Xây dựng TP. Gò Công trở thành trung tâm đô thị phía Đông tỉnh Tiền Giang

Sau nhiều nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, thị xã Gò Công chính thức trở thành TP. Gò Công. Thời gian tới, TP. Gò Công tiếp tục xây dựng, phát triển xứng tầm là trung tâm đô thị phía Đông của tỉnh Tiền Giang.

Nỗ lực đưa Gò Công lên thành phố

Xây dựng Thành phố Gò Công trở thành trung tâm đô thị phía Đông tỉnh Tiền Giang
Chủ tịch UBND TX. Gò Công Giản Bá Huỳnh

Ngày mai, 26.4, Lễ công bố Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp, thành lập các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập TP. Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang chính thức được tổ chức.

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Chủ tịch UBND thị xã Gò Công Giản Bá Huỳnh cho biết, công tác chuẩn bị cho lễ công bố đã hoàn tất. Ngoài phần lễ theo nghi thức chung của Nhà nước, địa phương còn tổ chức phần hội với nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao và bắn pháo hoa để chào mừng…

Theo Chủ tịch UBND thị xã Gò Công Giản Bá Huỳnh, việc thành lập TP. Gò Công là nguyện vọng của toàn thể Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Tiền Giang nói chung và thị xã Gò Công nói riêng. Đây là kết quả từ sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu của nhiều nhiệm kỳ, nhiều thế hệ lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.

Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang về lãnh đạo, xây dựng thị xã Gò Công trở thành TP. Gò Công, cả hệ thống chính trị tại địa phương đã tập trung công tác tuyên truyền, quán triệt đến đảng viên, cán bộ, đoàn viên, hội viên, nhân dân và doanh nghiệp để thông suốt và đồng thuận cao. Qua đó cùng chung sức thực hiện các tiêu chí, đóng góp vật chất, tinh thần nhằm đảm bảo tiến độ xây dựng thành phố.

Xây dựng Thành phố Gò Công trở thành trung tâm đô thị phía Đông tỉnh Tiền Giang
Xây dựng TP. Gò Công trở thành trung tâm đô thị phía Đông tỉnh Tiền Giang

Việc thực hiện đề án sắp xếp, thành lập các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập TP. Gò Công đúng vào thời điểm Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 được ban hành và có hiệu lực. Do đó, Gò Công là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện nghị quyết này.

Hiện, các địa phương khác đang thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính nhưng Gò Công đã sắp xếp xong. Trước đây thị xã Gò Công có 12 đơn vị hành chính, sau khi sắp xếp đã giảm còn 10 đơn vị hành chính. Trong đó, sáp nhập 4 phường thành 2 phường và thành lập thêm 4 phường mới là Long Chánh, Long Hưng, Long Thuận, Long Hoà.

Cùng với việc sắp xếp đơn vị hành chính, Gò Công đã hoàn thành việc sắp xếp bộ máy làm việc tại các đơn vị; sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư; sắp xếp trụ sở công, tài sản công; đang thực hiện lộ trình thay đổi trên 800 con dấu, thay đổi tên đường, tên các khu phố, tên trường học,…

Theo Chủ tịch UBND thị xã Gò Công Giản Bá Huỳnh, Gò Công là vùng đất được khai phá từ thế kỷ XVII, có giá trị văn hóa - lịch sử lâu đời, giàu truyền thống cách mạng. Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Gò Công không ngừng phát triển, tập trung huy động mọi nguồn lực, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chủ trương của Trung ương, của tỉnh để đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển ổn định, đạt được nhiều kết quả theo cơ cấu kinh tế: thương mại - dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp

Gò Công đã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III vào năm 2017; đạt chuẩn văn minh đô thị giai đoạn 2013-2015, 2016-2020; hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020. Sau khi trở thành thành phố, Gò Công sẽ là đô thị hạt nhân vùng kinh tế - đô thị phía Đông của tỉnh Tiền Giang; là cửa ngõ thứ 2 để tiếp nhận sự phát triển kinh tế từ TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Chủ tịch UBND thị xã Gò Công Giản Bá Huỳnh chia sẻ: “Bản thân tôi cũng là một người con sinh ra và lớn lên tại Gò Công nên từ lâu đã rất mong muốn Gò Công trở thành thành phố. Tôi cũng là người trực tiếp tham gia xây dựng đề án này. Ngày 19.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 31 thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập TP. Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang, với kết quả 100% đại biểu tán thành thống nhất thông qua, có hiệu lực từ ngày 1.5, tôi vô cùng phấn khởi vì trách nhiệm và sự cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Gò Công đã được công nhận. Cá nhân tôi cũng hoàn thành được nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và cấp trên giao”.

