Trí tuệ nhân tạo tổng quát: Câu hỏi về nghiên cứu, phát triển và quản lý

Trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) là xu hướng quan trọng của phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) trong năm 2025 và những năm tiếp theo. Việc nghiên cứu phát triển và quản lý, kiểm soát và khai thác AGI đang trở thành một thách thức chung cho nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.

AGI là gì, khác gì với AI?

Trí tuệ nhân tạo tổng quát (Artificial general intelligence - AGI) hay AI toàn năng, AI siêu thông minh là một lĩnh vực nghiên cứu AI lý thuyết nhằm tạo ra phần mềm có trí thông minh giống con người và có khả năng tự học và thực hiện các nhiệm vụ mà nó không được đào tạo. AGI có khả năng tự kiểm soát, mức độ hiểu biết hợp lý về bản thân và khả năng học các kỹ năng mới. AGI có thể được tích hợp vào xe ôtô, robot hoặc cơ thể động vật (thậm chí là cơ thể con người).

agi1-1024x576.jpg
Nguồn: INT

AI hiện tại là AI yếu, hẹp, bị giới hạn trong các thông số kỹ thuật tính toán, thuật toán và các nhiệm vụ cụ thể mà chúng được thiết kế. Chẳng hạn như các AI có bộ nhớ hạn chế và chỉ dựa vào dữ liệu thời gian thực để ra quyết định. Ngay cả AI tạo sinh có bộ nhớ tốt hơn cũng không thể được tái sử dụng cho các miền khác. Trong khi đó, AGI là AI mạnh, đầy đủ, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ với mức độ nhận thức của con người mặc dù có ít kiến thức nền tảng.

AGI có nhiều khả năng mà AI hiện tại chưa đạt tới, bao gồm: (1) khả năng tư duy trừu tượng; (2) thu thập và sử dụng kiến thức nền tảng từ nhiều lĩnh vực; (3) ý thức về lẽ thường, quy tắc cách đối nhân xử thế; (4) khả năng hiểu thấu đáo về quan hệ nhân - quả; (5) nhiều khả năng khác như nhận biết màu sắc và độ sâu; các kỹ năng vận động tinh (vẽ một bức tranh mới…).

Tuy nhiên, AGI và AI không phải các hệ thống biệt lập mà một số tính năng vốn đã có mặt trong các hệ thống AI hiện tại như: xe tự lái có AI điều khiển; chatGPT; hệ thống chuyên gia (Expert systems); các siêu máy tính... Các tính năng này sẽ được phát triển trong AGI để có thể đạt được hoặc vượt qua trí tuệ con người. Do đó, AGI chính là sự phát triển trong tương lai của các hệ thống AI hiện tại (phiên bản nâng cấp của AI).

AGI có thể được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Trong giáo dục, AGI có thể được xem là một “giáo viên ảo”, có nhiệm vụ tương tác và đưa ra hướng dẫn trong quá trình học tập. AGI được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế nhằm đưa ra chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác, phục vụ quá trình nghiên cứu và phát triển thuốc. Ngoài ra, nó cũng được dùng để tối ưu phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân.

AGI được ứng dụng trong quản lý và tự động hóa quy trình sản xuất công nghiệp; xác định và phân tích các tình huống khẩn cấp, phát hiện lỗi trong quy trình tự động hóa, cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu suất hoạt động. AGI cũng được dùng để cải thiện chất lượng, tính hiệu quả của các dịch vụ, như vận chuyển, du lịch, chăm sóc khách hàng, dự báo thị trường và hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Xu hướng nghiên cứu và phát triển

Hiện nay, việc tạo ra AGI là một mục tiêu chính của nghiên cứu AI và của các công ty như OpenAI và Meta. Một cuộc khảo sát cho thấy có 72 dự án nghiên cứu và phát triển AGI. Các dự án này nhằm mục đích nâng cao hiểu biết và khả năng của công nghệ AGI. Chẳng hạn, Dự án OpenCog Hyperon nghiên cứu việc kết hợp các mô hình AI hiện có và mới, bao gồm các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) làm thành phần chính, nhằm nâng cao khả năng của các hệ thống AI.

Một số công nghệ và phương pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển AGI được các chuyên gia đề xuất gồm: (1) Sử dụng công nghệ học sâu - tập trung vào việc đào tạo mạng nơ-ron với nhiều lớp ẩn để trích xuất và hiểu các mối quan hệ phức tạp từ dữ liệu thô; (2) Phát triển AI tạo sinh để có thể tạo ra nội dung độc đáo và thực tế từ kiến thức đã học; (3) Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), giúp hệ thống máy tính hiểu và tạo ra ngôn ngữ của con người; (4) Sử dụng mô hình thị giác máy tính giúp các hệ thống trích xuất, phân tích và hiểu thông tin không gian từ dữ liệu trực quan; (5) Phát triển khoa học robot nhằm xây dựng những hệ thống cơ khí tự động thực hiện các thao tác vật lý.

