Phát triển thành phố Phổ Yên thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên

Đó là yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên hồi tháng 10.2022.

Chỉ một năm sau khi từ thị xã lên thành phố trực thuộc tỉnh, Phổ Yên tiếp tục có những bước tiến dài, đến nay đã cơ bản đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại II. Với đà phát triển như hiện nay, TP. Phổ Yên có thể rút ngắn thời gian phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2025 và đạt các tiêu chí đô thị loại I trước năm 2030.

Trong nửa nhiệm kỳ đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ II, Phổ Yên đã tạo được sự bứt phá mạnh mẽ trong quá trình phát triển. Ngay sau khi trở thành thành phố, Phổ Yên tiếp tục bước vào thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng tiếp theo: Phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2025 và trở thành đô thị loại I trước năm 2030.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy thành phố Phổ Yên Bùi Văn Lương cho biết, mục tiêu nói trên được cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 19.5.2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên. Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng bộ TP. Phổ Yên đã đề ra các nhóm giải pháp, đó là: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, lấy sản xuất công nghiệp là nền tảng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, tập trung triển khai công tác giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch gắn với huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng kinh tế - xã hội...

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân, TP. Phổ Yên đã duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ổn định, thu hút thêm nhiều dự án mới đầu tư vào địa bàn. GRDP bình quân đạt trên 317 triệu đồng/người/năm, cao gấp hơn 3 lần mức bình quân chung toàn tỉnh, đời sống của Nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Cùng với đó, bộ mặt đô thị trên địa bàn thành phố thay đổi nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ổn định ở mức 25-30%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, hiện chiếm tỷ trọng 97,2%, nông nghiệp giảm còn 2,8%; giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng trên địa bàn đạt trên 885.900 tỷ đồng/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 28 tỷ USD, đóng góp lớn vào kết quả chung của tỉnh.

Giá trị ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn thành phố năm 2023 đạt hơn 3.000 tỷ đồng; thu ngân sách đạt 3.000 tỷ đồng, bằng 285% dự toán tỉnh giao, bằng 600% so với năm 2022. TP. Phổ Yên đóng góp tới 92% giá trị sản xuất công nghiệp và 97% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

Hạ tầng đô thị của thành phố có bước phát triển mạnh mẽ, chỉ trong vòng 3 năm qua, hàng loạt dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn, như: Quần thể Văn hóa - Thể thao - Công viên cây xanh; Trụ sở làm việc khối các cơ quan TP. Phổ Yên; Tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc; các khu tái định cư; Cụm công nghiệp Tân Phú I, Tân Phú II; Khu công nghiệp Yên Bình giai đoạn 2; các dự án đầu tư công, khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn… Các dự án được thực hiện đã và đang làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt đô thị trên địa bàn thành phố.

Qua đối chiếu với các tiêu chí của đô thị loại II, TP. Phổ Yên đã đạt 82,94/100 điểm (quy định tối thiểu là 75 điểm). Trong 63 tiêu chuẩn tương ứng với 5 tiêu chí theo quy định, thành phố có 29 tiêu chuẩn đạt điểm tối đa, 16 tiêu chuẩn đạt điểm trung bình, 12 tiêu chuẩn đạt điểm tối thiểu, 5 tiêu chuẩn chưa đạt.

Như vậy, về cơ bản Phổ Yên đã đạt các tiêu chuẩn quan trọng, còn 5 tiêu chuẩn chưa đạt là: Cơ sở giáo dục - đào tạo cấp đô thị; mật độ giao thông đô thị; tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật; công trình xanh; khu chức năng đô thị, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế theo mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện 5 tiêu chuẩn chưa đạt.

Với sự nỗ lực, quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị, cùng với những giải pháp quyết liệt, đồng bộ và phù hợp, TP. Phổ Yên sẽ rút ngắn thời gian xây dựng đô thị loại II và sớm trở thành đô thị loại I trong tương lai không xa.    

Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao

Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn các địa bàn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt...

Trên con đường thoát nghèo của người dân Mộc Châu luôn có cán bộ NHCSXH đồng hành.
Trên đường phát triển

Mộc Châu sẽ là đô thị xanh hiện đại

Mộc Châu nay đã khác! Những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng đang được đồng bào các dân tộc trên địa bàn nâng niu và chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, góp phần xây dựng đời sống ngày một sung túc, đầm ấm hơn. Trên hành trình ấy, luôn có các chính sách tín dụng xã hội - như một chất "dẫn", một bệ đỡ vững chắc hỗ trợ cho bà con trên chặng đường trở thành đô thị xanh, hiện đại.

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN
Địa phương

Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk
Trên đường phát triển

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia 1719.

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024
Địa phương

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, tính đến 31.10.2024, tỷ lệ giải ngân của toàn tỉnh đạt 54% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ và đạt 49% UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong năm theo từng nguồn vốn, theo từng chương trình, dự án của một số ngành, địa phương còn thấp hơn so với trung bình của cả nước.

Khánh Hòa đạt tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung. Ảnh minh họa
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: năm 2024, Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 8.12.2023 của HĐND tỉnh thông qua 22 chỉ tiêu, ước thực hiện cả năm có 15 chỉ tiêu vượt kế hoạch và có 7 chỉ tiêu đạt kế hoạch.

Cán bộ NHCSXH huyện Anh Sơn đồng hành cùng người dân
Trên đường phát triển

Góp sức đổi thay Anh Sơn

Thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tập trung đầu tư các nguồn lực, trong đó có nguồn vốn tín dụng chính sách; góp phần tạo đà để Anh Sơn khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An.

Đoạn tuyến đường bộ ven biển qua thị trấn Rạng Đông nhìn từ trên cao
Trên đường phát triển

Hành lang kinh tế - Động lực thúc đẩy phát triển bền vững

Với lợi thế về vị trí địa lý chiến lược, Nam Định có tiềm năng lớn trở thành trung tâm kết nối kinh tế khu vực phía Bắc, dựa trên việc tối ưu hóa khả năng kết nối giữa các vùng trọng điểm trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Hiện, Nam Định đang thực hiện Quy hoạch của tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với nội dung quy hoạch 5 hành lang kinh tế, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế tại địa phương.

Cánh đồng hoa Tam giác mạch rộng 2ha dưới chân núi Đôi Cô Tiên
Địa phương

Hương sắc hoa Tam giác mạch ở cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn

Nhắc đến Hà Giang, hẳn du khách đều có ấn tượng về một Hà Giang đẹp, thơ mộng với những danh lam, thắng cảnh, về văn hóa, con người mang bản sắc rất riêng, độc đáo. Ở Quản Bạ, huyện cửa ngõ Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, mỗi mùa lại có một nét đẹp đặc trưng về thiên nhiên, cảnh sắc cũng như lễ hội.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Tùng
Địa phương

Đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối Sân bay Long Thành

Để phục vụ khai thác Sân bay Long Thành giai đoạn 1 vào năm 2026 – sân bay lớn nhất cả nước, một trong 2 lợi thế lớn, tỉnh Đồng Nai đã chủ động lựa chọn một số khu vực được quy hoạch chức năng thương mại dịch vụ để đầu tư trước; tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với sân bay bằng việc kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ nguồn vốn thực hiện một số dự án như: Dự án Tiêu thoát nước khu vực ngoài Sân bay Long Thành (giai đoạn 1)...; kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đầu tư tuyến quốc lộ 20B (đường ĐT 769E), nút giao với đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây để tạo thêm hướng kết nối khu vực phía Bắc Sân bay Long Thành…