Nhiều kế hoạch xây dựng, phát triển TP. Gò Công

Xây dựng Thành phố Gò Công trở thành trung tâm đô thị phía Đông tỉnh Tiền Giang
Nhiều kế hoạch xây dựng và phát triển TP. Gò Công trong thời gian tới

Theo Chủ tịch UBND thị xã Gò Công Giản Bá Huỳnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Gò Công xác định, thành lập TP. Gò Công mới chỉ là dấu mốc quan trọng, bước đầu trong hành trình phát triển đô thị Gò Công. Phải kiên trì cố gắng để đuổi kịp, sánh vai cùng các đô thị khác trong khu vực và cả nước.

Do đó, trong thời gian tới, TP. Gò Công sẽ tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng đô thị theo tinh thần Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị trên các mặt (quy hoạch, hạ tầng, kiến trúc, kinh tế, văn minh, nâng cao chất lượng sống đô thị); tổ chức thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tiếp tục thực hiện xây dựng TP. Gò Công trở thành đô thị văn minh - hiện đại – thông minh – xanh – sạch – đẹp và bền vững. Ở đó có hạ tầng hiện đại, có bộ máy chính trị trong sạch vững mạnh và người dân có trình độ dân trí cao, kinh tế phát triển, xã hội văn minh, hành chính minh bạch, đời sống nhân dân ngày càng ấm no và hạnh phúc.

Cụ thể, trên cơ sở quy hoạch của tỉnh Tiền Giang, TP. Gò Công sẽ rà soát và điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp để phát triển. Rà soát kỹ những tiêu chí đạt chưa cao để đề ra các giải pháp thiết thực, có lộ trình cụ thể như: tập trung đầu tư phát triển hạ tầng đô thị gắn với chỉnh trang và mở rộng không gian đô thị; thực hiện công tác giảm nghèo bền vững; thúc đẩy xúc tiến, mời gọi đầu tư hình thành các dự án khu đô thị, khu dân cư và nhà ở xã hội…để mở rộng không gian 4 phường mới được thành lập; đẩy mạnh đầu tư công mở rộng hạ tầng giao thông, nâng cấp các trường học đủ tiêu chuẩn…vừa đáp ứng được các tiêu chí xây dựng thành phố vừa đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân.

Chủ tịch UBND thị xã Gò Công Giản Bá Huỳnh cho biết, vừa qua, Uỷ ban Pháp Luật và Ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có những góp ý đối với về việc các tiêu chí về đất giáo dục, đất cây xanh, đất công trình công cộng của địa phương còn thấp, TP. Gò Công sẽ đề nghị tỉnh Tiền Giang đưa vào quy hoạch điều chỉnh từng bước có lộ trình bằng nguồn lực của tỉnh, để cho Gò Công đạt chuẩn theo quy định, xứng tầm hơn.

Với sự phát triển hiện nay, Gò Công đang có rất nhiều lợi thế khi trở thành thành phố, trung tâm đô thị phía Đông của tỉnh Tiền Giang, mọi nguồn lực các nơi đã có dấu hiệu quan tâm nhiều hơn và mong muốn được đầu tư tại địa phương. TP. Gò Công sẽ tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng mũi nhọn là thương mại – dịch vụ, công nghiệp, sẽ giảm diện tích đất nông nghiệp xuống và hướng tới phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

“Trên chặng đường mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Gò Công sẽ tiếp tục giữ vững truyền thống đoàn kết; phát huy vị thế, tiềm năng sẵn có; tích cực chủ động, tự lực, tự cường; tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của Trung ương và của tỉnh; phát huy mọi nguồn lực, để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, tạo bước chuyển mới toàn diện, xây dựng TP. Gò Công văn minh, hiện đại xứng tầm là đô thị hạt nhân vùng kinh tế đô thị phía Đông của tỉnh Tiền Giang”, Chủ tịch UBND thị xã Gò Công Giản Bá Huỳnh khẳng định.

Trên đường phát triển

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Long An
Trên đường phát triển

Long An giảm nghèo nhờ phát triển thị trường lao động

Nhờ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, các chính sách, dự án giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến với người nghèo tỉnh Long An một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tính đến nay, Long An đứng thứ hai trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về mức độ giảm nghèo, đặc biệt tỷ lệ lao động qua đào tạo của địa phương ngày một tăng, cho thấy tính bền vững của những chương trình mà địa phương quyết tâm thực hiện.

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề
Trên đường phát triển

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề

Sau gần 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã có 176 sản phẩm OCOP đạt chất lượng từ 3 - 4 sao. Các sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu làng nghề của huyện góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề...

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội
Công nghệ

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội

Việc tích hợp VNeID lên ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) là một trong những bước đột phá trong phát triển các ứng dụng nền tảng thuộc Đề án 06 Chính phủ của TP. Hà Nội. Ứng dụng iHanoi hiện cung cấp tiện ích trong 3 lĩnh vực: Lĩnh vực giao thông, giáo dục và truyền thông, tin tức.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.