Không nên đóng đinh tư duy đã là miền núi thì nghèo

Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại Tọa đàm “Tiềm năng, lợi thế và định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Nghệ An đã tổ chức sáng nay, tại Hà Nội. 

Vùng đất có nhiều tiềm năng lợi thế

Miền Tây Nghệ An có diện tích tự nhiên hơn 13.728,97 km2, chiếm 83,3% diện tích toàn tỉnh; có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, với 211 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 27 xã biên giới với hơn 468 km đường biên với nước bạn Lào. Với 4 đường quốc lộ nối hành lang kinh tế Đông - Tây và đường Hồ Chí Minh, tạo thuận lợi trong giao thông với Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan và các nước trong khu vực.

Tiềm năng, lợi thế và định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An -0
 Ông Phạm Hồng Lượng, phụ trách Phòng Kế hoạch, Tài chính Cục Lâm nghiệp phát biểu đề dẫn Toạ đàm. Ảnh BN

Dân số toàn vùng 1,237 triệu người, chiếm 36,28% dân số toàn tỉnh. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có 41 vạn người, chiếm 38,4% dân số toàn miền Tây, gồm nhiều dân tộc chung sống như Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Đan Lai, Ơ Đu, Kinh...  

Đây là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của tỉnh Nghệ An, khu vực Bắc Trung bộ và cả nước; có tiềm năng và lợi thế phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khai khoáng, du lịch và phát triển kinh tế cửa khẩu.

Miền Tây Nghệ An cũng là nơi có khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á, có giá trị về khoa học, môi trường, văn hóa, nhân văn và lịch sử, được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Tiềm năng, lợi thế và định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An -0
Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý phát biểu khai mạc tọa đàm. Ảnh BN

Thay mặt Ban tổ chức, phát biểu khai mạc tọa đàm “Tiềm năng, lợi thế và định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An”, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý nhấn mạnh: Diễn đàn hết sức có ý nghĩa nhằm cụ thể hóa một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định của Thủ tướng Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

“Tọa đàm hôm nay là cơ hội rất quan trọng để bàn luận, trao đổi, đánh giá, phân tích sâu, cụ thể những vấn đề trọng tâm, cốt lõi để giúp miền Tây Nghệ An phát triển bền vững theo định hướng”, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An khẳng định và cho biết: Ban tổ chức tọa đàm rất mong nhận được nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn của các vị đại biểu, các nhà khoa học, các nhà quản lý, doanh nhân, doanh nghiệp, để qua đó giúp tỉnh Nghệ An nhận diện rõ hơn những tiềm năng, lợi thế, cơ hội, những khó khăn, thách thức, những nút thắt cần tháo gỡ; xác lập cách tiếp cận phát triển mới; tầm nhìn, chiến lược mới và các giải pháp đột phá phát triển miền Tây của Nghệ An trong thời gian tới.

Cùng với đó, thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, tỉnh Nghệ An đang tập trung phối hợp với các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển tỉnh Nghệ An, trong đó có cơ chế, chính sách đặc thù phát triển miền Tây. “Chúng tôi rất mong có sự “hiến kế”, gợi ý, góp ý quan trọng từ các vị đại biểu”, Bí thư tỉnh ủy Thái Thanh Quý phát biểu.

Cần tiếp cận với tư duy mới để phát triển

Phát biểu chào mừng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ những tình cảm, tâm huyết đối với Nghệ An, đặc biệt đối với khu vực miền Tây.

Tiềm năng, lợi thế và định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An -0
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu. Ảnh BN 

Bộ trưởng cho rằng, cần phải tiếp cận với tư duy mới, mà trước hết là phải có suy nghĩ, quyết tâm “phải làm, cần làm, nên làm” để tìm ra giải pháp cho phát triển miền Tây Nghệ An, theo đó Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, không nên đóng đinh tư duy đã là miền núi thì nghèo, đồng bào dân tộc là khổ mà cần phải có lạc quan để từ đó có sáng kiến và cùng nhau thay đổi khu vực miền Tây.

“Chúng ta nhìn thấy sức sống các đơn vị miền Tây Nghệ An thông qua các gian hàng, các tiết mục văn nghệ đong đầy các giá trị vô hình, điều đó sẽ kích hoạt giá trị hữu hình của miền Tây Nghệ An”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định.

