Quảng Bình: Nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài

Với mục tiêu đưa 5.000 lao động ra nước ngoài làm việc, tỉnh Quảng Bình đang tập trung cho công tác đào tạo trên nhiều tiêu chí như kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ, am hiểu văn hóa và có kỷ luật cao, giúp nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động địa phương tại các nước.

Năm 2024, tỉnh Quảng Bình đặt mục tiêu tạo việc làm cho 19.500 người, trong đó đưa 5.000 lao động ra nước ngoài làm việc. Nhằm hỗ trợ người lao động vững vàng phát triển kinh tế từ nghề nghiệp ở nước ngoài, cũng như nâng cao chất lượng nguồn lao động địa phương trên thị trường các nước như Nhật Bản, Đài Loan, đặc biệt là Hàn Quốc…, những năm gần đây, các ban, ngành, địa phương của tỉnh đã tập trung đào tạo cho người lao động các kỹ năng cần thiết.

Chị Ngô Thị Hiếu (SN 1989), là lao động tại Nhật Bản 5 năm qua, cho biết, bên cạnh việc đáp ứng tiêu chí cho người lao động theo yêu cầu của các công ty nước ngoài, nếu được trang bị thêm các kỹ năng khác sẽ giúp chị và các đồng hương thích ứng nhanh hơn trong công việc cũng như cuộc sống. “Công việc tại các nước ngày một đòi hỏi cao hơn. Do đó, việc được bổ trợ thêm kỹ năng và ngoại ngữ căn bản, đặc biệt, có thêm hiểu biết phát luật của nước ngoài, người lao động như chúng tôi sẽ hòa nhập và làm việc thuận lợi hơn”, chị Ngô Thị Hiếu cho biết.

Quảng Bình: Nâng cao tay nghề, kỹ năng cho người lao động đi xuất khẩu -0
Tư vấn xuất khẩu lao động tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Bình

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Bình chú trọng trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có người dân ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, lao động sản xuất tại địa phương, lựa chọn xuất khẩu lao động mở ra cơ hội để người dân vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thêm nguồn thu nhập, thay đổi quan niệm về phát triển kinh tế cũng như thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.

Theo Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa) Trương Thanh Duẩn, có nhiều gia đình ở địa phương đã thoát nghèo nhờ vào nguồn kinh tế từ thành viên đi xuất khẩu lao động, nhờ đó, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Để tiếp tục triển khai hiệu quả việc tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài, thời gian qua, các ban, ngành, địa phương quan tâm đến công tác đào tạo toàn diện kỹ năng cho người lao động trước khi xuất cảnh.

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Bình Nguyễn Thanh Phương cho biết: Đơn vị tập trung đào tạo 3 yếu tố quan trọng là tay nghề, vốn ngoại ngữ và ý thức tổ chức kỷ luật. Cùng với việc đào tạo ngoại ngữ, trung tâm đã tập trung trang bị các kỹ năng nghề cơ bản, đồng thời giáo dục định hướng cho người lao động, chủ yếu là các kiến thức về văn hóa ứng xử, hiểu biết pháp luật… của nước sở tại. “Những nội dung đào tạo sẽ giúp người lao động bớt đi những bỡ ngỡ ban đầu, đồng thời đảm nhận tốt vị trí, công việc. Việc đào tạo những kỹ năng cũng cần một quá trình bài bản và nghiêm túc”,  ông Phương cho biết.

Quảng Bình: Nâng cao tay nghề, kỹ năng cho người lao động đi xuất khẩu -0
Đào tạo ngoại ngữ cho người lao động ra nước ngoài làm việc tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Bình

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, trong chương trình EPS - Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài, người lao động ở lĩnh vực ngư nghiệp dù có kỹ năng đi biển tốt nhưng lại có trình độ văn hóa thấp. Cụ thể, quá trình học tập tiếng Hàn rất hạn chế, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao. Nhiều trường hợp lao động do hạn chế về ngoại ngữ dẫn đến khó khăn trong giao tiếp, từ đó mâu thuẫn với chủ lao động mà bỏ trốn ra ngoài, cư trú bất hợp pháp.

Năm 2023, tỉnh Quảng Bình có hơn 6.000 lao động được tuyển chọn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 163,3% so với kế hoạch. Trung bình mỗi năm, lao động địa phương có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài lớn, với số lượng từ 3000 - 4000 người. Do đó, để duy trì ổn định cũng như đảm bảo chất lượng người lao động, địa phương tích cực chủ động trong công tác đào tạo.

Theo Phó Giám đốc Sở Lao động,Thương binh và Xã hội Quảng Bình Đinh Thị Ngọc Lan, Sở đã tập trung chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với các doanh nghiệp đón bắt nhu cầu của thị trường lao động để có đào tạo phù hợp, tư vấn cho người lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp. Lao động có tay nghề khi làm việc ở nước ngoài sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn những ngành nghề có mức lương cao và điều kiện lao động tốt hơn.

Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm

Năm 2025 được xác định là năm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 67 để đánh giá toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho quý II. Với tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", toàn hệ thống chính trị tỉnh đang nỗ lực cao nhất để tạo ra những đột phá, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường
Địa phương

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường

Chiều 3.4, tại hội nghị giao ban quý I.2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố xin ý kiến các đại biểu.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.