Sóc Trăng

Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới

Trên cơ sở chủ đề năm học 2024 - 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng đã chuẩn bị chu đáo về quy mô, mạng lưới trường, lớp cũng như lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên để thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm được đề ra cho năm học này.

Để học sinh được thụ hưởng công bằng

Xác định 2024 - 2025 là năm học đánh dấu mốc thời gian đặc biệt: hoàn tất việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ lớp 1 đến lớp 12; năm đầu tiên tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông mới; năm kết thúc nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Nghị quyết số 127/NQ-HĐND, ngày 9.12.2020 của HĐND tỉnh, Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 5.1.2021 của UBND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025), trước khi bước vào năm học mới, ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng đã chuẩn bị nhiều mặt để bảo đảm cho năm học mới. Theo đó, rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất; rà soát biên chế, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; định hướng các nội dung nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong năm học.

Năm học 2024 - 2025, tỉnh Sóc Trăng có 475 trường học, giảm 4 trường so với năm học 2023 - 2024. Các trường học xuống cấp do xây dựng thời gian trước đó đã được nâng cấp, sửa chữa, bổ sung các hạng mục công trình để đáp ứng cơ bản điều kiện dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mặc dù khó đạt chuẩn theo quy định về diện tích và các phòng bộ môn ở tất cả các trường, lớp các cấp học theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng diện mạo trường, lớp đã khang trang hơn rất nhiều. Các thiết bị dạy học sắp xếp, bổ sung đưa vào khai thác sử dụng đáp ứng hiệu quả công tác dạy và học. Mạng lưới trường, lớp từng bước được quan tâm sắp xếp bảo đảm điều kiện đi lại, học tập của học sinh.

Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới -0
Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới ngành giáo dục đặt ra

Thời gian qua, ngành giáo dục đã sắp xếp xóa dần các điểm lẻ, các phòng học tạm bợ, giảm các điểm trường chưa bảo đảm điều kiện để tập trung học sinh ở những nơi có điều kiện thuận lợi, cơ sở vật chất được nâng cấp, để mọi học sinh được thụ hưởng sự công bằng trong giáo dục.

Riêng đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh đã bố trí vốn trung hạn để đầu tư cho các cơ sở giáo dục với tổng vốn là 2.800 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh còn bố trí 357 tỷ đồng cho đầu tư trang thiết bị phục vụ Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các khối lớp 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11 và 12. Năm 2023 và 2024, ngân sách tỉnh bố trí từ nguồn chi thường xuyên cho giáo dục trên 3.500 tỷ đồng. Đồng thời, quan tâm bố trí ngân sách chi bảo đảm hoạt động giáo dục và thực hiện tốt chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số, chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh thuộc diện chính sách; phân bổ ngân sách để mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tập trung 10 nhiệm vụ trọng tâm

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Châu Tuấn Hồng cho biết: Trên cơ sở chủ đề năm học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng đã đề ra 10 nhiệm vụ trọng tâm. Đó là: tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục; bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, nhất là đối tượng còn khó khăn trong tiếp cận giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục quốc phòng - an ninh và giáo dục thể chất, y tế trường học; đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong giáo dục; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tăng cường truyền thông giáo dục; thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua trong toàn ngành.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trên, Sở đã đề ra nhiều giải pháp quan trọng, trong đó tập trung bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục có 17.452 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Hiện, tỉnh chỉ còn 7,31% giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019, đội ngũ này cũng được tạo điều kiện bồi dưỡng và đang tích cực học tập để đạt chuẩn theo quy định. Sở cũng đã tranh thủ thời gian trong hè, tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, lý luận chính trị cho các thầy cô; phối hợp với các nhà xuất bản để cán bộ quản lý và giáo viên được hướng dẫn khai thác, sử dụng sách giáo khoa từ các chủ biên của các bộ sách khác nhau; phối hợp với các viện, các trường đại học để thầy cô được nâng cao năng lực chuyên môn từ những giảng viên, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm; phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ quản lý, giáo viên.

Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cơn bão đã đi qua để lại nhiều thiệt hại nặng nề, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái", chính quyền cùng Nhân dân trong huyện đã cùng nhau khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, chung tay ủng hộ giúp đỡ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.

Phú Bình vững vàng trong gian khó
Trên đường phát triển

Phú Bình vững vàng trong gian khó

Những ngày qua, hoàn lưu của siêu bão Yagi đã khiến 9 xã trên địa bàn huyện Phú Bình, Thái Nguyên với gần 3.000 hộ dân, khoảng 3.000ha lúa và hoa màu bị ngập lụt. Nhiều tài sản của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình bị thiệt hại. Tuy nhiên, với quyết tâm, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân đã giúp huyện Phú Bình trong khắc phục hậu quả mưa lũ và từng bước ổn định phát triển kinh tế - xã hội. 

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn
Trên đường phát triển

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn

Với tốc độ nước dâng nhanh, sự nguy hiểm rình rập người dân, thực hiện chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Bắc Từ Liêm, từ chiều và tối và xuyên đêm 10.9, hàng trăm cán bộ cảnh sát Công an quận; Công an các phường cùng lực lượng dân quân tự vệ, quân sự phường đã và đang đồng hành, hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi tránh trú an toàn, đồng thời có phương án hỗ trợ khắc phục, gia cố các điểm đê xung yếu trong điều kiện mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản
Địa phương

Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản

Mới đây, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với Văn phòng đại diện tổ chức IM Japan tại Việt Nam và Trung tâm Lao động ngoài nước về việc phối hợp triển khai chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trên địa bàn Tỉnh.

Khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó nước lũ
Trên đường phát triển

Khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó nước lũ

Với tinh thần sẵn sàng ứng phó với mức độ cao hơn hiện tại của nước lũ, chính quyền và lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ người dân vượt qua những khó khăn do mưa lũ gây ra, kiên quyết sơ tán các hộ sinh sống tại khu vực nguy hiểm ngoài đê tới nơi an toàn. "Cán bộ quan tâm dân lắm. Chính quyền chuẩn bị sinh hoạt rất chu đáo, không chỉ đưa chúng tôi về nơi tạm tránh an toàn mà còn giúp vận chuyển tài sản lên nơi cao, người dân chúng tôi di dời an tâm hơn" - người dân di dời xúc động chia sẻ.

Bí thư Tỉnh uỷ Dương Văn An chỉ đạo địa phương khẩn trương hỗ trợ, di dời các hộ dân đến nơi an toàn
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc: Khẩn trương di dời, hỗ trợ hàng nghìn hộ dân bị mắc kẹt do nước lũ dâng cao

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, mực nước sông Lô và sông Phó Đáy tiếp tục dâng cao khiến hơn 2.200 hộ dân của xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch bị cô lập. Trước thực trạng này, sáng 11.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Dương Văn An đã có mặt tại xã Sơn Đông trực tiếp kiểm tra tình hình ngập úng, chỉ đạo địa phương khẩn trương hỗ trợ, di dời các hộ dân đến nơi an toàn.

Tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ trong các ngành công nghệ mới nổi
Trên đường phát triển

Tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ trong các ngành công nghệ mới nổi

Hơn 300 cuộc kết nối trực tiếp của 22 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ quy mô lớn của Việt Nam đã gặp gỡ với 130 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2024.

Hà Giang mưa lũ gây thiệt hại gần 27,5 tỷ đồng
Trên đường phát triển

Hà Giang mưa lũ gây thiệt hại gần 27,5 tỷ đồng

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Hà Giang, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa lớn kéo dài liên tục từ ngày 8.9 gây sạt lở đất, ngập úng cục bộ ở nhiều địa phương; thiệt hại ước tính đến 9h ngày 10.9 khoảng 27,5 tỷ đồng.