Quảng bá sản phẩm OCOP Hà Nội trên nền tảng mạng xã hội

Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 919/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 – 2025 (tên tiếng Anh là: One commune one product, gọi tắt là Chương trình OCOP).

Tăng cường chuyển đổi số

Chương trình OCOP, với mục tiêu đạt được ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP vào năm 2025, là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 – 2025. Một trong những nội dung và nhiệm vụ quan trọng nhất của chương trình OCOP là tăng cường chuyển đổi số như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong truyền thông; Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream), đặc biệt cho các sản phấm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản vùng miền, địa phương; Triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân” nhằm tối ưu hóa ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, thương mại sản phẩm OCOP.

Quảng bá sản phẩm OCOP Hà Nội trên nền tảng mạng xã hội -0
Giới thiệu sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng

Thủ đô Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm số lượng làng nghề lớn nhất toàn quốc, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Trong số đó có 318 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND thành phố công nhận. Mỗi làng nghề Hà Nội đều mang một bản sắc riêng với sự kết tinh sáng tạo của những bàn tay người thợ và tình yêu nghề, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Có trên 9.900 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code.

Đó chính là lợi thế lớn đối với thành phố Hà Nội trong việc đánh giá, phân hạng sản phẩm cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP. Thành phố hiện có 1.649 sản phẩm OCOP, gồm 4 sản phẩm 5 sao; 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã được Trung ương đánh giá; 11 sản phẩm tiềm năng 5 sao của năm 2020 đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đánh giá, phân hạng; 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao. Trong đó ngành thực phẩm 1.071 sản phẩm, ngành đồ uống 35 sản phẩm, ngành thảo dược 17 sản phẩm, ngành thủ công mỹ nghệ 492 sản phẩm, ngành vải và may mặc 34 sản phẩm.

Thêm giải pháp từ TikTok

TikTok đang là nền tảng mạng xã hội giải trí nhiều người dùng, nhất là giới trẻ. Giải pháp thương mại điện tử (e-commerce) TikTok Shop tại thị trường Việt Nam dành cho cả người mua, người bán và nhà sáng tạo nội dung, mang đến hệ sinh thái thương mại điện tử toàn diện, liền mạch ngay trên TikTok, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các chủ thể OCOP, đồng thời cung cấp trải nghiệm mua sắm mới mẻ cho người dùng và cơ hội phát triển cho các nhà sáng tạo nội dung.

Được tích hợp trọn bộ ngay trên nền tảng, TikTok Shop giúp các chủ thể OCOP tối ưu quy trình tiếp cận người dùng, đồng thời có trải nghiệm thương mại điện tử liền mạch từ khâu tải sản phẩm lên nền tảng, quản lý đơn hàng, giao hàng và thanh toán. Đặc biệt, với xu hướng Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí), các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng có thêm cơ hội để gắn kết với cộng đồng thông qua yếu tố giải trí và khả năng tương tác cao trong những nội dung giới thiệu hoặc tạo nhu cầu cho những sản phẩm mới.

Sự hợp tác chính thức giữa Văn phòng điều phối Chương trình Nông thôn mới Hà Nội và TikTok sẽ giúp nâng cao năng lực số cho các chủ thể OCOP của Hà Nội. Các bên sẽ đồng tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn về tạo videos ngắn trên TikTok để quảng bá sản phẩm OCOP.

Trên đường phát triển

Ninh Thuận sẵn sàng cho dự án điện hạt nhân
Trên đường phát triển

Ninh Thuận sẵn sàng cho dự án điện hạt nhân

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận TRẦN QUỐC NAM khẳng định, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân là rất cần thiết trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Ninh Thuận sẵn sàng phối hợp, đồng hành để dự án điện hạt nhân triển khai đúng tiến độ đề ra.

