Thí điểm hệ thống giao thông thông minh

Theo phương án thí điểm do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đề xuất, Viettel sẽ thiết lập Trung tâm Điều hành giao thông thông minh tại Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông công cộng TP. Hà Nội (số 1 phố Kim Mã, quận Ba Đình); lắp đặt thiết bị tại 2 nút giao thông thí điểm trên phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy (nút giao Hoàng Quán Chi và ngõ 9).

UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất với kiến nghị của Sở Giao thông Vận tải triển khai thí điểm hệ thống giao thông thông minh trong thời gian từ tháng 6 - 12.2024.

Các chức năng của hệ thống giao thông thông minh bao gồm: hệ thống giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; quản lý giao thông công cộng; quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý đỗ xe; quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng. Trong đó, 2 chức năng quản lý đỗ xe và quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng sẽ được tích hợp khi các dự án thí điểm theo chương trình riêng của thành phố sẵn sàng vận hành.

Cụ thể, tại Trung tâm Điều hành giao thông thông minh sẽ có phần mềm quản lý và ghi hình luồng video có tính năng kết nối, quản lý camera an ninh; hiển thị hình ảnh linh hoạt theo thời gian thực; cảnh báo trạng thái thiết bị, cảnh báo vi phạm giao thông mới phát hiện… Cùng với đó là các phần mềm đo đếm lưu lượng; giám sát vi phạm; điều khiển đèn tín hiệu giám sát giao thông…

Tại 2 nút giao thông trên phố Phạm Văn Bạch sẽ được lắp đặt camera đo đếm mật độ lưu lượng phương tiện giao thông trên tuyến, tích hợp dữ liệu giao thông với ứng dụng bản đồ; camera đo tốc độ; camera dùng để ghi nhận, phát hiện các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông nhằm hỗ trợ xử lý vi phạm…

Tập đoàn Viettel cam kết, hệ thống thí điểm được triển khai bảo đảm an toàn thông tin, an toàn dữ liệu theo các quy định có liên quan; không yêu cầu thành phố bồi hoàn kinh phí thực hiện thí điểm và sẽ bàn giao lại dữ liệu hình thành trong quá trình thí điểm cho thành phố sử dụng.

Nút giao Phạm Văn Bạch - Hoàng Quán Chi sẽ được lắp đặt thiết bị hệ thống giao thông thông minh. Ảnh: ITN
Nút giao Phạm Văn Bạch - Hoàng Quán Chi sẽ được lắp đặt thiết bị hệ thống giao thông thông minh. Ảnh: ITN

Liên quan đến việc thí điểm triển khai hệ thống giao thông thông minh, trước đó, ngày 3.5.2024, Sở Giao thông Vận tải đã họp với các sở, ngành liên quan (Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an thành phố). Đại diện Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông đã thống nhất đề xuất triển khai ngay phương án thí điểm theo đề xuất của Tập đoàn Viettel. Đại diện Công an thành phố cũng thống nhất báo cáo UBND thành phố xem xét cho phép triển khai thí điểm hệ thống giao thông thông minh tại 2 nút giao trên phố Phạm Văn Bạch.

Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông thông minh bắt đầu được triển khai từ năm 2014, thông qua dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm Điều khiển đèn tín hiệu giao thông và thiết bị ngoại vi (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư khoảng 231 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này, trong số 2.310 nút giao thông trên toàn thành phố đã có 540 nút lắp đèn tín hiệu điều khiển giao thông, trong đó có 474 nút kết nối với trung tâm điều khiển. Tại 149 nút giao thông đang có 579 camera quan sát tình hình giao thông, xử lý vi phạm...

Trên cơ sở ý kiến của các sở, ngành liên quan, Sở Giao thông Vận tải kiến nghị UBND thành phố Hà Nội xem xét, chấp thuận chủ trương triển khai thí điểm hệ thống giao thông thông minh theo đề xuất của Tập đoàn Viettel; đồng thời giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, tổng hợp kết quả triển khai thí điểm báo cáo UBND thành phố theo quy định.

Nhằm đẩy nhanh quá trình triển khai đề án giao thông thông minh, các cơ quan chức năng đang chủ động, tích cực nghiên cứu, xây dựng và tham mưu với UBND thành phố ban hành khung kiến trúc, tiêu chuẩn hệ thống giao thông thông minh, bảo đảm khả năng tương thích của các hệ thống được đầu tư từ các dự án khác nhau (có kế thừa các dự án đã triển khai); xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật các thiết bị phục vụ hệ thống giao thông thông minh.

BOX: Hiện nay, một số đơn vị đã triển khai các tiện ích phục vụ quản lý như: ứng dụng “Busmap Hà Nội”; camera giám sát, bảo đảm an ninh trật tự trên xe buýt; phần mềm trong quản lý duy tu, bảo trì hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ…; thí điểm thẻ vé điện tử trên một số tuyến buýt…

Trên đường phát triển

Chỉ số PAR INDEX năm 2024
Địa phương

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm

Năm 2025 được xác định là năm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 67 để đánh giá toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho quý II. Với tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", toàn hệ thống chính trị tỉnh đang nỗ lực cao nhất để tạo ra những đột phá, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường
Địa phương

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường

Chiều 3.4, tại hội nghị giao ban quý I.2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố xin ý kiến các đại biểu.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.