Lấy sức mạnh của dân để làm lợi cho dân ở huyện miền núi biên giới Nghệ An

Với phương châm “lấy sức dân để làm cho dân”, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp xã Lưu Kiền, một trong những xã vùng cao của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đã vận dụng để lãnh đạo, chỉ đạo, cùng nhân dân nỗ lực phấn đấu xây dựng xã nông thôn mới.

Đến nay đã và đang tạo sự đồng thuận huy động hiệu quả các tiêu chí, mang lại sự hài lòng cho người dân.

Trải dọc bên sườn núi Tẳn Xà, thuộc bản Pủng, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An phủ một màu xanh bạt ngàn rừng chuối rừng đang độ khoe sắc, nhiều hộ dân ở đây đợi ngày thu hoạch. Đây là một loài cây mọc tự nhiên men con khe suối, cheo leo bên những mỏm đồi. Những năm gần đây loài cây này được nhiều thương lái biết đến và tìm đến tận nơi để thu mua, khi mà các quả đồi thưa trước đây của bản đã được khoanh, chăm sóc phát triển đạt yêu cầu của thương lái, thì bà con trong xã học tập và làm theo. Đến nay, toàn xã đã trồng được 34ha, trong đó hộ nhiều nhất trồng đến 2ha chuối.

Lấy sức mạnh của dân để làm lợi cho dân ở huyện miền núi biên giới Nghệ An -0
34ha diện tích chuối lấy lá toàn xã đã và đang góp phần lớn vào ổn định cuộc sống cho nhiều hộ dân.

Khi được tận mắt chứng kiến từng bao tải được sắp sẵn dưới các cọn ngay đầu dốc chuẩn bị cho đợt thu hoạch mới cảm nhận được niềm vui, sự tin tưởng vào chủ trương của Đảng và sự vận dụng hiệu quả trong việc phát huy tính dân chủ hướng về lợi ích của dân mà xã Lưu Kiền đã và đang áp dụng.

Bà Mai, hộ được xem là trồng nhiều nhất, phấn khởi chia sẻ: “Trước đây ở những khu vực đồi này là cây dại xen chuối rừng mọc với nhau. Nhưng khi bản Lưu Thông đưa vào trồng và bảo vệ bán được ra thị trường thì các hộ gia đình chúng tôi được tham gia họp bàn với cấp ủy, ban quản lý bản, lấy ý kiến và thống nhất học tập bản Lưu Thông vừa trồng vừa chia khoảnh để khoanh bảo vệ.

Ban đầu một số hộ không đồng thuận và cho rằng là cây tự nhiên, bán không được giá, đồng thời đem so sánh với cây sắn, cây ngô trồng có giá trị hơn. Tuy nhiên, sau đó được cán bộ giải thích thế là họ cùng làm, cùng kiểm tra từng giai đoạn triển khai chủ trương chăm sóc chuối rừng. Giờ thì không đủ cung cấp cho thương lái, cứ vài ba ngày họ lại đến mua, với giá 4.000-5.000 đồng/kg, trung bình thu 500-600 nghìn đồng/ngày, chúng tôi có thêm thu nhập chính trang trải cuộc sống”.

Rời bản Pủng, xuôi về dọc Khe Chán thuộc 2 bản Xóng Con và Con Mương, nơi mà tiếng cuốc xẻng hòa tiếng nói cười phấn khởi của đủ mọi lứa tuổi suốt bao ngày sục sôi mở đường dẫn vào khu sản xuất suất.

Một con đường bê tông uốn lượn, với chiều dài 1.000m (1000mx3m x14cm) đã thông  tuyến nội đồng nối với  tỉnh lộ 543D đã hoàn thành với niềm vui khôn tả của cả người dân và cấp ủy, chính quyền xã nhà. Những chuyến xe chở đầy sắn,ngô bon bon trên con đường kiên cố mà bà con chưa bao giờ dám nghĩ sẽ tận mắt thấy, thì nay lại chính bản thân, gia đình của họ được đi trên chính con đường mà họ được bàn, được lo, được đổ mồ hôi, công sức để có ngày hôm nay.

