Trí tuệ nhân tạo có quá đáng sợ?

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể thay thế con người không? AI tác động đến quyền riêng tư của cá nhân như thế nào? Chính sách bảo vệ quyền riêng tư tại Việt Nam trước thách thức của AI ra sao?

Những vấn đề trên đã được các diễn giả tập trung phân tích tại tọa đàm trực tuyến “Quyền riêng tư thời AI” do Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) tổ chức ngày 15.6.

Trí tuệ nhân tạo có quá đáng sợ? -0
Tọa đàm được tổ chức trực tuyến, thu hút sự quan tâm của nhiều người

AI là công cụ của con người, hỗ trợ con người

Theo ông Trần Hữu Nhân - kỹ sư dữ liệu và máy học tại Công ty Cổ phần One Mount Group, AI là bước tiến công nghệ tiếp theo của lịch sử loài người, sau các sáng chế về máy móc kỹ thuật, internet. AI được hiểu là công nghệ có khả năng mô phỏng hành vi của con người, trong đó dữ liệu chính là ‘trái tim’. AI chỉ hoạt động được khi được cung cấp dữ liệu đầu vàovà đây là công cụ phục vụ mục đích của con người.

Chính vì cần dữ liệu đầu vào nên phải thực thiện thu thập dữ liệu, trong đó có dữ liệu cá nhân. “Dữ liệu cá nhân của mỗi người được thu thập liên tục thông qua tương tác của cá nhân trên không gian số. Khối dữ liệu này được xử lý để phục vụ cuộc sống con người như tạo ra sự trải nghiệm tiêu dùng, giải trí thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân đến đâu là phù hợp thì cần chính sách và pháp luật”, ông Trần Hữu Nhân phân tích.

Ông Nhân cũng nhấn mạnh rằng AI là công cụ của con người, hỗ trợ con người ra quyết định tốt hơn. Công nghệ AI sẽ không thay thế được con người trong việc ra quyết định và chịu trách nhiệm. Chẳng hạn trong lĩnh vực y học, khi ứng dụng AI để xử lý dữ liệu nhằm đề xuất kết quả chẩn đoán và hướng điều trị, bác sĩ vẫn là người quyết định và chịu trách nhiệm với bệnh nhân. Bởi AI bị giới hạn bởi thời điểm mà kiến thức được dùng để huấn luyện, không có khả năng cập nhật các loại bệnh mới, và không có cảm xúc đạo đức như con người.

AI có cần đạo đức?

Ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) - đặt câu hỏi: Có nên hiểu đạo đức của AI là đạo đức của người sử dụng AI không? Đã có quốc gia nào có bộ quy tắc về đạo đức của AI hay chưa?

Trả lời câu hỏi này, ông Huỳnh Thiên Tứ - Giảng viên Khoa Luật tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) - cho biết: Hiện nay, có hai hướng thảo luận về đạo đức của AI. Hướng thứ nhất là không cần nguyên tắc đạo đức trong lĩnh vực AI vì các nguyên tắc đạo đức đã tồn tại và được sử dụng lâu đời như công bằng, bình đẳng, tự do, yêu thương sẽ luôn tồn tại và được sử dụng dù cho có AI hay không có AI.

Hướng thứ hai là tạo ra các bộ nguyên tắc đạo đức trong từng ngành nghề có sử dụng AI. Các bộ nguyên tắc này sẽ hướng dẫn cụ thể, đáp ứng theo đặc thì của ngành nghề. Có như vậy, doanh nghiệp sẽ giảm chi phí thiết kế tiêu chuẩn, chính sách nội bộ khi sử dụng AI vì đã có sẵn bộ quy tắc chung của ngành.

Làm thế nào bảo vệ quyền riêng tư thời trí tuệ nhân tạo? -0
Về lâu dài, cần sớm nghiên cứu xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm đối phó được với các thách thức do các công nghệ phức tạp như AI đặt ra

3 nghĩa vụ, 4 nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam

Đánh giá về chính sách bảo vệ quyền riêng tư tại Việt Nam hiện nay, bà Nguyễn Lan Phương - cán bộ phân tích chính sách tại IPS cho biết, Nghị định 13/2023/NĐ-CP là văn bản pháp lý đầu tiên tại Việt Nam chính thức sử dụng khái niệm dữ liệu cá nhân, quy định về nghĩa vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với các chủ thể có hoạt động thu thập, xử lý dữ liệu cá nhân.

Cụ thể, nghĩa vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân bao gồm 3 loại nghĩa vụ về nhân sự, hành chính, kỹ thuật và được xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc gồm đồng thuận, tối thiểu, bảo mật và hợp pháp. Theo đó, chủ thể thu thập, xử lý dữ liệu cá nhân chỉ được thu thập, xử lý dữ liệu cá nhân cho mục đích nhất định khi có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu. Khi xử lý dữ liệu cá nhân, chủ thể này phải thực hiện đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân và dự báo các rủi ro có khả năng xảy ra, thực hiện biện pháp kỹ thuật từ khi bắt đầu và trong suốt quá trình xử lý dữ liệu và (được khuyến khích) áp dụng các tiêu chuẩn trong ngành để bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Theo bà Nguyễn Lan Phương, hiện nay, chúng ta chưa dự liệu hết rủi ro khi áp dụng AI để xử lý dữ liệu cá nhân và công nghệ AI phát triển rất nhanh chóng. Vì vậy, Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định nghĩa vụ đánh giá rủi ro và khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn công nghệ sẽ bảo đảm hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân luôn được thiết kế để bảo đảm quyền riêng tư cá nhân.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Lan Phương cho rằng, ứng dụng AI trong xử lý dữ liệu cá nhân sẽ tạo ra một số thách thức với chính sách. Đó là làm sao tận dụng AI trong xử lý lượng lớn dữ liệu cá nhân để phát triển kinh tế mà vẫn bảo đảm sự riêng tư, tự do cá nhân? Bên cạnh đó, cần hướng dẫn thêm về hoạt động sử dụng dữ liệu cá nhân mới tạo ra từ dữ liệu cá nhân ban đầu và quyền xóa dữ liệu cá nhân. Bởi lẽ, với năng lực của AI, các dữ liệu cá nhân rời rạc được thu thập và kết nối lại với nhau, tạo ra dữ liệu cá nhân mới từ quá trình suy luận, cho phép lập hồ sơ cá nhân tự động. Các dữ liệu cá nhân tạo ra từ quá trình suy luận của máy tính, hồ sơ cá nhân tự động này sau đó được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, kinh doanh, thử nghiệm các công nghệ mới.

Để bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh AI, theo bà Phương, vẫn cần sớm nghiên cứu xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân như một bước hoàn thiện hơn của Nghị định 13/2023/NĐ-CP.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.