Nhiều dự án đầu tư công giải ngân 0%, Quảng Bình yêu cầu chủ đầu tư chấn chỉnh

Tại tỉnh Quảng Bình, nhiều dự án đầu tư công từ nguồn ngân sách trung ương và nguồn ngân sách địa phương hiện chưa giải ngân được khoản nào. Do đó, địa phương yêu cầu các chủ đầu tư chấn chỉnh công tác chỉ đạo thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công của đơn vị.

Nhiều dự án có tỷ lệ giải ngân 0%

Vừa qua, Bộ Tài chính đã công khai các dự án giải ngân 0% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024, nguồn ngân sách trung ương do địa phương quản lý. Trong đó, tỉnh Quảng Bình có 13 dự án chưa giải ngân, tính đến ngày 30.4. Đối với các dự án sử dụng nguồn ngân sách tỉnh, Quảng Bình có hơn 60 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 268 tỷ đồng vẫn chưa thực hiện giải ngân.

Theo đánh giá của tỉnh Quảng Bình, kế hoạch đầu tư công năm 2024 của địa phương triển khai trong điều kiện tương đối thuận lợi, các dự án sử dụng nguồn ngân sách trung ương trong nước, vốn ODA và hầu hết dự án ngân sách tỉnh là các dự án chuyển tiếp, đã hoàn thiện các thủ tục, đang tập trung thi công.

Nhiều dự án đầu tư công giải ngân 0%, Quảng Bình yêu cầu chủ đầu tư chấn chỉnh -0
Hạng mục thuộc công trình đường và cầu vượt đường sắt trung tâm TP. Đồng Hới đang chậm giải phóng mặt bằng

Cũng theo UBND tỉnh, từ đầu năm đến nay, địa phương đã thực hiện các giải pháp đôn đốc giải ngân và trong quá trình triển khai, các Tổ công tác của UBND tỉnh cũng đã tổ chức họp, kiểm tra để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án.

Tuy nhiên, UBND tỉnh xác nhận nhiều dự án của tỉnh có tỷ lệ giải ngân 0%, trong đó, nhiều dự án có số vốn rất nhỏ nhưng chủ đầu tư chưa đốc thúc nhà thầu thi công nghiệm thu thanh toán để giải ngân.

Điều này được cho đã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của toàn tỉnh và ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. Đặc biệt, nhiều dự án đầu tư công có tính cấp thiết và tác động đến sự phát triển của địa phương, góp phần thúc đẩy an sinh xã hội, văn hóa xã hội. Việc chậm giải ngân và hoàn thành công trình sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát triển chung của tỉnh.

Đơn cử công trình đường và cầu vượt đường sắt trung tâm TP. Đồng Hới là một trong nhiều dự án có tỷ lệ giải ngân 0%. Dự án do Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh làm đại diện chủ đầu tư, vẫn chưa thể giải ngân do công tác giải phóng mặt bằng không có tiến triển tích cực. Trong khi mục tiêu của dự án là tạo thành trục đường ngang chính kết nối Đông - Tây của TP. Đồng Hới, góp phần điều tiết lưu lượng giao thông tuyến nội thành, với trục đường thường xuyên nghẽn tắc do giao cắt với đường sắt.

Nhiều dự án đầu tư công giải ngân 0%, Quảng Bình yêu cầu chủ đầu tư chấn chỉnh -0
Quảng Bình đặt mục tiêu đến 30.6.2024, tỷ lệ giải ngân phải đạt thấp nhất 40% kế hoạch vốn được giao. Ảnh: Khánh Trinh

Bên cạnh đó, còn có nhiều dự án có tác động lớn như: Dự án đầu tư xây dựng khoa Ung bướu - Xạ trị, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới; Nâng cấp, mở rộng công trình nước sạch nông thôn; các dự án nâng cấp và cải tạo bệnh viện, trạm y tế; các dự án đường giao thông tại nhiều huyện, thị,...

