Tạo lực đẩy để du lịch Gia Lai cất cánh

Trong bối cảnh quỹ đất để phát triển du lịch biển đang dần thu hẹp, và xu hướng đầu tư tại những thị trường mới lên ngôi, Gia Lai đang hội tụ đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để du lịch cất cánh.

Viên ngọc thô” ẩn giữa đại ngàn

Nhắc đến Tây Nguyên, lâu nay, du khách vốn thường quen mặt, biết tên với Đà Lạt (Lâm Đồng), thủ phủ nghỉ dưỡng nổi tiếng cả nước mà không biết rằng nơi đây vẫn còn rất nhiều “viên ngọc thô” ẩn giữa đại ngàn. Trong đó, Gia Lai - địa phương có diện tích lớn nhất Tây Nguyên là một cái tên sáng giá.

Hồ T’Nưng – một trong những hồ tự nhiên đẹp nhất tỉnh Gia Lai.
Hồ T’Nưng – một trong những hồ tự nhiên đẹp nhất tỉnh Gia Lai

Đà Lạt và Gia Lai có rất nhiều điểm chung, đặc biệt là khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm và cảnh quan đa dạng với đồi núi, cao nguyên, thung lũng và những thác hồ thơ mộng. Nhưng nếu Đà Lạt nổi tiếng với vẻ đẹp mộng mơ thì Gia Lai sở hữu cảnh quan hoang sơ, kỳ vĩ với núi lửa triệu năm; rừng nguyên sinh rộng lớn và cả dấu tích của một nền văn hóa sử thi hùng tráng. Đặc biệt, cao nguyên Kon Hà Nừng của Gia Lai trở thành địa danh thứ 11 của Việt Nam chính thức được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới rộng hơn 65.000ha.

Sở hữu nguồn tài nguyên phong phú và di sản tầm cỡ thế giới nhưng đến nay du lịch Gia Lai vẫn chưa được khai thác hiệu quả, nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra là bởi sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng và sản phẩm du lịch, dịch vụ.

Giám đốc Công ty du lịch Bình Minh (có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh), anh Phạm Văn Bình cho hay: “Gia Lai còn nghèo nàn về dịch vụ du lịch, không có điểm chơi, chưa kết nối được du lịch truyền thống với du lịch sinh thái hiện đại, chưa xây dựng chương trình du lịch chưa gắn kết với văn hóa truyền thống của người thiểu số. Muốn phát triển du lịch thì cần nhìn vào thực tế để xây dựng kế hoạch dài hạn, gắn với nông nghiệp, văn hóa”.

Trung bình trong 4 năm gần đây, Gia Lai đón khoảng 900.000 lượt khách, doanh thu đạt 500 tỷ đồng - 600 tỷ đồng. Dù tăng trưởng tích cực qua các năm nhưng du lịch Gia Lai vẫn còn cách xa so với địa phương có khá nhiều điểm tương đồng về cảnh quan như Lâm Đồng với trùng bình hàng năm trong 4 năm gần đây đón trên 7 triệu lượt khách, doanh thu đạt từ 12 nghìn tỷ đồng - 14 nghìn tỷ đồng. Xét về cơ sở lưu trú, toàn tỉnh Gia Lai mới chỉ có 120 cơ sở, còn khá hạn chế khi so với Lâm Đồng trên 2.250 cơ sở. Trong khi Gia Lai vắng bóng khách sạn cao cấp thì Lâm Đồng sở hữu nhiều khu nghỉ dưỡng quy mô đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Thu hút 29 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch

Trong những tháng cuối năm 2023, UBND tỉnh Gia Lai đã triển khai hàng loạt các hoạt động để hỗ trợ cho ngành du lịch phục hồi và cất cánh như khôi phục lại hoạt động festival văn hóa cồng chiêng mở rộng, tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya, hoạt động đua thuyền trên sông Pô Cô, tuần văn hóa du lịch Pleiku kết hợp với giải chạy bộ Gia Lai “City trail”. Đây là lần đầu tiên tỉnh Gia Lai tổ chức các hoạt động, sự kiện cấp tỉnh, cấp thành phố, huyện trong khoảng thời gian ngắn, tạo ra sân chơi thú vị cho khách du lịch trong nước và nước ngoài.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Gia Lai, ông Nguyễn Tấn Thành cho hay, đây là giải pháp cho vấn đề phát triển du lịch trong bối cảnh hiện tại. Điều này cũng có thể tạo một tiền đề tốt cho ngành du lịch của Gia Lai có một vị thế mới trong khu vực và trong nước. Ngoài ra, các hoạt động, sự kiện này còn là dịp để tỉnh Gai Lai quảng bá tiềm năng, thế mạnh, các chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động hợp tác, đầu tư vào địa phương. 

