Quảng Ninh: Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tháng 8.2024, UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh tiếp tục tăng trưởng (đạt 6,59%); trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thể hiện vai trò dẫn dắt khi tăng 20,24%, lũy kế 8 tháng năm 2024 tăng 32,05% so với cùng kỳ năm 2023.

Công nghiệp chế biến, chế tạo ghi nhận mức tăng 20,24%

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại phiên thường kỳ tháng 8 của UBND tỉnh vừa diễn ra cho thấy, bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của tỉnh, các cấp, ngành, địa phương đã tập trung thực hiện hiệu quả các mục tiêu, đạt nhiều kết quả nổi bật.

Cụ thể tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tiếp tục tăng trưởng, đạt 6,59%. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thể hiện vai trò dẫn dắt mới trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh khi tăng 20,24%, luỹ kế 8 tháng năm 2024 tăng 32,05% so với cùng kỳ năm 2023. Lĩnh vực dịch vụ - du lịch tiếp tục tăng trưởng ổn định. Tổng lượng khách du lịch đến tỉnh đạt 1,8 triệu lượt khách, luỹ kế 8 tháng đạt 14,7 triệu lượt, tăng 22% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 2,4 triệu lượt.

Quảng Ninh: Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế -0
Dây chuyền sản xuất sản phẩm điện tử của nhà máy thuộc Tập đoàn Foxconn tại KCN Đông Mai (thị xã Quảng Yên). Ảnh: Q.M.G

UBND tỉnh cũng cho biết, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành  thu - chi ngân sách, đặc biệt là công tác giải ngân được quan tâm, chỉ đạo rà soát, đánh giá, xử lý các vướng mắc; công tác cải thiện môi trường, thu hút đầu tư được đẩy mạnh; các vấn đề xã hội khác được giải quyết tốt, hài hòa; công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, tài nguyên và môi trường, chuyển đổi số toàn diện được thúc đẩy; công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được tập trung chỉ đạo giải quyết…

Triển khai ngay các nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong tháng vẫn còn một số hạn chế như một số sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa đạt tiến độ kịch bản; thu ngân sách nhà nước, tiến độ giải ngân còn chậm... Trên cơ sở báo cáo từ các đơn vị, địa phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy yêu cầu các đơn vị tập trung nhận định rõ những tồn tại, khó khăn, thách thức để tìm biện pháp khắc phục; triển khai hiệu quả các quy định mới, các nghị quyết, kết luận của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh.

Quảng Ninh: Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế -0
Quang cảnh Phiên họp thường kỳ tháng 8 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Đỗ Phương 

Nhấn mạnh tỉnh đã có kịch bản điều chỉnh tăng trưởng kinh tế, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, các sở, ngành, địa phương bám sát các nội dung kịch bản; triển khai ngay các nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; phát huy vai trò của Tổ công tác đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước năm 2024; tăng cường quảng bá, xúc tiến đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư nhằm đảm bảo mục tiêu thu hút FDI theo kế hoạch; triển khai có hiệu quả các giải pháp kích cầu du lịch, đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch mới…

Bên cạnh đó, chủ động nắm tình hình, tập trung tham mưu tháo gỡ các vướng mắc trong việc triển khai các dự án sản xuất của ngành Than; phê duyệt danh mục dự án thu hút đầu tư tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2024 - 2030 và chiến lược thu hút FDI; tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tối đa công suất và năng lực sản xuất; tập trung triển khai kế hoạch sản xuất linh hoạt, thích ứng với diễn biến thời tiết, biến đổi khí hậu, tín hiệu thị trường.

Tiếp tục tăng cường, quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên, tài chính, tài sản công; tăng cường phổ biến các quy định mới, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Bất động sản có hiệu lực từ ngày 1.8 vừa qua để Luật sớm đi vào cuộc sống...

Trên đường phát triển

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra
Trên đường phát triển

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra

Thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 8.12.2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đến thời điểm này, huyện Hải Hà đã cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt hơn 26.700 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm 2023. Hiện, huyện đang tập trung khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra để ổn định cuộc sống Nhân dân, tập trung phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng
Trên đường phát triển

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng

Với mục tiêu bảo đảm cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng năm 2024, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã triển khai đến tất cả các đơn vị trực thuộc tăng cường đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp.

Người dân tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn.
Địa phương

Thanh Hóa: Khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến nông sản an toàn

Trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng và yêu cầu khắt khe về kiểm dịch, an toàn thực phẩm (ATTP), các doanh nghiệp nông nghiệp, HTX và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, đáp ứng yêu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cán bộ người dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Địa phương

Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ, nhất là quan tâm đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ người DTTS, thời gian qua, UBND tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm đào tạo, thu hút, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài trong đồng bào DTTS, góp phần quan trọng vào hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ, công vụ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là tại các địa bàn có nhiều đồng bào người DTTS sinh sống.

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cơn bão đã đi qua để lại nhiều thiệt hại nặng nề, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái", chính quyền cùng Nhân dân trong huyện đã cùng nhau khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, chung tay ủng hộ giúp đỡ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.

Phú Bình vững vàng trong gian khó
Trên đường phát triển

Phú Bình vững vàng trong gian khó

Những ngày qua, hoàn lưu của siêu bão Yagi đã khiến 9 xã trên địa bàn huyện Phú Bình, Thái Nguyên với gần 3.000 hộ dân, khoảng 3.000ha lúa và hoa màu bị ngập lụt. Nhiều tài sản của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình bị thiệt hại. Tuy nhiên, với quyết tâm, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân đã giúp huyện Phú Bình trong khắc phục hậu quả mưa lũ và từng bước ổn định phát triển kinh tế - xã hội. 

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn
Trên đường phát triển

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn

Với tốc độ nước dâng nhanh, sự nguy hiểm rình rập người dân, thực hiện chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Bắc Từ Liêm, từ chiều và tối và xuyên đêm 10.9, hàng trăm cán bộ cảnh sát Công an quận; Công an các phường cùng lực lượng dân quân tự vệ, quân sự phường đã và đang đồng hành, hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi tránh trú an toàn, đồng thời có phương án hỗ trợ khắc phục, gia cố các điểm đê xung yếu trong điều kiện mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.