Quy hoạch tỉnh Quảng Bình bám sát 4 trụ cột kinh tế

Vừa qua, Quyết định số 921/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 28.8.2024, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, yêu cầu triển khai Quy hoạch tỉnh bám sát định hướng 4 trụ cột kinh tế: du lịch, công nghiệp, nông nghiệp và kinh tế biển phát triển nhanh, bền vững, toàn diện.

Bốn trụ cột kinh tế, tăng trưởng GRDP 8,4 - 8,8%

Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, việc thực hiện Quy hoạch phải bảo đảm tuân thủ, kế thừa các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, kế hoạch đầu tư công đã được phê duyệt; tính liên kết, thống nhất giữa các nhiệm vụ, chương trình, dự án của các ngành, các địa phương. Bám sát định hướng bốn trụ cột kinh tế: du lịch, công nghiệp, nông nghiệp và kinh tế biển phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm theo Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.

Đồng thời, phải bảo đảm tính khả thi, linh hoạt, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bối cảnh hội nhập quốc tế và thực tiễn tại địa phương; đảm bảo tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định của Đảng và Nhà nước trong quá trình ban hành cơ chế, chính sách triển khai thực hiện nhằm ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, "lợi ích nhóm", "lợi ích cục bộ" trong ban hành cơ chế, chính sách...

Quy hoạch tỉnh Quảng Bình bám sát 4 trụ cột kinh tế -0
Quy hoạch tỉnh Quảng Bình dựa trên 4 trụ cột kinh tế du lịch, công nghiệp, nông nghiệp và kinh tế biển. Ảnh: Khánh Trinh

Đặc biệt, ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch gồm: Hoàn thiện đồng bộ hệ thống các quy hoạch; triển khai thực hiện các dự án theo Quy hoạch tỉnh; Kế hoạch sử dụng đất.

Đối với các dự án ưu tiên và phân kỳ đầu tư, ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông bảo đảm đồng bộ, hiện đại; hạ tầng Khu kinh tế Hòn La và Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hạ tầng cửa khẩu; hạ tầng khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội; hạ tầng lưới điện; hạ tầng kỹ thuật tại các trung tâm đô thị, hành lang kinh tế…

Cùng với đó, thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân hằng năm là 8,4 - 8,8% trong thời kỳ 2021 - 2030, tỉnh Quảng Bình dự kiến cần huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 375 - 425 nghìn tỷ đồng trong toàn giai đoạn. Trong đó; giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh dự kiến cần huy động 240 - 275 tỷ đồng, với vốn Ngân sách Nhà nước chiếm 12,5%, còn lại là vốn từ doanh nghiệp, nhà đầu tư, hộ gia đình, vốn vay,…

Thu hút đầu tư trên 4 lĩnh vực

Bên cạnh nguồn vốn đầu tư công, Quy hoạch chỉ ra địa phương thu hút dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác, để hoàn thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của các công trình hạ tầng đã và đang thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công; Thu hút đầu tư mở rộng, nâng cao năng suất, hiệu quả các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các trung tâm động lực tăng trưởng và các trung tâm đô thị của tỉnh.

Quy hoạch tỉnh Quảng Bình bám sát 4 trụ cột kinh tế -0
Thu hút đầu tư khai thác dịch vụ du lịch, các sản phẩm du lịch đẳng cấp quốc tế. Ảnh: Khánh Trinh

Trong đó, lĩnh vực du lịch, dịch vụ ưu tiên các dự án đầu tư khai thác dịch vụ du lịch, các sản phẩm du lịch khám phá thiên nhiên và đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái đẳng cấp quốc tế tại khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đô thị du lịch Phong Nha và vùng phụ cận (theo quy định của pháp luật về bảo tồn di sản và quy định có liên quan); các khu phức hợp du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao cao cấp; bất động sản nghỉ dưỡng kết hợp sân gôn khu vực ven biển; các khu du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái; trung tâm thương mại và khách sạn cao cấp; hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố; nâng cấp, mở rộng hệ thống chợ trên địa bàn toàn tỉnh; các trung tâm Logistics và thương mại dịch vụ tại Khu kinh tế Hòn La, Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo.

Lĩnh vực công nghiệp ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng các Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp theo quy hoạch; công nghiệp điện; công nghiệp chế biến, chế tạo (chú trọng chế biến sâu nông, lâm, thủy sản xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc và các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh…) và các ngành công nghiệp hỗ trợ... gắn với nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới sáng tạo, khai thác tốt cách mạng công nghệ lần thứ tư.

Quy hoạch tỉnh Quảng Bình bám sát 4 trụ cột kinh tế -0
Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Quảng Bình xây dựng Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh, là nội dung ưu tiên đầu tư hạ tầng chuyển đổi số

Lĩnh vực nông nghiệp ưu tiên đầu tư các khu sản xuất nông nghiệp tập trung, các vùng chuyên canh theo hướng công nghệ cao; đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm chất lượng cao gắn với nhà máy chế biến tập trung; đầu tư nuôi trồng thủy hải sản trên biển; các dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; trồng cây dược liệu dưới tán rừng kết hợp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng…

Lĩnh vực hạ tầng thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu đô thị mới; ưu tiên đầu tư hạ tầng chuyển đổi số, hạ tầng phục vụ giao thông, phát triển nguồn điện…; các hạ tầng xã hội phục vụ bảo trợ xã hội, giáo dục, y tế, dịch vụ thể dục thể thao; văn hoá và ngành công nghiệp văn hoá; hình thành các trung tâm văn hoá sáng tạo... Từ đó đảm bảo thu hút đầu tư bám sát các mục tiêu kinh tế đã đề ra. 

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.