Ông La Văn Thi - Trưởng bản Xóong Con, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương, Nghệ An tự hào cho biết: Nếu như những năm trước, để vào được khu sản xuất Khe Chán này trồng sắn, trỉa ngô, chăn nuôi tập trung, bà con phải bì bõm khi mưa xuống hoặc bụi bay mù khi nắng lên. Từ khi UBND xã xác định được có giao thông sẽ mở ra hướng đi mới cho bà con, cấp ủy, ban quản lý chúng tôi cũng rất đồng tình, nhưng để làm được là cả một vấn đề.

Thế nhưng khi bàn đến làm đường kiên cố, thì nhiều hộ có cây, vườn sát đường họ không đồng tình, không muốn hiến đất, chặt cây để làm. Cấp ủy, chính quyền xã cùng với cấp ủy, ban quản lý tổ chức rất nhiều cuộc họp dân để nắm tâm tư, nguyện vọng sau đó mới đi đến giải thích cặn kẽ. Và rồi việc làm này con đường kiên cố đã được mở ra... cho bà con dân bản tin tưởng”.

Lấy sức mạnh của dân để làm lợi cho dân ở huyện miền núi biên giới Nghệ An -0
Bà con tiếp tục nhân rộng diện tích trồng chuối lấy lá.
Lấy sức mạnh của dân để làm lợi cho dân ở huyện miền núi biên giới Nghệ An -0
Bà con phấn khởi thu hoạch thành quả lá chuối rừng.

Ông Chu Văn Hùng - Phó chủ tịch UBND xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương chia sẻ: Xác định đẩy nhanh tiến độ làm đường giao thông nông thôn, trong thực hiện tiêu chí NTM, trước tiên phải làm công tác tư tưởng, đến tuyên truyền, giải thích, vận động, tất cả đều với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát” và xem đây là biện pháp quan trọng để khơi dậy sức dân cùng chung tay góp sức.

“Sau nhiều lần họp, tâm tình, sẻ chia, cán bộ, đảng viên gương mẫu làm trước. Kết quả đã nhận được tin vui từ nhiều hộ tự nguyện báo hiến đất, hiến cây, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023 đã vận động làm mới được 8.140,8m đường giao thông nông thôn các loại, huy động nhân dân đóng góp được gần 5.000 ngày công gần 350 triệu đồng tiền mặt... Khi đã có đường, xã tiếp tục có kế hoạch tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng và áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hàng hóa”, ông Hùng tự hào.

Lưu Kiền là một trong những xã miền núi phía tây của huyện, cách trung tâm huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An 18km, với diện tích tự nhiên 13.950,19 ha, là 1 trong 4 xã được huyện chọn xây dựng Nông thôn mới trong nhiệm kỳ 2020-2023 này. Tuy nhiên với xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng ở 6 bản và 5 cơ quan chưa đồng bộ, 957 hộ, với 4.096 khẩu của toàn xã thì có đến 343 hộ nghèo, chiếm 35,84%. Trong khi đó 92% là dân tộc thiểu số gồm Thái, Mông, dân tộc Kinh chỉ chiếm 1,3%.

Như vậy để huy động nội lực đầu tư xây dựng Nông thôn mới là rất khó khăn. Dù vậy, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” đang được cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Lưu Kiền thực hiện sinh động trong phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn hay triển khai các Chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà Nước, phải dựa vào dân, nói cho dân nghe, làm cho dân thấy, sau đó mới cùng bàn cùng làm để dân nhận ra đó là làm lợi cho chính họ. Xã đã bám sát vào thực tế của từng bản và chỉ triển khai khi các vấn đề được bàn với dân, nhận sự đồng tình cao từ dân và giành hoàn toàn quyền quyết định ở nơi dân.

