Quảng Bình: “Chạm” để kết nối người dân với chính quyền

Trên tiến trình chuyển đổi số, việc xây dựng chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, kinh tế số, xã hội số tại Quảng Bình đã góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các cấp, các ngành; đồng thời rút ngắn khoảng cách giữa nhân dân và chính quyền, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo môi trường xã hội công bằng, văn minh và ngày một tiến bộ.

Tại Quảng Bình, trong thời gian qua, Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh ngày một hiện hữu rõ rệt trong đời sống hàng ngày của người dân. Nhiều ứng dụng công nghệ tham gia tích cực vào đời sống thực tế, tạo dấu ấn thực chất và thay đổi lớn, không chỉ trong cách giao tiếp và đối thoại, mà còn để lại chuyển biến tích cực cho đời sống thường nhật.

Được triển khai thử nghiệm trên địa bàn thành phố Đồng Hới từ năm 2022, đến nay, Hệ thống phần mềm dùng chung Tiếp nhận và xử lý phản ánh hiện trường đã được ứng dụng trên toàn tỉnh Quảng Bình, mang đến những kết quả bất ngờ cùng sự đón nhận tích cực trong nhân dân. 

Quảng Bình: “Chạm” để kết nối người dân với chính quyền -0
Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Quảng Bình giúp xây dựng Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh. Ảnh: Hồ Quang

Chỉ với một “chạm” trên điện thoại thông minh, người dân có thể phán ánh các vấn đề gặp phải trong cuộc sống và gửi lên hệ thống tích hợp trong ứng dụng QUANGBINH-S. Từ đó, Ban chỉ đạo tiếp nhận và xử lý phản ánh hiện trường (BCĐ), Sở Thông tin và Truyền thông, gửi nội dung đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để nhanh chóng xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại cũng như giải đáp vướng mắc. Khả năng tương tác 2 chiều và đối thoại trực tiếp giúp giảm thiểu thời gian, rút ngắn không gian trong quá trình làm việc của người dân và cơ quan các cấp, các ngành.

Đặc biệt, thông tin trong suốt quá trình phản ánh, xử lý đều được công khai, góp phần minh bạch hiệu quả làm việc cũng như đáp ứng kỳ vọng của người dân về công tác quản lý. Người dân có thể giám sát và đánh giá mức độ hài lòng đối với kết quả xử lý của từng cơ quan, đơn vị.

Quảng Bình: “Chạm” để kết nối người dân với chính quyền -0
Các đơn vị trao đổi về quy trình tiếp nhận và xử lý phản ánh từ người dân

Chị Nguyễn Thị Thu Thủy (SN 1983), người dân xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) cho biết: “Vì bận công việc, lại ở làng biển xa trung tâm, nên tôi không thể thường xuyên gặp chính quyền, cũng không rõ nên tới đâu. Nhưng nay có thể phản ánh các vấn đề ngay trên điện thoại này, rất tiện lợi mà các cơ quan cũng hồi đáp nhanh”.

Theo thống kê của Bam chỉ đạo, tính đến hết năm 2023, ứng dụng QUANGBINH-S có gần 4.000 lượt tải và cài đặt. Trung tâm Điều hành thông minh của tỉnh đã tiếp nhận 276 phản ánh, chủ yếu liên quan đến trật tự xây dựng, môi trường, kết cấu hạ tầng, chất lượng dịch vụ,…

Quảng Bình: “Chạm” để kết nối người dân với chính quyền -0
Ban chỉ đạo tiếp nhận và xử lý phản ánh hiện trường gửi nội dung đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết
Quảng Bình: “Chạm” để kết nối người dân với chính quyền -0
Tập huấn quy trình tiếp nhận và xử lý phản ánh hiện trường cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ 

Ông Nguyễn Vĩnh Huế, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT và TT) Quảng Bình, cho biết, hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh hiện trường là hộp thư đa phương tiện nhạy bén, cho phép sự tương tác không giới hạn giữa người dân cùng chính quyền, từ đây, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cũng như phát triển chất lượng phục vụ nhân dân.

Bên cạnh đó, Trung tâm CNTT và TT cũng đẩy mạnh quản lý, vận hành an toàn và khai thác hiệu quả Trung tâm dữ liệu điện tử, hệ thống phần mềm dùng chung; quản lý, vận hành, ứng dụng các hệ thống nền tảng Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh…Đồng thời, lên phương án diễn tập thực chiến, điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố máy tính, kịp thời cảnh báo các vấn đề về an toàn, an ninh mạng.

Nhập cuộc cùng tiến trình chuyển đổi số đang tăng tốc nhanh mạnh và ngày một sâu rộng trên cả nước, tỉnh Quảng Bình cũng đã chuyển mình, tạo nên nhiều thay đổi căn bản và ghi dấu ấn với Chính quyền điện tử cùng Đô thị thông minh mang nét riêng của địa phương, lấy người dân làm trung tâm để hoàn thiện và phát triển. Từ đó, việc kết nối giữa nhân dân và chính quyền được rút ngắn qua một “chạm”, từng bước xây dựng cuộc sống tốt đẹp, văn minh - tạo nên nơi đáng sống, đáng trải nghiệm đối với toàn dân cũng như khách du lịch.

Quảng Bình: “Chạm” để kết nối người dân với chính quyền -0
Giám đốc Trung trâm CNTT và TT Nguyễn Vĩnh Huế (bên trái) đón nhận danh hiệu Tập thể lao động có thành tích xuất sắc trong công tác năm 2023. Ảnh: Hồ Quang

Với dấu ấn đó, Trung trâm CNTT và TT đã được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình trao tặng danh hiệu Tập thể lao động có thành tích xuất sắc trong công tác năm 2023, hướng đến năm 2024 với những bứt phá mới.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.