Xây dựng quy hoạch Thủ đô xứng tầm, cập nhật xu thế phát triển của thời đại

Tại Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách nhìn nhận, cần phải tháo gỡ những "điểm nghẽn" trong quá trình phát triển, từ đó xây dựng quy hoạch Thủ đô xứng tầm, cập nhật xu thế phát triển của thời đại. 

5 "điểm nghẽn" phát triển Thủ đô

Tham luận về một số nội dung chủ yếu của Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, GS.TS Hoàng Văn Cường, đại diện Liên danh tư vấn Quy hoạch Thủ đô nhận diện 5 "điểm nghẽn" trong phát triển Thủ đô hiện nay.

Đó là thiếu thể chế; hạ tầng chưa đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông công cộng, đường sắt đô thị chưa phát triển; quy hoạch đô thị và các quy chuẩn kèm theo quy hoạch; ô nhiễm môi trường và các quy định về phòng chống lũ và năng lực, ý thức và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thực thi trong bộ máy quản lý còn hạn chế, e dè, né tránh, không tạo được những đột phá, dám nghĩ dám làm trong thực thi công vụ.

Xây dựng quy hoạch Thủ đô xứng tầm, cập nhật xu thế phát triển của thời đại -0
GS.TS Hoàng Văn Cường, đại diện Liên danh tư vấn Quy hoạch Thủ đô phát biểu tại hội thảo. Ảnh: ITN

Định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, GS.TS Hoàng Văn Cường nêu 5 quan điểm chung phát triển Thủ đô. Trong đó, quan điểm hàng đầu là phát triển nhanh, bền vững, sáng tạo, bao trùm, trở thành cực tăng trưởng có vai trò lan tỏa và dẫn dắt, thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng động lực phía Bắc và cả nước; tạo dựng được hình ảnh, vị thế phồn vinh, thịnh vượng của quốc gia trên trường quốc tế; làm hình mẫu lan tỏa cho phát triển của vùng, đi trước cả nước những chỉ tiêu về nước công nghiệp và phát triển.

Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhìn nhận quy mô đặt ra trong quy hoạch Thủ đô là khá hạn hẹp. Tại sao chỉ nghĩ quy hoạch đến năm 2065 mà không đến năm 2100, hoặc tại sao không đặt vấn đề Hà Nội là trung tâm phát triển của vùng, khu vực, mà mới chỉ là trung tâm của cả nước.

Việc quy hoạch Thủ đô thời gian qua đã có bước tiến vượt bậc song vẫn còn một số số hạn chế như hướng phát triển không rõ ràng theo trục nào, trong 5 trục thì trục nào là trục chính? Bên cạnh đó, tư duy quy hoạch không theo kịp phát triển. “Vấn đề nữa là xây dựng không gian ngầm, nếu không có không gian ngầm thì đừng nói đến phát triển”, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói.

Vì vậy, phải quy hoạch đô thị theo không gian 4 chiều, có quá khứ, hiện tại và tương lai; đồng thời quy hoạch hệ thống ngầm, không gian ngầm. Riêng về giao thông, phải hướng tới ưu tiên giao thông công cộng và xử lý hợp lý giao thông cá nhân; đồng thời cần phát triển giao thông đường thủy. Ngoài ra, phải phát triển Hà Nội với nhiều màu xanh bởi hiện Hà Nội có quá ít công viên và cây xanh…, từ đó xây dựng Thủ đô đáng sống, hạnh phúc, văn minh hiện đai, là trung tâm phát triển của cả nước, vùng và khu vực.

Xây dựng quy hoạch Thủ đô xứng tầm, cập nhật xu thế phát triển của thời đại -0
Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu tại hội thảo. Ảnh: ITN

Phát triển theo chiều sâu

TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhìn nhận quy hoạch phát triển Thủ đô nên theo chiều sâu với sự kết hợp của các loại hình đô thị. Đô thị có thể được phân thành nhiều loại, tồn tại song hành hoặc phát triển tiếp nối nhau như đô thị tích hợp, đô thị sinh thái và đô thị nén.

