Triển khai đồng bộ giải pháp nhằm thu hút nhiều nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng ngành bán dẫn

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thị trường bán dẫn của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 7,01 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng 6,69% trong giai đoạn 2023 - 2028. 

Việt Nam hiện đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn và đã thể hiện rõ khát vọng trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Việt Nam đã có nhiều bước tiến quan trọng trong nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn.

Hiện, một số nhà đầu tư tên tuổi đã triển khai dự án tại Việt Nam như Amkor, Intel, Samsung... Một số doanh nghiệp trong nước, như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) hoặc Tập đoàn FPT cũng đã có những bước đi rất đáng ghi nhận. Trong đó, FPT đã cung cấp các dịch vụ thiết kế vi mạch và thiết kế thành công chíp bán dẫn.

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới Mariam Sherman đánh giá Việt Nam đã trở thành nước lớn thứ 3 xuất khẩu các sản phẩm bán dẫn vào Hoa Kỳ và có cơ hội để chuyển mình từ một trung tâm sản xuất thành một trung tâm công nghiệp công nghệ cao, trong đó có ngành bán dẫn.

ban-dan.jpg
Chính phủ đang trình Quốc hội nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến thu hút đầu tư vào công nghệ cao, trong đó có ngành bán dẫn. Ảnh: I.T

Ông Christoph Prommersberger Phó trưởng phái đoàn, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam cho rằng ngành công nghiệp bán dẫn có thể mang lại vô số cơ hội cho doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực và quy mô khác nhau. Tại Hà Lan, chuỗi cung ứng bán dẫn không chỉ bao gồm các tập đoàn lớn mà còn có mạng lưới hơn 300 nhà cung cấp vừa và nhỏ, tạo nên một hệ sinh thái chặt chẽ.

Trong đó, nhiều lĩnh vực không hoàn toàn thuộc ngành công nghệ cao nhưng vẫn áp dụng phương thức và máy móc tiên tiến, ví dụ như các doanh nghiệp về gia công kim loại, cơ khí, quang học, kỹ thuật. Dù ở quy mô nhỏ, các nhà cung cấp này lại đóng góp 41% tổng doanh thu và chiếm 59% lực lượng lao động ngành bán dẫn Hà Lan.

Ông Christoph Prommersberger mong muốn hợp tác với các đối tác để xây dựng một hệ sinh thái tương tự tại Việt Nam, từ đó thu hút nhiều nhà cung cấp hơn trong chuỗi cung ứng bán dẫn. Hiện đã có nhiều nhà cung cấp thiết bị bán dẫn tại Việt Nam và các dự án đầu tư gần đây của doanh nghiệp Hà Lan cùng các tập đoàn quốc tế khác trong lĩnh vực này càng chứng minh tiềm năng lớn của Việt Nam trong phát triển ngành bán dẫn.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1018/QĐ-TTg về chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam vươn thành điểm đến an toàn trong chuỗi cung ứng công nghiệp bán dẫn trên toàn cầu. Cơ chế, chính sách, các thủ tục đầu tư trong ngành bán dẫn là điều được các nhà đầu tư quan tâm. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam đang trình Quốc hội nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến thu hút đầu tư vào công nghệ cao, trong đó có ngành bán dẫn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, dự kiến trong năm 2024, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư để hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư tạo tài sản cố định, sản xuất sản phẩm công nghệ cao…, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Ông KC Ang - Chủ tịch Global Foundries khu vực châu Á, đồng thời là chủ tịch ban cố vấn Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu (SEMI) khu vực Đông Nam Á cũng cho rằng Việt Nam đang có vị trí tốt để phát triển hệ sinh thái bán dẫn.

Đặc biệt, ông KC Ang đánh giá cao vị trí chiến lược của Việt Nam trong chuỗi cung ứng với lợi thế gần thị trường Trung Quốc và các tuyến hàng hải kết nối tới châu Âu và Bắc Mỹ, nguồn lao động trẻ dồi dào với chi phí lao động cạnh tranh và nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam

Khoa học - Công nghệ

Chuyển đổi số - nâng cao năng lực cho người lao động
Công nghệ

Chuyển đổi số - nâng cao năng lực cho người lao động

Chuyển đổi số đang trở thành một yếu tố then chốt trong việc cải thiện đời sống và nâng cao năng lực cho người lao động, đặc biệt là lao động tại các khu công nghiệp ở Việt Nam. Sự chuyển đổi này không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn tạo ra những cơ hội mới cho người lao động thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực, các ứng dụng số hóa. Tuy nhiên, cũng đặt ra nhiều thách thức cho người lao động.

Các đại biểu trao đổi tại Phiên thảo luận
Khoa học

Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo từ địa phương ra quốc tế

Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế” là hoạt động điểm nhấn nằm trong chuỗi sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024. Nhiều đại biểu cho rằng, từ thực tiễn phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam thời gian tới cần tập trung xây dựng chính sách pháp luật, hành lang pháp lý thúc đẩy hệ sinh thái KNST phát triển tương xứng với mô hình, tiềm lực trong giai đoạn mới là điều cần thiết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thực hiện nhấn nút Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest Việt Nam năm 2024
Khoa học

Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest Việt Nam 2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thường niên là cột mốc quan trọng đánh dấu hành trình 10 năm phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) tại Việt Nam. Nhìn lại một thập kỷ vừa qua, hệ sinh thái KNST đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự xuất hiện của các doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Ảnh minh họa
Xã hội

Bài 2: “Chúng tôi không muốn nghiên cứu nằm mãi trong phòng thí nghiệm”

Những năm qua, nhiều viện khoa học cùng các doanh nghiệp trong nước đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gene để tạo ra tình trạng mong muốn cho cây trồng. Tuy vậy, đường đi của cây trồng chỉnh sửa gene từ phòng thí nghiệm đến ruộng đồng vẫn rất gập ghềnh vì hiện chưa có hướng dẫn pháp lý cụ thể. “Chúng tôi không muốn nghiên cứu nằm mãi trong phòng thí nghiệm”, TS. Đỗ Tiến Phát, Viện Công nghệ sinh học, bày tỏ.

Ảnh minh họa
Xã hội

Bài 1: Xu hướng phát triển của nông nghiệp toàn cầu

Cây trồng chỉnh sửa gen là ứng dụng nổi bật của công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp bền vững. Bằng việc sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gene, Việt Nam có thể tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến trong nông nghiệp, có thêm giải pháp giúp nông dân tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, cải thiện sản lượng, chất lượng nông sản và thu nhập nông hộ; đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, dinh dưỡng cho người tiêu dùng.

Đảng ủy PVFCCo: Định hướng tư tưởng, quyết liệt chuyển đổi số
Khoa học - Công nghệ

Đảng ủy PVFCCo: Định hướng tư tưởng, quyết liệt chuyển đổi số

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và Việt Nam không nằm ngoài guồng quay đó. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp trong nước phải chuyển đổi số để thích ứng và phát triển. Tại Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng này, Đảng ủy PVFCCo đã nhận thức rõ ràng, thể hiện vai trò lãnh đạo tiên phong, dẫn dắt toàn thể cán bộ, công nhân viên Tổng công ty vững bước trên con đường chuyển đổi số toàn diện, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cần chuẩn bị bài bản cho tái khởi động dự án điện hạt nhân

PGS. TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Để có thể tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, công tác chuẩn bị phải được làm một cách bài bản và tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Chỉ có như vậy mới tạo được lòng tin của người dân cũng như cộng đồng quốc tế.