Thông qua tọa đàm “Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An” và trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của miền Tây Nghệ An, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, cần đưa ra tầm nhìn mới lạc quan hơn trên cơ sở phối hợp hành động có hệ thống từ Trung ương, đến địa phương, mang tính chất liên ngành, đa ngành để vừa khơi dậy tiềm năng tài nguyên bản địa, tiềm năng văn hóa, cấu trúc xã hội miền Tây Nghệ An.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho rằng, cần phải tiếp cận miền Tây Nghệ An là một tổng thể không để quản lý phân tầng. Bởi một khi khắc phục được điều đó và có tư duy mở, không gian lớn hơn thì giá trị mang lại sẽ lớn hơn.

Tiềm năng, lợi thế và định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An -0
Các đại biểu tham dự Tọa đàm. Ảnh BN

Với tình cảm, tâm huyết để “vun trồng mảnh đất, con người và tương lai cho miền Tây xứ Nghệ”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: Bộ sẽ lấy miền Tây Nghệ An làm “thí điểm”thực hiện những đề án trình với Trung ương, Chính phủ để có cái nhìn tích hợp, đa ngành, đa giá trị cho ngành nông nghiệp.

Trước khi tọa đàm, các đại biểu đã xem video clip về tiềm năng, lợi thế và tình hình phát triển kinh tế-xã hội miền Tây Nghệ An và nghe báo cáo thực trạng phát triển kinh tế-xã hội, tiềm năng và định hướng phát triển miền Tây Nghệ An theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18.7.2023.

Tiềm năng, lợi thế và định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An -0
Bộ trưởng Lê Minh Hoan và các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của miền Tây Nghệ An. Ảnh BN

Tại Tọa đàm với chủ đề “Định hướng chiến lược phát triển kinh tế vùng miền Tây Nghệ An” Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Tổ phó Tổ tư vấn kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An PGS.TS Trần Đình Thiên, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH Thái Hương và bà Nguyễn Thị Thu Huyền - Điều phối viên Quốc gia Chương trình tài trợ các dự án nhỏ Quỹ Môi trường toàn cầu thuộc Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã trao đổi, cung cấp thêm những góc nhìn cụ thể hơn về thực trạng, tiềm năng, lợi thế, những khó khăn trong phát triển khu vực; những yếu tố tác động phát triển, đồng thời gợi mở những giải pháp vừa tổng thế, vừa cụ thể, thích hợp để có được định hướng rõ hơn cho sự phát triển của miền Tây Nghệ An.

Tiềm năng, lợi thế và định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An -0
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tham dự Tọa đàm cùng các diễn giả. Ảnh BN

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, phát biểu đáp lời và tiếp thu, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung khẳng định, tỉnh lĩnh hội tiếp thu một cách đầy đủ, nghiêm túc tất cả ý kiến để từ đó đề ra được những giải pháp, chính sách cụ thể, đặc thù, thậm chí có những chính sách đột phá, nhất là trong điều kiện Nghệ An đang có sự quan tâm rất lớn của Trung ương với việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 và Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt.

Đây là hai cơ sở rất quan trọng để phát triển tỉnh Nghệ An, trong đó khu vực miền Tây phát triển nhanh, bền vững, phát huy tối đa lợi thế về kinh tế rừng, dưới tán rừng, cửa khẩu; các giá trị lịch sử, văn hóa; ứng phó hiệu quả với phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Nghệ An, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cũng đã chia sẻ và bày tỏ trân trọng cảm ơn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan và lãnh đạo các ban, bộ, ngành cơ quan Trung ương, các chuyên gia, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, nhà khoa học luôn quan tâm, dành tình cảm. Đồng thời, mong muốn tọa đàm sẽ là bước khởi đầu tạo được động lực và từ đó biến thành nguồn lực để thực hiện được mục tiêu phát triển tỉnh Nghệ An nói chung, miền Tây Nghệ An nói riêng.

