PC Ninh Bình: Ứng dụng công nghệ mới tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng hiệu quả

Thời gian gần đây, được sự quan tâm và đầu tư đúng hướng của Công ty Điện lực Ninh Bình (PC Ninh Bình), lưới điện trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối là khả năng của hệ thống cung cấp đầy đủ và liên tục điện năng cho hộ tiêu thụ, với chất lượng điện năng bảo đảm, được thể hiện qua các chỉ số SAIDI, SAIFI, MAIFI... Theo đó, nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm các chỉ số trên, PC Ninh Bình đã triển khai những giải pháp đồng bộ trên mọi lĩnh vực hoạt động như công tác quản lý kỹ thuật vận hành, công tác đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ hiện đại...

Trong đó, Công ty xác định ứng dụng khoa học công nghệ là đòn bẩy nâng cao chất lượng cung ứng điện cho khách hàng. Công ty đã đưa vào ứng dụng công nghệ sửa chữa thi công bằng phương pháp Hotline lưới 22 kV không cắt điện, vệ sinh sứ cách điện bằng nước áp lực cao đến cấp điện áp 110 kV, lắp công tơ mới, thay công tơ định kỳ bằng phương pháp Hotline hạ áp.

PC Ninh Bình nỗ lực nâng cao độ tin cậy cung cấp điện -0
 Vệ sinh cách điện bằng nước áp lực cao tại trạm 110 kV Yên Mô. (Ảnh nguồn: PCNB)

Trong công tác đầu tư, ngoài việc đầu tư cải tạo đường dây và trạm biến áp để đáp ứng nhu cầu phụ tải, Công ty còn quan tâm  đầu tư trang bị, lắp đặt các thiết bị bảo vệ, đóng cắt trên đường dây như các máy cắt đường dây (Recloser) có kết nối với hệ thống thu thập dữ liệu, giám sát, điều khiển SCADA/DMS đặt tại Trung tâm điều khiển xa (B23), các máy cắt Recloser được lắp đặt ở các vị trí phân đoạn, nhánh rẽ nhằm phát huy tính năng của thiết bị đóng cắt tự động để phân đoạn khi xảy ra sự cố trên lưới điện.

Đặc biệt, xây dựng các mạch vòng trung thế 35 kV, 22 kV kết nối các trạm biến áp 110 kV trên địa bàn toàn tỉnh. Các mạch vòng có thể hòa với nhau phục vụ chuyển đổi phương thức cấp điện, hỗ trợ cấp tải mà không phải cắt điện trong quá trình thao tác chuyển kết dây để xử lý sự cố cũng như chuyển kết dây có kế hoạch. Nhờ đó, phạm vi mất điện thu hẹp, giảm số lượng khách hàng bị ảnh hưởng mất điện.

Từ khi đưa hệ thống SCADA/DMS vào vận hành, lưới điện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã được nâng lên tầm cao mới, hệ thống giúp nâng cao năng lực điều hành lưới điện và tăng năng suất lao động. Trước đây, mỗi trạm biến áp 110kV truyền thống vận hành theo chế độ 3 ca 5 kíp, yêu cầu phải có ít nhất 10 nhân viên vận hành và thay phiên nhau trực vận hành thiết bị.

PC Ninh Bình nỗ lực nâng cao độ tin cậy cung cấp điện -0
Sửa chữa thi công bằng phương pháp Hotline lưới 22 kV không cắt điện 
(Ảnh nguồn: PCNB)

Hiện nay, các trạm biến áp 110 kV đã chuyển sang mô hình vận hành không người trực. Toàn bộ hình ảnh, thông tin, dữ liệu về trạng thái, thông số vận hành các thiết bị tại các trạm biến áp 110 kV đều được thu thập và truyền về Trung tâm điều khiển xa đặt tại trụ sở Công ty để theo dõi giám sát và điều khiển. Tại các trạm 110kV sẽ không còn nhân viên vận hành trực tiếp.