Hướng tới một đạo luật riêng về AI

Mặc dù AGI mang đến nhiều cơ hội to lớn, các chuyên gia cũng cảnh báo về một số thách thức, nguy cơ từ hệ thống AGI nếu không được phát triển một cách có trách nhiệm, sử dụng một cách thiếu đạo đức hay vượt tầm kiểm soát của con người. AGI được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến thị trường việc làm nhiều hơn so với các AI thế hệ trước. Các cuộc tấn công mạng, sử dụng AGI để phạm tội có thể gia tăng. Nếu AGI bị kiểm soát bởi một cá nhân sẽ dẫn đến sự tập trung quyền lực và tính minh bạch trong quá trình ra quyết định. Đặc biệt là nguy cơ AGI không được kiểm soát, có thể tạo ra hậu quả thảm khốc cho nhân loại, nếu chính hệ thống này coi con người là mối đe dọa ngăn cản các mục tiêu của nó.

Để sớm quản lý sự phát triển của AGI, Việt Nam cần nghiên cứu, hoàn thiện và ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, hướng tới xây dựng một đạo luật riêng về AI. Theo đó, nghiên cứu xây dựng các giá trị cốt lõi của phát triển AI có trách nhiệm, bao gồm, phát triển AI (trong đó có AGI) phục vụ sự thịnh vượng và hạnh phúc của con người, lấy con người làm trung tâm; thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững, phát triển bao trùm; tôn trọng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức, xã hội, truyền thống; thúc đẩy đổi mới sáng tạo có trách nhiệm trên cơ sở hài hòa, cân bằng lợi ích và rủi ro của các hệ thống AI.

Xây dựng các nguyên tắc phát triển AI, hướng đến phát triển bền vững, an toàn, bảo mật; bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân; bảo đảm minh bạch và giải thích được; công bằng (bình đẳng, bao trùm và không phân biệt đối xử); tôn trọng quyền tự chủ và tự quyết định; trách nhiệm giải trình, khả năng kiểm soát thuật toán, mô hình AI; quản lý dựa trên rủi ro trong suốt vòng đời của AI.

Để xây dựng được những giá trị cốt lõi và hình thành bộ nguyên tắc phù hợp, cần hình thành các nhóm nghiên cứu về đánh giá trách nhiệm và tác động của AGI, từ đó mở ra lĩnh vực nghiên cứu liên ngành về quản trị công nghệ mới. Nhóm chuyên gia người Việt Nam có thể tham gia các nhóm nghiên cứu quốc tế về những vấn đề công nghệ mới, nhằm nâng cao năng lực, trình độ, mở rộng hiểu biết, cập nhật những vấn đề công nghệ mới.

Phát huy vai trò của các chủ thể liên quan trong quản lý sự phát triển của AGI. Chính phủ có quy định chi tiết về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định hệ thống AGI có tác động và rủi ro cao; trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến phát triển, cung cấp và sử dụng hệ thống AGI. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về nhãn; quy trình, thủ tục dán nhãn sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi hệ thống AGI.

Các nhà phát triển hệ thống AGI có trách nhiệm bảo vệ quyền riêng tư, thông tin cá nhân; giải quyết kịp thời các yêu cầu tra cứu, sao chép, chỉnh sửa, bổ sung, xóa thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Thông báo trước cho người sử dụng nếu hệ thống AGI có rủi ro về an toàn hoặc bảo mật khi quyền riêng tư hoặc quyền và lợi ích liên quan đến thông tin cá nhân bị vi phạm. Kiểm tra và giám sát thường xuyên các lỗ hổng và rủi ro bảo mật, phải lưu thông tin nhật ký về quá trình phát triển và quản lý hệ thống AGI.

Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.

EU công bố Chương trình hành động AI: Tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Thế giới 24h

EU công bố Chương trình hành động AI: Tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Hôm 9.4, Ủy ban Châu Âu đã công bố Kế hoạch hành động của lục địa về trí tuệ nhân tạo để để chuyển đổi các ngành công nghiệp truyền thống mạnh mẽ của EU và nhóm nhân tài đặc biệt của châu Âu thành động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới và tăng tốc phát triển AI, triển khai các giải pháp AI có lợi cho xã hội và nền kinh tế. Điều này nhằm định vị Liên minh châu Âu như lãnh đạo toàn cầu về lĩnh vực công nghệ này.

Luật Điện mới của Jordan mở đường cho nền kinh tế hydro xanh
Thế giới 24h

Luật Điện mới của Jordan mở đường cho nền kinh tế hydro xanh

Jordan đang có những bước tiến táo bạo hướng tới tương lai năng lượng bền vững với Luật Điện mới đưa năng lượng tái tạo và hydro xanh vào trọng tâm của chiến lược năng lượng quốc gia. Luật này, thay thế luật tạm thời có hiệu lực từ năm 2002, được thiết kế để hiện đại hóa ngành điện của đất nước, thu hút đầu tư tư nhân và củng cố vị thế của Jordan như một trung tâm khu vực về đổi mới năng lượng sạch.

Luật mới về vay nợ của Kuwait: Bước ngoặt tài khóa?
Thế giới 24h

Luật mới về vay nợ của Kuwait: Bước ngoặt tài khóa?

Trong một động thái được đánh giá là có ý nghĩa chiến lược đối với tương lai tài chính quốc gia, Kuwait đã thông qua luật nợ mới vào tháng trước, nâng trần vay nợ từ 10 tỷ lên 30 tỷ dinar Kuwait - tương đương khoảng 99 tỷ USD. Luật mới này đánh dấu lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, Kuwait mở rộng quy mô vay nợ với mục tiêu giải quyết thâm hụt ngân sách, đồng thời thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng trong bối cảnh ngân sách quốc gia chịu áp lực nặng nề từ chi tiêu công và trợ cấp xã hội.