ĐỒNG NAI CHUYỂN ĐỔI SỐ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Hoàn thiện dữ liệu số ngành nông nghiệp

Bám sát chủ trương của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai rất tích cực triển khai chuyển đổi số trong công tác quản lý, cụ thể thông qua nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành.

Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin

Trong năm 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số của ngành, đạt được những thành quả nhất định. Cụ thể, đã tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức, kỹ năng về Chính phủ điện tử, chuyển đổi số; hạ tầng số; nhân lực số; kiến trúc an toàn thông tin; phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số trong quản lý, điều hành. Sở NN-PTNT tỉnh triển khai 27 phần mềm/cơ sở dữ liệu, nhất là xây dựng 5 dự án chuyển đổi số và vận hành 2 dự án ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý trang trại chăn nuôi và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thiết yếu đến năm 2025. Với những kết quả đó, Sở NN-PTNT đã được xếp loại trong top 4 đơn vị đứng đầu thực hiện chỉ số Chuyển đổi số năm 2023.

Về đầu tư hạ tầng số, nền tảng số cơ quan, ngành nông nghiệp tỉnh hiện có 5 phòng máy chủ phục vụ nhu cầu triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng. Toàn ngành có 420 máy tính phục vụ nghiệp vụ hàng ngày với 100% cán bộ, công chức hành chính của Sở NN-PTNT được trang bị máy tính. 100% các phòng, ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc sở đều kết nối mạng nội bộ, góp phần hình thành mạng riêng trong nội bộ để bảo đảm an toàn thông tin.

Về ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử, ngành nông nghiệp triển khai thông qua hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc trên Hệ thống quản lý văn bản điều hành http://www.vpdt-snndn.gov.vn. 100% cơ quan, đơn vị thuộc ngành triển khai thực hiện chữ ký số và văn bản điện tử. Trang thông tin điện tử của Sở NN - PTNT thường xuyên được cập nhật và đầy đủ các chức năng chính như cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, thông tin liên hệ, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ngành...

Đồng Nai là một tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 270.000 ha Nguồn: ITN
Đồng Nai là một tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 270.000ha. Nguồn: ITN

Về triển khai một cửa điện tử, cung cấp/công bố dịch vụ công trực tuyến, Sở NN-PTNT đã sử dụng phần mềm Egov trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và luân chuyển toàn bộ hồ sơ thủ tục hành chính giữa các bộ phận. Hiện có 93 thủ tục hành chính thuộc 12 nhóm lĩnh vực, trong đó có 86 thủ tục được vận hành trên môi trường điện tử, chiếm tỷ lệ 93% tổng số thủ tục hành chính; tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trong năm 2022 gần 1,9 ngàn hồ sơ, chiếm tỷ lệ 98,3%.

Trước đó, từ năm 2013, Sở NN-PTNT đã triển khai phần mềm quản lý văn bản I-Office, đến nay phần mềm cơ bản đáp ứng các quy định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ. Hiện nay, 100% văn bản (trừ văn bản mật) gửi cho các cơ quan nhà nước trong tỉnh đều được ký số và gửi hoàn toàn trên môi trường mạng thông qua trục liên thông của tỉnh. Tỷ lệ văn bản đến và đi được số hóa phục vụ tìm kiếm và xử lý thông tin văn bản đạt 100%.

Xây dựng cơ sở dữ liệu số toàn ngành

Ngành nông nghiệp Đồng Nai đã thực hiện việc xây dựng nền tảng dữ liệu số trong nhiều lĩnh vực. Đến nay, toàn tỉnh đang sử dụng nhiều phần mềm/cơ sở dữ liệu ngành trong nhiều lĩnh vực gồm: phát triển nông thôn và quản lý chất lượng nông lâm thủy sản; trồng trọt và bảo vệ thực vật; thủy lợi; thủy sản; lâm nghiệp; chăn nuôi và thú y. Các phần mềm phục vụ công tác thanh tra, tổ chức quản lý, xử lý chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra. Việc triển khai sử dụng các phần mềm, cơ sở dữ liệu ở một số lĩnh vực thuộc ngành đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