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác điều hành lưới điện giúp ngành điện Ninh Bình rút ngắn thời gian mất điện, nhờ thao tác từ xa, nhanh chóng khoanh vùng cô lập sự cố; công tác phân tích, phán đoán sự cố cũng nhanh chóng và chính xác hơn. Từ đó, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng. Tại Trung tâm điều khiển xa các thông số về điện áp, dòng điện được thu thập, theo dõi, phân tích, điều chỉnh kịp thời góp phần không nhỏ trong tiêu chí giảm tổn thất, nâng cao chất lượng điện năng. 

Bên cạnh đó, để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, PC Ninh Bình cũng đã trang bị đầy đủ, kịp thời các công cụ dụng cụ, máy móc, thiết bị công nghệ cao trong công tác quản lý vận hành. Việc kiểm tra đường dây, hành lang tuyến được thực hiện bằng các thiết bị bay có gắn camera có độ phân giải cao, các dữ liệu hình ảnh chụp được trong quá trình kiểm tra sẽ được phân tích, xử lý. Từ đó, phát hiện kịp thời những điểm xung yếu, các tồn tại, các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố, mất an toàn trên đường dây.

Ứng dụng công nghệ mới này đã giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng hiệu quả kiểm tra lưới điện, nhất là tại các vị trí trên cao, địa hình hiểm trở, giao thông chia cắt di chuyển, tiếp cận để kiểm tra gặp khó khăn. Việc kiểm tra phát nhiệt, tiếp xúc được thực hiện qua các máy chụp nhiệt có nhiều tính năng hiện đại, chuyên nghiệp, sử dụng hiệu quả, dễ dàng đã kịp thời phát hiện các điểm phát nhiệt, các điểm có tiếp xúc kém cần phải xử lý khắc phục để ngăn ngừa sự cố, bảo đảm vận hành an toàn, ổn định.

Công tác kiểm tra định kỳ đường dây và trạm biến áp được thực hiện nghiêm túc tại các tổ đội sản xuất. Các tồn tại khiếm khuyết trên lưới được phát hiện và xử lý kịp thời. Công tác thí nghiệm định kỳ, kiểm tra chuyên sâu được triển khai đúng kế hoạch. Việc ứng dụng các phần mềm quản lý kỹ thuật, hệ thống đo xa... giúp cho lưới điện được vận hành tin cậy, an toàn, ổn định.

Có thể thấy, việc triển khai những giải pháp đồng bộ trên mọi lĩnh vực hoạt động, PC Ninh Bình đã và đang quyết tâm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định. Đồng thời, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của hệ thống, giảm các chỉ số SAIDI, SAIFI đáp ứng tốt về chất lượng dịch vụ, tăng sự hài lòng của khách hàng.

Trên đường phát triển

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM Hà Nội Nguyễn Văn Chí thăm gian hàng trưng bày các sản phẩm làng nghề đặc sắc của Hà Nội
Địa phương

Phấn đấu về đích trước hẹn

Sau hơn 10 năm thực hiện với từng bước đi vững chắc và cách làm bài bản, khoa học, Hà Nội tiếp tục giữ vững vị trí lá cờ đầu trong xây dựng NTM. Hiện, thành phố đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành 8/8 tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 321/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ nay đến cuối năm 2024, thành phố tập trung thực hiện chương trình nước sạch nông thôn, phát triển làng nghề, phát triển sản phẩm OCOP… hướng tới mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2024, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch.