Trên đường phát triển

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn
Trên đường phát triển

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn

Với tốc độ nước dâng nhanh, sự nguy hiểm rình rập người dân, thực hiện chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Bắc Từ Liêm, từ chiều và tối và xuyên đêm 10.9, hàng trăm cán bộ cảnh sát Công an quận; Công an các phường cùng lực lượng dân quân tự vệ, quân sự phường đã và đang đồng hành, hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi tránh trú an toàn, đồng thời có phương án hỗ trợ khắc phục, gia cố các điểm đê xung yếu trong điều kiện mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản
Địa phương

Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản

Mới đây, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với Văn phòng đại diện tổ chức IM Japan tại Việt Nam và Trung tâm Lao động ngoài nước về việc phối hợp triển khai chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trên địa bàn Tỉnh.

Khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó nước lũ
Trên đường phát triển

Khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó nước lũ

Với tinh thần sẵn sàng ứng phó với mức độ cao hơn hiện tại của nước lũ, chính quyền và lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ người dân vượt qua những khó khăn do mưa lũ gây ra, kiên quyết sơ tán các hộ sinh sống tại khu vực nguy hiểm ngoài đê tới nơi an toàn. "Cán bộ quan tâm dân lắm. Chính quyền chuẩn bị sinh hoạt rất chu đáo, không chỉ đưa chúng tôi về nơi tạm tránh an toàn mà còn giúp vận chuyển tài sản lên nơi cao, người dân chúng tôi di dời an tâm hơn" - người dân di dời xúc động chia sẻ.

Bí thư Tỉnh uỷ Dương Văn An chỉ đạo địa phương khẩn trương hỗ trợ, di dời các hộ dân đến nơi an toàn
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc: Khẩn trương di dời, hỗ trợ hàng nghìn hộ dân bị mắc kẹt do nước lũ dâng cao

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, mực nước sông Lô và sông Phó Đáy tiếp tục dâng cao khiến hơn 2.200 hộ dân của xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch bị cô lập. Trước thực trạng này, sáng 11.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Dương Văn An đã có mặt tại xã Sơn Đông trực tiếp kiểm tra tình hình ngập úng, chỉ đạo địa phương khẩn trương hỗ trợ, di dời các hộ dân đến nơi an toàn.

Tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ trong các ngành công nghệ mới nổi
Trên đường phát triển

Tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ trong các ngành công nghệ mới nổi

Hơn 300 cuộc kết nối trực tiếp của 22 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ quy mô lớn của Việt Nam đã gặp gỡ với 130 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2024.

Hà Giang mưa lũ gây thiệt hại gần 27,5 tỷ đồng
Trên đường phát triển

Hà Giang mưa lũ gây thiệt hại gần 27,5 tỷ đồng

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Hà Giang, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa lớn kéo dài liên tục từ ngày 8.9 gây sạt lở đất, ngập úng cục bộ ở nhiều địa phương; thiệt hại ước tính đến 9h ngày 10.9 khoảng 27,5 tỷ đồng.

Hiệu quả từ các mô hình liên kết trong phát triển kinh tế nông nghiệp
Trên đường phát triển

Hiệu quả từ các mô hình liên kết trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Nhận thức được tầm vai trò quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Đồng Nai đã triển khai hiệu quả nhiều mô hình nhằm đa dạng hóa nguồn lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp như: doanh nghiệp và nhà nước cùng làm, doanh nghiệp đi đầu nông dân liên kết, các mô hình liên kết tổ sản xuất, hợp tác xã sản xuất…

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài và lãnh đạo thành phố kiểm tra Trạm bơm Khê tang 2, xã cự Khê (huyện Thanh Oai).
Trên đường phát triển

Tập trung khắc phục hậu quả bão, xử lý tình huống phát sinh

Theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, Hà Nội tuyệt đối không được chủ quan ngay cả khi bão đã đi qua. Đặc biệt, cả hệ thống chính trị Thủ đô cần tập trung khắc phục hậu quả, hỗ trợ những địa bàn, hộ dân bị thiệt hại nặng, nhất là các gia đình, cơ sở bị đổ sập nhà ở, công trình xây dựng. Đồng thời, cần duy trì lực lượng và phương tiện sẵn sàng xử lý các vấn đề phát sinh.