Điện lực Hà Tĩnh:

Tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nhanh sự cố điện

Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hà Tĩnh vừa có buổi làm việc với Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) về hoạt động điện lực. Tại buổi làm việc, Công ty đã báo cáo Đoàn ĐBQH kết quả thực hiện công tác sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển 10 tháng đầu năm 2023; mục tiêu, kế hoạch các tháng cuối năm, đồng thời trình bày một số đề xuất, kiến nghị với Đoàn ĐBQH tỉnh.

Trong 10 tháng đầu năm 2023, lưới điện trên toàn tỉnh vận hành ổn định, phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của nhân dân và các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội. Để đảm bảo mục tiêu cung ứng điện, ngay từ đầu năm, Công ty đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, chống quá tải hệ thống lưới điện; tạo phương thức vận hành linh hoạt, tối ưu; áp dụng công nghệ thông tin trong điều khiển, vận hành lưới điện; ứng dụng rộng rãi công nghệ hotline trong sửa chữa đấu nối thiết bị điện, vệ sinh sứ... Đồng thời, tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nhanh sự cố, hạn chế tối đa thời gian mất điện của khách hàng.

10 tháng đầu năm, sản lượng điện thương phẩm Công ty thực hiện 1.220,401 triệu kWh, tăng 13,42% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 80,41% kế hoạch Tổng công ty giao năm 2023. Doanh thu đạt 2.439,004 đồng, tăng 17,91% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 90,44% kế hoạch giao. Tỷ lệ tổn thất thương phẩm toàn Công ty 10 tháng là 6,38%, giảm 0,61% so với cùng kỳ năm trước và thấp hơn 0,41% so với kế hoạch năm Tổng công ty giao. Tỷ lệ tiền thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt tăng 14,37%, tỷ lệ khách hàng trích nợ tự động, thanh toán qua mobile money tăng 4,23% so với cùng kỳ năm 2022. Đến thời điểm hiện tại, Công ty không để xảy ra tai nạn lao động, đảm bảo an toàn điện trong dân.

Trong công tác dịch vụ và chăm sóc khách hàng, Công ty luôn nỗ lực hướng đến việc cung cấp các dịch vụ điện ngày càng công khai, minh bạch, khách hàng dễ tham gia, dễ giám sát. Lũy kế 10 tháng đầu năm, Công ty cung cấp 10.893 dịch vụ điện trực tuyến đạt cấp độ 4, đạt tỷ lệ thực hiện 100% tổng số yêu cầu cung cấp dịch vụ; tiếp nhận và xử lý 41.206 yêu cầu của khách hàng qua Tổng đài CSKH 19006769, gửi 6,44 triệu tin nhắn SMS chăm sóc khách hàng.

Tính đến ngày 31.10, Công ty đang bán điện cho 472.230 khách hàng, tăng 1,12% so với cùng kỳ năm 2022; số lượng công tơ Công ty quản lý tính đến ngày 31.10 là 473.382 cái. Trong đó, có 424.873 công tơ điện tử (chiếm 89,73%), số lượng công tơ điện tử được lắp thiết bị đo xa là 372.154 cái (chiếm 78,61%). Năm 2023, Công ty thực hiện thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ tất cả khách hàng sau trạm biến áp công cộng và khách hàng mua buôn bán lẻ về những ngày cuối tháng (bắt đầu thực hiện từ tháng 10 và kế hoạch hoàn thành 100% trong tháng 11.2023).

10 tháng qua, Công ty cũng tích cực thực hiện các hoạt động tiết kiệm điện trên địa bàn, phối hợp cùng Sở Công thương tổ chức chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại các trường học; phối hợp với UBND các cấp, các đơn vị báo, đài tuyên truyền vận động người dân hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất; triển khai treo băng rôn, khẩu hiệu, phát tờ rơi tuyên truyền sử dụng điện an toàn tiết kiệm hiệu quả; tuyên truyền thông qua mạng xã hội (zalo, facebook)… Nhờ vậy, Công ty đã tiết kiệm 26,76 triệu kWh, tương đương 2,19% điện thương phẩm, tương ứng số tiền 53,47 tỷ đồng.

Trong công tác quản lý kỹ thuật, từ đầu năm đến nay, Công ty đã luân chuyển 168 máy biến áp chống quá tải và xử lý non tải, cân đảo pha 1.376 trạm biến áp; chỉnh trang 5S lưới điện 194 trạm biến áp, 215,7km đường dây cao trung thế và 194km đường dây hạ thế, góp phần đảm bảo cấp điện ổn định và tạo mỹ quan đô thị.

Lũy kế 10 tháng đầu năm, toàn Công ty thực hiện sửa chữa lưới điện hotline 549 phiên, đạt 106% kế hoạch; vệ sinh sứ 951 phiên, đạt 159% kế hoạch. Đặc biệt, nhờ ứng dụng hiệu quả các phần mềm chuyển đổi số trong công tác quản lý vận hành, Công ty đã xử lý được 10.682 khiếm khuyết, giảm gần 26,25% số vụ sự cố so với cùng kỳ năm 2022 tính đến thời điểm hiện tại.

Bên cạnh làm tốt công tác sản xuất, kinh doanh, Công ty luôn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, nhân đạo từ thiện với tổng kinh phí thực hiện 10 tháng trên 470 triệu đồng...