Bà Rịa - Vũng Tàu và Lai Châu chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo, phát triển kinh tế
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu và Lai Châu chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo, phát triển kinh tế

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có buổi làm việc với Đoàn công tác UBND tỉnh Lai Châu, chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội. Đây là dịp để hai địa phương đánh giá kết quả đạt được, đồng thời đề xuất giải pháp đột phá nhằm thúc đẩy giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Bắc Giang nỗ lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cao
Địa phương

Bắc Giang nỗ lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cao

Từ một tỉnh thuần nông, Bắc Giang đã tạo nên kỳ tích khi liên tiếp trong nhiều năm liền tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt hai con số và ghi tên mình trong bảng xếp hạng các tỉnh dẫn đầu cả nước về tăng trưởng. Đặc biệt, trong 2 năm trở lại đây, Bắc Giang vươn lên ngôi vị “quán quân” về tốc độ tăng trưởng (năm 2023 đạt 13,45%; năm 2024 đạt 13,85%). Với tiền đề này, cùng tinh thần chủ động, trách nhiệm, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Bắc Giang đủ tự tin để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 ở mức 13,6%.

Thanh Hóa giữ vững đà tăng trưởng
Trên đường phát triển

Thanh Hóa giữ vững đà tăng trưởng

Liên tục đạt mức tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm, đặc biệt, năm 2024, Thanh Hóa gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,16%, vươn lên vị trí thứ 2 của cả nước. Để giữ vững đà tăng trưởng hai con số, tỉnh đang thực hiện đồng bộ các giải pháp, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ các "điểm nghẽn" về cơ chế, chính sách; đẩy mạnh chuyển đổi số để dẫn dắt kinh tế số; đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công và thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án trọng điểm.

Mong có chính sách tốt nhất cho di dân vùng dự án điện hạt nhân tỉnh Ninh Thuận
Quốc hội và Cử tri

Mong có chính sách tốt nhất cho di dân vùng dự án điện hạt nhân tỉnh Ninh Thuận

Theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Trong đó, có cơ chế đặc thù: “Cho áp dụng mức giá thu hồi đất, hỗ trợ bồi thường, di dân tái định cư và xây dựng nhà máy Điện hạt nhân ở mức cao nhất theo quy định nhân (x) với 1,5 lần”.

Lan tỏa niềm tin, động lực phát triển
Trên đường phát triển

Lan tỏa niềm tin, động lực phát triển

Trong năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao và tăng 2% so với Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 2.12.2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 237/NQ-HĐND ngày 6.12.2024 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, ngay từ những ngày đầu năm, toàn tỉnh đã tập trung, quyết liệt triển khai các giải pháp, nỗ lực tối đa phấn đấu hoàn thành để cùng cả nước hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung đã đề ra.

Để sản phẩm làng nghề ngày một vươn xa
Địa phương

Để sản phẩm làng nghề ngày một vươn xa

Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc, đặc biệt là các làng nghề và nghề truyền thống. Nhiều năm qua, từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, biết bao sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo đã ra đời, vượt qua thời gian để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Thành phố Hải Phòng: Quyết liệt mục tiêu tăng trưởng 12,5%
Trên đường phát triển

Thành phố Hải Phòng: Quyết liệt mục tiêu tăng trưởng 12,5%

Tại cuộc họp mới đây của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng nghe báo cáo, cho ý kiến về một số nội dung, trong có nhiệm vụ, giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 là 12,5%, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu nhấn mạnh việc Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, địa phương quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công ngay trong những tháng đầu năm; sớm ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết nối với doanh nghiệp vốn nước ngoài (FDI)…

Hà Giang bứt phá trong cải cách hành chính
Địa phương

Hà Giang bứt phá trong cải cách hành chính

Với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh Hà Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2024, hàng loạt chỉ số tăng lên vượt bậc, như: chỉ số CCHC (PAR Index) xếp thứ 23/63, tăng 17 bậc so với năm 2022; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan nhà nước (SIPAS) xếp thứ 31/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 6/14 các tỉnh miền núi phía Bắc; đơn giản hóa 85 thủ tục hành chính (TTHC); tỷ lệ xử lý TTHC đúng hạn đạt 99,72%…