Triển khai đồng bộ Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về đội ngũ doanh nhân

Trước khi có Nghị quyết số 41-NQ/TW, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách có lợi và mở đường cho kinh tế tư nhân phát triển nhưng lãnh đạo cơ sở ở nhiều nơi vẫn chưa quán triệt được tinh thần đó. Do vậy, chúng tôi mong Nghị quyết mới được thực hiện xuyên suốt, đồng bộ trong cả nhận thức và hành động”, Phó Tổng thư ký Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam NGUYỄN TIẾN THẮNG nói.

Dấu mốc cho khởi đầu mới

- Ở góc độ vừa là đại diện Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam, vừa trực tiếp điều hành doanh nghiệp tư nhân, ông đón nhận Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (Nghị quyết số 41-NQ/TW) như thế nào?

Nghị quyết cần được triển khai đồng bộ -0
Ông Nguyễn Tiến Thắng

- Nghị quyết số 41-NQ/TW có thể được coi như một dấu mốc cho khởi đầu mới của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong tình hình mới. Dấu mốc này mang tính chất khích lệ, bảo vệ cộng đồng doanh nghiệp tư nhân, nội hàm bên trong có sự định hướng nhắc nhở doanh nghiệp, doanh nhân phải làm đúng, làm bền vững, thức thời nhưng mang bản sắc dân tộc và dựa trên nền tảng của đạo đức. Tôi đánh giá rất cao một trong những giải pháp hiện thực hóa Nghị quyết đó là “xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh”. Chỉ có đạo đức trong kinh doanh mới tạo ra được một doanh nghiệp bền vững, một dân tộc hùng cường.

- Vì sao ông lại cho rằng, việc xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh đóng vai trò quan trọng để tạo ra doanh nghiệp bền vững?

- Hiện nay, đạo đức kinh doanh có sự xuống cấp, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn như đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế. Nhiều doanh nghiệp để tìm kiếm lợi nhuận đã cố tình làm sai, đánh mất đạo đức của con người và quên đi trách nhiệm với người tiêu dùng, điển hình như vụ kit test Việt Á, vụ chuyến bay giải cứu… Ở quy mô nhỏ hơn, chúng ta có thể thấy là thời gian qua đã xuất hiện hàng loạt vụ hàng giả, hàng kém chất lượng, quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng…

Do vậy, để phát triển cộng đồng doanh nghiệp mang tính bền vững, nhất thiết cần phải xây dựng được văn hóa, đạo đức kinh doanh. Muốn vậy, ngoài chế tài cứng, cần phải đề cao nền tảng, giá trị văn hóa bao đời nay của người Việt, thông qua truyền thông giáo dục từ cấp phổ thông, thậm chí từ tiểu học. Phải đưa những bài học về đạo đức trong kinh doanh vào các bài học cho học sinh, sinh viên. Chúng ta cũng phải nghiêm túc trong công tác quản lý thị trường, các tổ chức được quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động, cấp chứng chỉ chất lượng, hợp chuẩn hợp quy cần quy hoạch lại; tránh tình trạng bán giấy chứng nhận lấy tiền…

Nghị quyết cần được triển khai đồng bộ -0
Ảnh minh họa ITN

Dành dư địa thị trường nội địa cho doanh nghiệp Việt làm chủ công nghệ

- Nghị quyết đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là phấn đấu ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới. Theo ông, làm thế nào để đạt được mục tiêu này?

- Việt Nam rất cần có những doanh nghiệp mang trọng trách “sếu đầu đàn”. Những doanh nghiệp này đóng vai trò và sứ mệnh tạo dựng một hình tượng về sức mạnh, năng lực, nguồn lực và ý chí tinh thần Việt trong con mắt các nhà đầu tư, các đối tác quốc tế. Đây là kỳ vọng của Đảng và Chính phủ, cũng là trách nhiệm, cơ hội của các doanh nhân Việt trong hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

Để hướng tới mục tiêu này, trước tiên, cần dành dư địa thị trường nội địa của những ngành kinh tế, công nghiệp mà người Việt đã làm chủ được công nghệ cho các doanh nghiệp Việt có thị trường nội địa phát triển, không mời các doanh nghiệp FDI vào các lĩnh vực mà người Việt đã làm được. Có lộ trình thắt chặt các doanh nghiệp FDI sản xuất chỉ tiêu thụ tại thị trường nội địa của ta.

Bên cạnh đó, phát triển kinh tế nông nghiệp quy mô lớn áp dụng công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp làm nông nghiệp bằng công nghệ có được quỹ đất lớn thông qua việc giao đất, Nhà nước phải đứng ra thu hồi và bàn giao quỹ đất nông nghiệp sạch cho doanh nghiệp.