Chấn chỉnh và đẩy mạnh tiến độ giải ngân đầu tư công

Tính đến cuối tháng 4.2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh Quảng Bình theo số tỉnh triển khai đạt tỷ lệ 16,5%, thấp hơn mức trung bình toàn quốc (17,46%). Để đạt tỷ lệ giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư công năm 2024 được giao, tỉnh Quảng Bình yêu cầu các chủ đầu tư có dự án với tỷ lệ giải ngân 0% chấn chỉnh công tác chỉ đạo thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công của đơn vị.

Theo đó, các chủ đầu tư cần khẩn trương tiến hành công tác nghiệm thu, thanh toán và giải ngân vốn chậm nhất đến hết 31.5.2024 thực hiện thanh toán lần đầu tại Kho bạc Nhà nước các cấp; đến 30.6.2024, tỷ lệ giải ngân phải đạt thấp nhất 40% kế hoạch vốn được giao.

UBND tỉnh cũng lưu ý ưu tiên giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 được kéo dài sang năm 2024 trước, sau đó mới giải ngân kế hoạch vốn năm 2024.

Nhiều dự án đầu tư công giải ngân 0%, Quảng Bình yêu cầu chủ đầu tư chấn chỉnh -0
Quảng Bình thành lập các Tổ công tác để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đầu tư công. Ảnh: A.T

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng yêu cầu nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Bên cạnh đó, tranh thủ thời tiết thuận lợi để đốc thúc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đặc biệt là đối với các dự án dự kiến hoàn thành năm 2024, có số vốn bố trí tương đối lớn, bao gồm 8 dự án đường giao thông do 8 huyện, thị xã, thành phố làm chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương năm 2024.

Riêng đối với các dự án khởi công mới năm 2024, các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư và các thủ tục có liên quan khác để triển khai thi công dự án, chậm nhất đến ngày 30.6.2024 hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp để triển khai thực hiện.

Cùng với đó, UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Xây dựng; Kho bạc Nhà nước tỉnh, các địa phương… nêu cao vai trò, trách nhiệm để đẩy mạnh hơn nữa công tác giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các dự án, nhằm sớm hoàn thành các công trình, góp phần cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh.

Trên đường phát triển

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất
Địa phương

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất

Hy vọng các doanh nghiệp FDI sẽ trở thành người bạn, người kết nối kinh tế thành phố Hải Phòng với kinh tế thế giới. Tiếp tục lan tỏa thông điệp “Doanh nghiệp FDI phát triển cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế bền vững, kinh tế chia sẻ; kết nối doanh nghiệp với chuỗi cung ứng toàn cầu” đến cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Thành phố sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển.

Người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
Trên đường phát triển

Cà Mau: Đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động chuyển đổi số

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10.10) của tỉnh, từ ngày 2.10, nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đồng loạt mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động công nghệ số hướng đến mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu thăm và tặng hoa cho các Đảng viên cao tuổi của thành phố
Địa phương

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nền tảng vững chắc để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Quán triệt quan điểm đó, Đảng bộ TP. Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.

Những nỗ lực trong công tác xây dựng Đảng đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lực lượng cán bộ thành phố
Địa phương

Bước đột phá trong công tác xây dựng Đảng

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Thành ủy Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đã đề ra. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, về công tác xây dựng Đảng được nâng lên, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống năm 2023 tại Trường PTDTNT Chợ Đồn. ẢNH: N.HÀ
Địa phương

Bài 2: Kịp thời ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Thực hiện một số chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín; đẩy mạnh thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giúp nhận thức của cán bộ, đảng viên, đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa được nâng lên; kịp thời ngăn chặn các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết có thể xảy ra tại các địa bàn có nguy cơ cao.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tuyến đường Cổ Linh - Nghiên Loan, huyện Pác Nặm
Địa phương

Bài 1: Tập trung vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết vấn đề bức thiết

Với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giải quyết những vấn đề bức thiết, đến nay, có 4 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Đó là: 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt cấp 6 trở lên (đạt 106%); 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa (đạt 118,7%); 92% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 104,5%); số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98,5% kế hoạch…

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi
Trên đường phát triển

Cà Mau phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế địa phương. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước

Theo báo cáo của Cục Thống kê Khánh Hòa, 9 tháng năm 2024, Khánh Hòa có mức tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước, thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 10,45% so cùng kỳ năm trước.