Đối với một số bản nằm trong khu vực quy hoạch phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Văng Phột, Khe Kiền, Xóong Con, Con Mương, xã thống nhất chỉ đạo tập trung xây dựng và phát triển khu du lịch cộng đồng. Đồng thời lên kế hoạch đã và triển khai, xây dựng 10 mô hình kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2023 như: Mô hình nuôi bò nhốt tại bản Khe Kiền; mô hình trồng lá dong tại bản Lưu Phong; mô hình nhân rộng trồng chuối lấy lá tại bản Khe Kiền và bản Pủng; mô hình trồng ổi lê Đài Loan tại bản Xoóng Con; mô hình nuôi vịt bầu tại bản Lưu Phong; mô hình bảo vệ, nhân rộng phát triển nguồn lợi thủy sản (cá mát) trên địa bàn.

Lấy sức mạnh của dân để làm lợi cho dân ở huyện miền núi biên giới Nghệ An -0
Bà con rộn ràng góp công, góp sức mở đường dẫn vào khu sản xuất.

Công an xã xây dựng 3 mô hình: mô hình “Xã sạch về ma túy” và “trường học an toàn nói không với bạo lực học đường và tệ nạn ma túy”; mô hình “tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy tại bản Con Mương. Mô hình xã sạch về ma túy nây đã được cấp trên thẩm định công nhận đạt xã sạch về ma túy. Các mô hình đã và đang hứa hẹn một cuộc sống no đủ hơn đến với bản làng miền núi Lưu Kiền.

Khi đề cập đến vấn đề thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại buổi sơ kết nửa nhiệm kỳ của Đảng bộ huyện Tương Dương vừa qua, ông Đinh Hồng Vinh - Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở huyện Tương Dương, nhấn mạnh: Để thực hiện tốt các mục tiêu chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ các cấp đề ra, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở rất quan trọng; chúng ta phải tăng cường mối quan hệ giữa chính quyền, mặt trận và các đoàn thể; phát huy cao vai trò của người đứng đầu Cấp ủy, Chính quyền trong chỉ đạo thực hiện giám sát, phản biện xã hội, năng lực hoạt động thực tiễn, đồng thời chú trọng thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân...

Dù không phải là xã đứng top đầu về phát triển kinh tế của huyện Tương Dương, nhưng Lưu Kiền lại là xã đi đầu và thành công trong việc vận động nhân dân đồng thuận, trong làm đường giao thông nông thôn các loại và thực hiện có hiệu quả các mô hình sinh kế. Đây là điển hình cần được nhân rộng, lan tỏa trong toàn huyện góp phần chung tay thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2023.

Trên đường phát triển

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa
Trên đường phát triển

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa

Trăn trở với "bài toán" đầu ra cho nông sản địa phương, Sở Công Thương Long An đặc biệt chú trọng phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, nông dân cách đăng ký thông tin, đưa sản phẩm lên sàn, kỹ năng livestream bán hàng trực tiếp... Các sàn TMĐT đã và đang góp phần đưa các nông sản chủ lực và nông sản chất lượng cao của tỉnh tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, từng bước chinh phục các thị trường "khó tính" như Trung Đông, Mỹ, châu Âu…

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
Trên đường phát triển

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững

Trong xây dựng cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng, Long An xác định rõ việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đối tượng hỗ trợ, tham gia và thụ hưởng. Thành công thu hút hàng container đến Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho riêng Cảng Quốc tế Long An mà còn phát triển ngành logistics, phát huy tiềm năng khác biệt, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Vĩnh Yên hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm đô thị xứng tầm của tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương

Vĩnh Yên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Từ một đô thị nhỏ với hạ tầng cơ sở còn yếu kém, Vĩnh Yên đã vươn mình trở thành đô thị văn minh. Năm 2024, thành phố gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng, với hàng loạt các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Song để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, Vĩnh Yên sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh
Trên đường phát triển

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn, trước 1 năm so với kế hoạch. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Định Hóa.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng thăm và động viên người dân xây dựng nhà ở mới tại thôn Yên Lập, xã Yên Thành
Địa phương

Chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân sau lũ

Sau cơn bão số 3, nhiều thôn bản bỗng chốc tan tác, để lại phía sau chỉ là bùn đất, nước mắt và sự mất mát không thể tả thành lời. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo tỉnh cùng nỗ lực của các cấp, ngành, đến nay, dự án khu tái định cư thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình đang dần hồi sinh trở lại.