Từ nay đến cuối năm, Công ty phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật Tổng công ty giao như: giảm tổn thất điện năng, nâng cao giá bán điện bình quân, nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ khách hàng, tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng điện.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo PC Hà Tĩnh đề nghị Đoàn ĐBQH tỉnh đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành đẩy nhanh hoàn thiện dự thảo, sớm ban hành quy định mới về chuyển giao các công trình điện sang ngành điện quản lý để giảm bớt các thủ tục và tạo điều kiện cho các bên giao nhận hoàn tất việc giao nhận các công trình điện được kịp thời.

Cùng đó, đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành liên quan có cơ chế cho ngành điện trong việc thực hiện các thủ tục về chủ trương đầu tư điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư xây dựng lưới điện trung hạ thế.

Công ty cũng đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành và các địa phương tiếp tục hỗ trợ công ty tuyên truyền, sử dụng điện tiết kiệm; xử lý các hành vi vi phạm hành lang an toàn lưới điện, vi phạm sử dụng điện. Tạo điều kiện cho Công ty trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đảm bảo mục tiêu, tiến độ yêu cầu; hỗ trợ Công ty trong việc tham gia bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực trong trường hợp cần đáp ứng nhu cầu phụ tải...

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp quan trọng của PC Hà Tĩnh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Đồng thời, kỳ vọng cán bộ công nhân viên Công ty tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đảm bảo cấp điện ngày càng tốt hơn. Với những nội dung thuộc thẩm quyền, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp thu và trực tiếp giải trình tại buổi làm việc. Những kiến nghị, đề xuất của Công ty sẽ được tổng hợp để trình các cấp có thẩm quyền phối hợp, xem xét giải quyết trong thời gian sớm nhất.

Trên đường phát triển

Phấn đấu đạt mục tiêu 96% dân số tham gia bảo hiểm y tế
Trên đường phát triển

Phấn đấu đạt mục tiêu 96% dân số tham gia bảo hiểm y tế

Để đạt được mục tiêu đến năm 2025 có 96% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt 85 - 90%, tỉnh Đồng Nai cần tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, quán triệt, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân. Qua đó, giúp người dân thấy được lợi ích khi tham gia BHYT, hướng đến bao phủ BHYT toàn dân.

Hà Nội chú trọng kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp trong xây dựng NTM
Trên đường phát triển

Gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bên cạnh phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao thu nhập của người dân, thành phố Hà Nội chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp. Do đó, diện mạo nông thôn mới ở nhiều địa phương có sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại tạo nên không gian sống thân thuộc, yên bình cho người dân. Việc quan tâm gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp cũng là cách để người dân địa phương tích cực, tự giác hơn trong xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh Ninh Bình quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện
Trên đường phát triển

Để trẻ em nghèo được chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện

Để giúp các em, nhất là những trẻ em nghèo được bảo vệ, chăm sóc và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, tỉnh Ninh Bình đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa như: triển khai các chính sách bảo trợ xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng, có chính sách trợ giúp về y tế, giáo dục, tư pháp...

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch

Ngành du lịch Quảng Ngãi đã thực hiện số hóa thông tin các di tích lịch sử, văn hóa, tạo thành một "cẩm nang du lịch số" tiện lợi và hữu ích, vừa bảo đảm việc tra cứu, tìm hiểu thông tin nhanh chóng, dễ dàng vừa giúp quảng bá giá trị di tích văn hóa, lịch sử ở các địa phương trong tỉnh.

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao
Xã hội

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, với phương châm phát triển nông nghiệp của thủ đô phải khác với các địa phương khác, tập trung vào đa lĩnh vực và mang lại giá trị cao nhất, thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với một số sản phẩm, lĩnh vực, địa bàn, phát triển lĩnh vực nông nghiệp kết hợp du lịch,…

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"
Địa phương

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"

Nằm trên độ cao hơn 700 mét so với mực nước biển, The Peak (Đồi Điện Tiên, phường Dương Đông, TP Phú Quốc) không chỉ là một điểm du lịch, mà là một hành trình khám phá những điều kỳ diệu, một kiệt tác nghệ thuật được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đăng Vũ
Địa phương

Gia Lai: Nâng tầm công tác tham mưu, thẩm định

Tại Hội nghị tổng kết công tác văn phòng cấp ủy năm 2024 mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn nhấn mạnh: đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng cấp ủy các cấp cần nỗ lực, nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu, tổng hợp; các công việc cần được nâng tầm, nhất là công tác tham mưu, thẩm định.

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư
Địa phương

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư

Năm 2024 là năm thứ 2 TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện Nghị quyết số 72/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Sớm triển khai, từng bước hoàn thiện các dự án giao thông trọng điểm là nhiệm vụ trọng tâm mà địa phương hướng đến trong năm 2025, nhằm xây dựng TP. Buôn Ma Thuột thành trung tâm vùng Tây Nguyên.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Địa phương

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, được biết đến là một trong những đô thị có tỷ lệ cây xanh cao nhất cả nước, với diện tích đất cây xanh nội thị đạt gần 2.202ha. Phát triển hệ thống cây xanh gắn với công tác quy hoạch sẽ góp phần đưa Buôn Ma Thuột phát triển trở thành đô thị xanh, sinh thái, bản sắc và thông minh, xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 67-KL/TW ngày 16.12.2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước
Trên đường phát triển

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước

Những năm qua, thành phố Cần Thơ đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng. Đặc biệt, việc xây dựng hàng loạt cầu bắc qua sông Cần Thơ đã góp phần đảm bảo cảnh quan đô thị, tạo tiền đề phát triển kinh tế, đồng thời làm điểm nhấn cho thành phố về kiến trúc, văn hoá đô thị miền sông nước. 

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.