- Nghị quyết số 41-NQ/TW cũng yêu cầu khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong toàn xã hội. Theo ông, làm thế nào để khơi dậy được tinh thần đó?

- Khi nói đến việc khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong toàn xã hội, cần phải định hướng rõ hơn là nên khởi nghiệp trong ngành nghề, lĩnh vực nào và không nên khởi nghiệp ở những ngành nghề, lĩnh vực nào.

Chẳng hạn, nếu khởi nghiệp về công nghệ, trí tuệ nhân tạo, nông nghiêp bền vững thì rất đáng hoan nghênh và hỗ trợ nhưng nếu khởi nghiệp là nhập quần áo Trung Quốc về bán, mở quán cà phê, mở spa vốn đã bão hòa và ít tạo ra giá trị thì có nên không? Tức là, cần cụ thể để tránh tình trạng các bạn trẻ sẽ ảo tưởng về khởi nghiệp rồi gây ra lãng phí của cải cho gia đình và xã hội, lỡ đi độ tuổi lao động vàng của thế hệ trẻ. Vì thế, vai trò của các trung tâm, các viện hỗ trợ khởi nghiệp là rất quan trọng, mà việc trước tiên các đơn vị này cần làm là phải giáo dục, cung cấp kiến thức thực tế khi khởi nghiệp thông qua chia sẻ của các thành phần doanh nhân.

- Các doanh nghiệp tư nhân mong muốn điều gì nhất để phát triển, thưa ông?

- Nghị quyết số 41-NQ/TW đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó có hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến, bao gồm tăng cường quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước… Có thể nói, những giải pháp mà Nghị quyết nêu ra mang tính toàn diện mà nếu triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ, chắc chắn sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam phát triển.

Thực tế cho thấy, trước khi có Nghị quyết số 41-NQ/TW, Đảng và Nhà nước đã ban hành một loạt chính sách có lợi và mở đường cho kinh tế tư nhân phát triển nhưng lãnh đạo cấp cơ sở ở nhiều nơi vẫn còn chưa quán triệt được tinh thần chỉ đạo của Trung ương, vẫn có tâm lý coi doanh nghiệp là “con buôn”, đánh đồng các doanh nghiệp tốt và xấu.

Do đó, điều chúng tôi mong mỏi là Nghị quyết này cần sớm đi vào cuộc sống, được thực hiện xuyên suốt, đồng bộ từ trong nhận thức và hành động của các cấp quản lý. Cần tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính; có sự thấu hiểu, tôn trọng, bảo vệ doanh nghiệp tư nhân. Những tiếng nói thẳng, nói thật của doanh nghiệp tư nhân cần đến được lãnh đạo cấp cao, cần được tiếp nhận và phản hồi nhanh chóng. Chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô cần thông suốt từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở.

Nhiều doanh nghiệp đã nêu mong muốn là nên có đường dây nóng của Ủy ban Kiểm tra Trung ương chuyên về phản ánh sự nhũng nhiễu, tham nhũng, cố ý làm trái của cán bộ cấp cơ sở liên quan đến hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân.

Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc
Kinh tế

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa đưa ra quyết định điều chỉnh hệ thống chức danh của các Phó tổng Giám đốc. Việc điều chỉnh chức danh không ảnh hưởng đến quyền hạn, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Phó tổng Giám đốc này.

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm
Kinh tế

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm

Cuối tháng 8 vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Lào Cai đã có Quyết định số 218/QĐ-BGT huỷ gói thầu số 12: Thi công xây dựng công trình (bao gồm cả đảm bảo giao thông; thuế, phí tài nguyên; xây dựng trạm trộn, di chuyển thiết bị) thuộc Dự án Xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pả (Km13+800 - Km20+272).

Toàn cảnh hội thảo
Thị trường

Thúc đẩy nông nghiệp xanh bằng cơ chế thị trường

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với thách thức lớn về biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng bền vững và ít phát thải hơn. Để thúc đẩy quá trình này, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một cơ chế thị trường linh hoạt, nơi các sản phẩm nông nghiệp xanh được khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024
Doanh nghiệp

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Tạp chí Euromoney vinh danh với giải thưởng “Vietnam’s Best Digital Bank” (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Awards for Excellence 2024” với sự tham gia của các ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore.

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát
Doanh nghiệp

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát

Sự phát triển của ngành nước giải khát luôn song hành cùng sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trên hành trình phát triển ấy, các doanh nghiệp Việt cũng đã có những dấu ấn riêng của mình bằng những bứt phá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và được khẳng định bằng những giá trị thiết thực đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành.