Quảng Bình: Vợ chồng lão nông viết đơn trả lại 800m2 đất nông nghiệp

Nhận thấy gia đình có đất canh tác nhưng lại không thể phát huy tác dụng, hai vợ chồng ông Vũ, bà Riếc đã tự nguyện viết đơn trả lại đất cho Nhà nước, giao cho người có nhu cầu để sản xuất nông nghiệp.

Mới đây, tại xã Mai Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) đã xảy ra một câu chuyện chưa từng có tiền lệ trên địa bàn, khi người dân xin trả lại đất nông nghiệp để Nhà nước cấp lại cho người đang thiếu đất sản xuất.

Được biết, gia đình ông Vũ sở hữu diện tích 768m2 đất trồng lúa nước tại thửa đất số 30, tờ bản đồ số 4, khu đất đồng Chăm thuộc xã Mai Thủy. Tuy nhiên, vì tuổi già sức yếu, hai vợ chồng ông không thể canh tác trên mảnh đất gắn bó hàng chục năm qua. Bên cạnh đó, đã từng tham gia kháng chiến, vợ chồng người nông dân cao tuổi hiểu được ý nghĩa của ruộng nương với sự phát triển của xã hội và cuộc sống người dân. Xuất phát từ tâm nguyện đó, ông Vũ đã quyết định trao trả lại đất sau nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ.

Quảng Bình: Vợ chồng nông dân lớn tuổi viết đơn trả lại 800m2 đất nông nghiệp -0
Ông Nguyễn Văn Vũ viết đơn xin trả lại đất nông nghiệp, để đất phát huy giá trị

Nghĩ là làm, ông Vũ bàn bạc và nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ vợ. Ngay sau đó, ông đã đến trụ sở UBND huyện Lệ Thủy và viết đơn trả lại đất cho Nhà nước. “Mình có đất mà không phát huy được giá trị, đất để không cũng chỉ nhìn vậy thôi. Trong khi nhiều người lại không có mảnh đất sản xuất, làm ăn. Nên việc trả đất là thấu tình, đạt lý”, bà Lê Thị Riếc cho biết. Cũng bởi từ suy nghĩ đó, khi chồng đề cập đến việc trả đất cho Nhà nước để cấp lại cho người dân, bà đã ngay lập tức đồng ý.

Vợ chồng ông bà có 6 người con, đều đi làm ăn xa hoặc lập gia đình ở nơi khác. Hai vợ chồng sống cùng nhau trong căn nhà cấp 4, dựa vào khoản tiền 700.000 đồng trợ cấp xã hội hàng tháng và trồng thêm rau màu ở mảnh vườn trước nhà để cải thiện cuộc sống.

Theo ông Vũ, trước khi làm thủ tục trả đất, nhiều người biết đã khuyên ông nên giữ lại, nếu không làm gì nhưng nếu có dự án, công trình đi qua thì sẽ được đền bù và có tiền. Tuy nhiên, ông Vũ và bà Riếc vẫn không thay đổi ý định. “Hiện chồng tôi đã làm xong đơn trả lại đất cho Nhà nước. Chúng tôi tuy già nhưng vẫn mong đóng góp có ích cho xã hội”, bà Riếc chia sẻ.

Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy Nguyễn Xuân Tường cho biết: Việc làm của vợ chồng ông bà Nguyễn Văn Vũ và Lê Thị Riếc được các cấp, ngành của huyện hết sức ghi nhận. Với phần đất của ông bà, UBND xã Mai Thủy sẽ có thêm quỹ đất để quản lý, cấp lại cho các hộ dân đang thiếu hoặc có nhu cầu sử dụng đất phục vụ sản xuất.

Trên đường phát triển

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…