Thái Nguyên “thay áo mới” cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những tuyến đường bê tông rộng rãi đã len lỏi đến từng thôn, bản; các công trình trường học, trạm xá được xây dựng kiên cố, khang trang; hầu hết các hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp được triển khai giúp nâng cao thu nhập cho người dân... là thành quả từ các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (Chương trình số 1719) đang được tỉnh Thái Nguyên triển khai quyết liệt.

Ưu tiên đầu tư hạ tầng

Những ngày này, người dân ở xóm Bản Tèn (xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ) háo hức đón niềm vui mới khi tuyến đường bê tông nội xóm mới hoàn thành. Tuyến đường có chiều dài 2,3km được khởi công từ năm 2023 với tổng mức đầu tư gần 12 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình số 1719, ngân sách tỉnh, huyện và một số nguồn vốn hợp pháp khác. Trưởng xóm Bản Tèn Ngô Văn Chinh chia sẻ, hơn 10 năm qua, Bản Tèn liên tục được đầu tư xây dựng đường giao thông, trường học, kéo điện lưới quốc gia. Hiện, 100% đường giao thông của xóm đã được bê tông hóa. “Giờ đây, bà con không còn phải vất vả đi bộ ngược núi với đất đá lởm chởm hàng tiếng đồng hồ để về bản nữa; việc mua bán, trao đổi hàng hóa sẽ ngày càng thuận tiện hơn. Bà con rất phấn khởi và tin tưởng kinh tế ngày càng phát triển, đời sống sẽ khấm khá hơn”.

Tương tự, tại khu dân cư Đồng Ươm (xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai) - nơi từng là địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh, nay đã thay đổi nhờ những tuyến đường được cứng hóa, điện lưới quốc gia được kéo về từng hộ dân. Trao đổi với phóng viên, người Mông ở Đồng Ươm không giấu nổi niềm vui khi con trẻ có đường đến trường, nông sản làm ra có người đến tận nơi thu mua, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.

Người dân Bản Tèn góp ngày công lao động để mở rộng đường giao thông. Ảnh: Tùng Lâm
Người dân Bản Tèn góp ngày công lao động để mở rộng đường giao thông. Ảnh: Tùng Lâm

Không riêng Bản Tèn, tại nhiều xóm, bản ở địa bàn miền núi, vùng cao tỉnh Thái Nguyên cũng đã được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Điển hình tại huyện Võ Nhai, chỉ sau hơn 2 năm thực hiện Chương trình số 1719 đã triển khai 40 công trình. Trong đó, tập trung vào đường giao thông nông thôn; kênh mương thủy lợi; chợ xã; trạm y tế; trường học; nhà văn hóa; sân thể thao. Hay như huyện miền núi Định Hóa cũng triển khai 37 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Trưởng Ban Dân tộc Phan Đức Cường cho biết, năm 2023, thực hiện Chương trình số 1719, đã có gần 100 công trình hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng tại các địa bàn với số vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng. Các công trình đã hoàn thành đều phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thái Nguyên triển khai hàng chục công trình hạ tầng thiết yếu với mong muốn nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần người dân vùng khó.

Phát triển sản xuất tạo sinh kế bền vững

Bên cạnh hoàn thiện hệ thống hạ tầng, tỉnh Thái Nguyên luôn chú trọng phát triển sản xuất nhằm tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo đó, tỉnh thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn từ Chương trình số 1719 để hỗ trợ bà con thực hiện các mô hình trồng trọt, chăn nuôi. Đến nay, nhiều mô hình phát huy hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Cụ thể, từ đầu năm đến nay, nhiều hộ DTTS ở xã Văn Lăng (huyện Đồng Hỷ) được tiếp nhận bò giống từ các chương trình hỗ trợ của Nhà nước. Chủ tịch UBND xã Văn Lăng Hoàng Xuân Trường cho biết, 38 hộ nghèo, cận nghèo ở xóm Tam Va đã được hỗ trợ giống bò lai Sind sinh sản theo Chương trình 1719 và 33 hộ nghèo, cận nghèo của xóm Khe Mong được hỗ trợ bò giống lai Sind sinh sản theo Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân lên đến trên 2 tỷ đồng, bao gồm tiền hỗ trợ con giống, tập huấn kỹ thuật, đi học tập kinh nghiệm, quản lý dự án... Khe Mong và Tam Va đều là những xóm có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn. Bởi vậy, bà con rất phấn khởi khi được trao chiếc “cần câu” để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Không riêng gì Văn Lăng, người dân ở các xã ở miền núi, vùng cao của tỉnh cũng được hỗ trợ từ các Chương trình Mục tiêu Quốc gia như: giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; xây dựng nông thôn mới và nhiều chương trình, dự án có ý nghĩa khác. Nhờ đó, đồng bào DTTS, nhiều hộ dân ở miền núi, vùng cao của tỉnh có thu nhập ổn định và vươn lên thoát nghèo bền vững. Năm 2023, toàn tỉnh giảm 1% hộ nghèo (xuống còn 3,35% hiện nay), trong đó, giảm được 2,1% hộ nghèo vùng DTTS.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên Phan Đức Cường cho biết thêm, năm 2024, Chương trình số 1719 được triển khai trên địa bàn tỉnh với số vốn đầu tư lên đến trên 645 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ đất ở cho 27 hộ dân, hỗ trợ nhà ở cho 153 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt cho trên 1.200 hộ, đầu tư xây dựng 9 công trình nước sinh hoạt tập trung... Từ đó, góp phần duy trì mỗi năm giảm 2% hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi; 96% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Thái Nguyên đang đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư cho các dự án, công trình; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và vai trò chủ thể của người dân tại các địa phương trong thực hiện Chương trình số 1719. Mặt khác, tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách của tỉnh về hỗ trợ đầu tư các dự án, tiểu dự án... phù hợp với tình hình thực tế.

Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra
Trên đường phát triển

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra

Thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 8.12.2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đến thời điểm này, huyện Hải Hà đã cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt hơn 26.700 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm 2023. Hiện, huyện đang tập trung khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra để ổn định cuộc sống Nhân dân, tập trung phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.