Một nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch đến từ Hà Nội chia sẻ, nếu trước đây di chuyển từ Pleiku đi đến các tỉnh giáp ranh như Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk mất hơn nửa ngày thì giờ đây chỉ còn 2 - 3 tiếng đồng hồ lái xe. Đoạn đường từ Pleiku sang Kon Tum dài chưa đến 40km trước đây mất hơn 2 tiếng đồng hồ thì nay rút ngắn xuống chỉ còn khoảng 30 phút.

Việc sở hữu hệ thống hạ tầng giao thông khá đồng bộ với 6 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn (19, 19D, 25, 14C, đường Hồ Chí Minh, Trường Sơn Đông) và sân bay Pleiku giao thương quốc tế đang trở thành lợi thế nổi bật hơn hẳn của Gia Lai, để trở thành một trung tâm liên kết giữa “nội khối” Tây Nguyên và các địa chỉ du lịch nổi tiếng ở Nam Trung Bộ.

Trong bối cảnh quỹ đất để phát triển du lịch biển đang dần thu hẹp, và xu hướng đầu tư tại những thị trường mới lên ngôi, Gia Lai đang hội tụ đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để du lịch cất cánh. Trong đó, sự xuất hiện của các dự án quy mô, bài bản sẽ giữ vai trò quan trọng để đánh thức những tiềm năng còn ngủ quên.

Đến nay, tỉnh Gia Lai đã kêu gọi, thu hút được 29 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đăng ký 9.470 tỷ đồng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch đánh giá, du lịch Gia Lai đang nhanh chóng hồi phục sau đại dịch Covid-19 để phát triển bền vững, toàn tỉnh đang khẩn trương đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững, tiếp tục tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Gia Lai.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai khẳng định, địa phương sẽ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch có năng lực cạnh tranh, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng du lịch toàn quốc, quốc tế, triển khai có hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho thống kê, tra cứu thông tin, quảng bá du lịch trên các nền tảng số; xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh, hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, kinh doanh dịch vụ du lịch, nâng cao trải nghiệm du khách.

Trên đường phát triển

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh

TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa bằng các giải pháp toàn diện như phát triển sản phẩm chủ lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. Qua đó, tạo điều kiện để doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt
Trên đường phát triển

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.

Bình Dương: Người dân TP. Dĩ An đồng thuận bàn giao mặt bằng dự án đường Vành đai 3
Địa phương

Bình Dương: Người dân TP. Dĩ An đồng thuận bàn giao mặt bằng dự án đường Vành đai 3

Với những nỗ lực vận động không ngừng nghỉ, phương án giải quyết chính sách thấu đáo của TP. Dĩ An, đến nay 100% người dân có đất nằm trong diện giải toả đền bù, giải phòng mặt bằng thuộc dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương đã đồng thuận bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Chỉ số PAR INDEX năm 2024
Địa phương

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.

Lá cờ Tổ quốc tung bay nơi đảo tiền tiêu.
Trên đường phát triển

Tỏa sáng viên ngọc quý giữa biển trời tiền tiêu vùng Đông Bắc

Trong khúc giao mùa của đất trời, khi những vạt nắng vàng khẽ khàng gieo những vệt long lanh, Cô Tô như một viên ngọc tỏa sáng giữa mênh mông sóng nước Biển Đông. Những ngày này, sống trong những thanh âm vọng về từ ngàn xưa - tiếng vọng của cả dân tộc hướng về cội nguồn, về dòng máu Lạc Hồng chảy trôi trong huyết quản, quân và dân huyện đảo càng thêm tự hào về vị trí chiến lược của mình và những tình cảm được Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho lúc sinh thời. Cô Tô hôm nay đang ngày càng phát triển về mọi mặt, xứng đáng với những lời căn dặn của Người “đoàn kết, cố gắng và tiến bộ”, trở thành “Hòn ngọc sáng” nơi biển trời tiền tiêu.

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm

Năm 2025 được xác định là năm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 67 để đánh giá toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho quý II. Với tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", toàn hệ thống chính trị tỉnh đang nỗ lực cao nhất để tạo ra những đột phá, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường
Địa phương

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường

Chiều 3.4, tại hội nghị giao ban quý I.2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố xin ý kiến các đại biểu.