Hà Nội: Triển khai giải pháp tham gia chuỗi liên kết phát triển hành lang công nghiệp
Trên đường phát triển

Hà Nội: Triển khai giải pháp tham gia chuỗi liên kết phát triển hành lang công nghiệp

Đại diện Sở Công Thương TP. Hà Nội cho biết, thành phố đã tập trung liên kết phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ dựa trên nhu cầu và lợi thế với 3 lĩnh vực chủ chốt gồm: Sản xuất linh kiện phụ tùng, công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày; đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo chuỗi giá trị toàn cầu; đẩy mạnh liên kết cung ứng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Khu đô thị Vinhomes gloden Avenue động thổ tổ hợp chăm sóc sức khoẻ tắm khoáng - vui chơi giải trí và ẩm thực lớn nhất miền bắc
Trên đường phát triển

Khu đô thị Vinhomes gloden Avenue động thổ tổ hợp chăm sóc sức khoẻ tắm khoáng - vui chơi giải trí và ẩm thực lớn nhất miền bắc

Ngày 19.10.2024, Công ty Cổ phần Vinhomes động thổ Tổ hợp chăm sóc sức khoẻ tắm khoáng, vui chơi giải trí và ẩm thực tại đô thị ở hiện đại bậc nhất Móng Cái - Vinhomes Golden Avenue (Bắc Luân, Móng Cái, Quảng Ninh). Khi đi vào hoạt động, tổ hợp sẽ góp phần đưa Vinhomes Golden Avenue thành đô thị sống và giao thương hấp dẫn quanh năm tại Đông Bắc Bộ, khai mở cơ hội kinh doanh tại vùng kinh tế cửa khẩu phát triển bậc nhất Việt Nam.

Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Trên đường phát triển

Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam vừa có văn bản báo cáo và kiến nghị gửi Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế về giải quyết một số vướng mắc, bất cập về thuế của doanh nghiệp thủy sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tri ân, ghi công cán bộ chiến sỹ Quân đội Nhân dân hy sinh trong phòng chống bão số 3
Trên đường phát triển

Tri ân, ghi công cán bộ chiến sỹ Quân đội Nhân dân hy sinh trong phòng chống bão số 3

Bão số 3 có cường độ mạnh đổ bộ vào Việt Nam đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Bắc. Để ứng phó thiên tai, cứu nạn, cứu hộ, đã có những tấm gương dũng cảm quên mình và hy sinh khi làm nhiệm vụ, trong đó có những cán bộ chiến sĩ Quân đội Nhân dân.

Phấn đấu đưa 48km cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột vào sử dụng trước 30.8.2025
Trên đường phát triển

Phấn đấu đưa 48km cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột vào sử dụng trước 30.8.2025

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk về tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2024 và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, phương hướng nhiệm vụ thời gian tới; khảo sát tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; chủ trì Lễ phát động đợt thi đua cao điểm 500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc tại điểm cầu Buôn Ma Thuột.

Công bố Khánh Hòa hoàn thành mục tiêu đón 9 triệu khách trong năm 2024
Trên đường phát triển

Các chỉ tiêu du lịch “về đích” trước 3 tháng

Với việc về đích sớm 3 tháng các chỉ tiêu du lịch năm 2024, theo Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, ngành du lịch tỉnh phấn đấu đạt từ 10 - 11 triệu lượt khách trong năm nay. Để đạt được mục tiêu này, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ triển khai nhiều sản phẩm kích cầu du lịch như: ưu đãi cho du khách về dịch vụ lưu trú, giá vé tham quan, sử dụng các dịch vụ ăn uống; tổ chức các tour du lịch mới...

Toàn cảnh hội nghị
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất quyết tâm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ năm 2024

Ngày 17.10, Ban Thường vụ huyện ủy Thạch Thất tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024; quán triệt Nghị quyết số 264-NQ/HU ngày 10.9.2024 của Ban Thường vụ huyện ủy.

Bắc Giang: Tập trung triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Tập trung triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu nhấn mạnh 6 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung cao thực hiện thời gian tới, trong đó, bám sát, đề xuất, kiến nghị với Trung ương quan tâm sớm kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh. Điều động, luân chuyển, sắp xếp cán bộ của tỉnh và các địa phương bảo đảm ổn định, đáp ứng yêu cầu công việc.