Cùng với đó là chú trọng bảo tồn các giá trị văn hóa xã hội của Thủ đô. “Để gìn giữ được những bản sắc văn hóa riêng có của Hà Nội, cần đề cao hơn nữa vai trò của cộng đồng trong công việc quy hoạch đô thị. Cần có cơ chế phù hợp để cộng đồng có thể tham gia ý kiến vào những vấn đề sát thực nhất với cuộc sống hằng ngày ngay từ khâu xây dựng quy hoạch”, TS. Nguyễn Đức Kiên gợi ý.

Tính khả thi và đồng thuận để giải quyết triệt để các vấn đề của Thủ đô sẽ chỉ đạt được khi nhận thức, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng dân cư được tôn trọng và tăng cường.

Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương lưu ý các định hướng phát triển Thủ đô phải hướng đến là thành phố có giá trị về kinh tế, văn hoá, lịch sử, là thành phố có sức sống, có sức cạnh tranh.

Các đơn vị lập Quy hoạch lưu ý xây dựng các bộ chỉ số áp dụng đặc biệt trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; quy hoạch gắn với bảo tồn và phát triển, huy động các nguồn lực tham gia thực hiện và xác định các ưu tiên tập trung. Về hướng phát triển thành phố kết nối, cần lưu ý kỹ về yếu tố giao thông trên cơ sở nghiên cứu thêm một số mô hình các quốc gia khác.

Xây dựng quy hoạch Thủ đô xứng tầm, cập nhật xu thế phát triển của thời đại -0
PGS.TS Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại hội thảo. Ảnh: ITN

Phân cấp, phân quyền cho Hà Nội

Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, Hà Nội với sự phát triển như hiện nay mà quản trị vẫn như cũ là rất khó. Quốc hội đang thảo luận sửa đổi Luật Thủ đô, đây là cơ hội lớn để thể hiện tư duy đổi mới trong phát triển Thủ đô.

Theo ông Nguyễn Sĩ Dũng, trong Luật Thủ đô, phải thể hiện mô hình phân cấp, phân quyền là mô hình bổ trợ. Tức là tất cả những gì Hà Nội làm được thì phân hết cho Hà Nội, chỉ những gì Hà Nội không làm được mới đưa lên Trung ương.

Xây dựng quy hoạch Thủ đô xứng tầm, cập nhật xu thế phát triển của thời đại -0
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: ITN 

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhìn nhận, thời gian không còn nhiều nên Hà Nội cần tăng tốc hoàn thiện các nội dung còn mờ nhạt trong báo cáo Quy hoạch, nhất là những vấn đề lớn, định hình diện mạo tương lai, ví dụ như nội dung về không gian ngầm.

Nhấn mạnh cơ hội để xác định tầm nhìn Thủ đô, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, cần quán triệt quan điểm Hà Nội phải sánh vai với các Thủ đô trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu này, phải có tổng kết, đánh giá rất kỹ về thực trạng, để từ đó có những nhận diện đúng, xác định tầm nhìn, mục tiêu cho 20, 30 năm tới. Ngoài ra, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải thực sự tạo ra động lực cho Thủ đô phát triển xứng tầm với thế giới.

Quy hoạch xứng tầm, bảo đảm tính khả thi

Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong bày tỏ sự trân trọng với những tham luận, ý kiến đóng góp. Đây là tình cảm, trách nhiệm mà các chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu tham dự dành cho Thủ đô Hà Nội.

Phó Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, Hà Nội đang cùng một lúc thực hiện 3 công việc lớn nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị là sửa đổi Luật Thủ đô, lập Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội.

“Nghị quyết số 15-NQ/TƯ được Bộ Chính trị xây dựng và ban hành với tư duy mới; đánh giá, nhìn nhận và giao nhiệm vụ cho Hà Nội rất khác so với trước. Ví dụ, Nghị quyết đặt ra mục tiêu Hà Nội phải có khả năng cạnh tranh với Thủ đô các nước phát triển trong khu vực, đến năm 2045 phải là thành phố kết nối toàn cầu. Chính vì vậy, tư tưởng Hà Nội phải vươn ra cạnh tranh với thế giới xuyên suốt quá trình thực hiện các nhiệm vụ trên”, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nêu.

Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu, lập Quy hoạch Thủ đô, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo, tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm tại một số quốc gia trên thế giới, cũng như tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm và nhiều buổi làm việc khác nhau.

Gần đây nhất, thành phố tổ chức hội thảo khoa học với sự tham gia của đại diện 80 học viện, trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thủ đô, tranh thủ nhiều ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu… Phó Bí thư Thành ủy cho biết, các nội dung đóng góp đa dạng, phong phú, nhiều bài viết có chất lượng tốt, đã gợi mở nhiều hướng tiếp cận cũng như vấn đề cụ thể cần tiếp tục nghiên cứu.

Xây dựng quy hoạch Thủ đô xứng tầm, cập nhật xu thế phát triển của thời đại -0
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu kết luận hội thảo. Ảnh: ITN 

Trên tinh thần đó, thành phố mong muốn sẽ tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đặc biệt là các chuyên gia, nhà khoa học góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, hướng đến mục tiêu có được những bản quy hoạch xứng tầm, cập nhật xu thế phát triển của thời đại và bảo đảm tính khả thi.

Trên đường phát triển

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt nhiều kết quả nổi bật
Trên đường phát triển

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt nhiều kết quả nổi bật

Qua hơn 15 năm thực hiện, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy được đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đã có 4.597 mô hình “Dân vận khéo” được đăng ký, thực hiện ở cả 3 cấp (cấp Thành phố, cấp quận, cấp phường).

Ưu tiên nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng vùng dân tộc thiểu số
Địa phương

Ưu tiên nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng vùng dân tộc thiểu số

Tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV - năm 2024 do UBND tỉnh vừa tổ chức, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh việc tiếp tục quán triệt, nhận thức đầy đủ công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, có tính chiến lược, lâu dài trong quá trình phát triển của tỉnh; ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục, nước sạch, văn hóa, thể thao...

Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác công đoàn
Địa phương

Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác công đoàn

Chiều 25.11, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn thay mặt Thành ủy Hà Nội chủ trì tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc) do thành viên Đảng đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kinh phí Tôn Lập Đông làm Trưởng đoàn.

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới

Với tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và chung sức, đồng lòng của người dân, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thay đổi cơ bản diện mạo khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở những kết quả đạt được, địa phương đang hướng tới mục tiêu có 95% số xã, ít nhất 6 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ và đạt chuẩn NTM.

Một góc nông thôn mới huyện Đông Anh
Địa phương

Đông Anh vươn mình hướng tới đô thị

Huyện Đông Anh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) từ năm 2016, là một trong những địa phương tốp đầu trong xây dựng NTM của Hà Nội; phát huy kết quả đạt được, những năm qua huyện tập trung xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu gắn với đầu tư xây dựng huyện thành quận. Đông Anh phấn đấu đến năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; hiện, Đông Anh đang được xem xét để công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời
Địa phương

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX xác định: “Đặc biệt quan tâm chương trình xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với Đề án phát triển tổng thể theo Nghị quyết số 88/2019/QH14”. Trong những năm qua, xuất khẩu lao động (XKLĐ) không chỉ là kênh hiệu quả giúp giảm nghèo mà còn góp phần thiết thực vào xây dựng NTM ở nhiều xã vùng cao của tỉnh.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Long An
Trên đường phát triển

Long An giảm nghèo nhờ phát triển thị trường lao động

Nhờ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, các chính sách, dự án giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến với người nghèo tỉnh Long An một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tính đến nay, Long An đứng thứ hai trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về mức độ giảm nghèo, đặc biệt tỷ lệ lao động qua đào tạo của địa phương ngày một tăng, cho thấy tính bền vững của những chương trình mà địa phương quyết tâm thực hiện.

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề
Trên đường phát triển

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề

Sau gần 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã có 176 sản phẩm OCOP đạt chất lượng từ 3 - 4 sao. Các sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu làng nghề của huyện góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề...

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.