thị trường hàng không Việt Nam sẽ đạt mức phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2024, với tốc độ tăng trưởng được dự báo ở mức bình quân 5 - 6%/năm; theo đó, đến năm 2035, thị trường hàng không Việt Nam đạt khoảng 150 triệu khách, xấp xỉ 1,9 lần so với quy mô năm 2019 và đạt 200 triệu khách vào năm 2040, tăng 2,4 lần.