Bộ NN-PTNT triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản tại địa chỉ http://checkvn.mard.gov.vn. Hệ thống trên đang được kết nối, chia sẻ dữ liệu với 8 hệ thống truy xuất nguồn gốc của 8 tỉnh/thành phố và ngành mía đường. Đến nay, cả nước đã có hơn 3.964 doanh nghiệp với bộ mã truy xuất nguồn gốc của gần 17.000 sản phẩm nông sản thực phẩm. Đồng Nai là 1 trong 8 tỉnh/thành phố được phân công tiên phong triển khai nền tảng dữ liệu số nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc.

Theo Chi cục Chăn nuôi - Thú y Đồng Nai, từ năm 2020, tỉnh đã triển khai 2 dự án Quản lý trang trại chăn nuôi thông qua phần mềm Te-food và Truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ động vật. Đồng thời, xây dựng danh mục các dự án đầu tư công phục vụ chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025. Về dự án truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ động vật, đến nay toàn tỉnh có gần 1,2 ngàn cá nhân, tổ chức tham gia như: siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ, cơ sở giết mổ lợn, thương nhân thu mua lợn, cơ sở chăn nuôi, bếp ăn tập thể khu công nghiệp, bếp ăn trường học... Dự án Quản lý trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh có gần 1,8 ngàn trang trại chăn nuôi đăng ký, khai báo, xác nhận trên phần mềm.

Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cơn bão đã đi qua để lại nhiều thiệt hại nặng nề, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái", chính quyền cùng Nhân dân trong huyện đã cùng nhau khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, chung tay ủng hộ giúp đỡ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.

Phú Bình vững vàng trong gian khó
Trên đường phát triển

Phú Bình vững vàng trong gian khó

Những ngày qua, hoàn lưu của siêu bão Yagi đã khiến 9 xã trên địa bàn huyện Phú Bình, Thái Nguyên với gần 3.000 hộ dân, khoảng 3.000ha lúa và hoa màu bị ngập lụt. Nhiều tài sản của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình bị thiệt hại. Tuy nhiên, với quyết tâm, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân đã giúp huyện Phú Bình trong khắc phục hậu quả mưa lũ và từng bước ổn định phát triển kinh tế - xã hội. 

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn
Trên đường phát triển

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn

Với tốc độ nước dâng nhanh, sự nguy hiểm rình rập người dân, thực hiện chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Bắc Từ Liêm, từ chiều và tối và xuyên đêm 10.9, hàng trăm cán bộ cảnh sát Công an quận; Công an các phường cùng lực lượng dân quân tự vệ, quân sự phường đã và đang đồng hành, hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi tránh trú an toàn, đồng thời có phương án hỗ trợ khắc phục, gia cố các điểm đê xung yếu trong điều kiện mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản
Địa phương

Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản

Mới đây, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với Văn phòng đại diện tổ chức IM Japan tại Việt Nam và Trung tâm Lao động ngoài nước về việc phối hợp triển khai chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trên địa bàn Tỉnh.

Khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó nước lũ
Trên đường phát triển

Khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó nước lũ

Với tinh thần sẵn sàng ứng phó với mức độ cao hơn hiện tại của nước lũ, chính quyền và lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ người dân vượt qua những khó khăn do mưa lũ gây ra, kiên quyết sơ tán các hộ sinh sống tại khu vực nguy hiểm ngoài đê tới nơi an toàn. "Cán bộ quan tâm dân lắm. Chính quyền chuẩn bị sinh hoạt rất chu đáo, không chỉ đưa chúng tôi về nơi tạm tránh an toàn mà còn giúp vận chuyển tài sản lên nơi cao, người dân chúng tôi di dời an tâm hơn" - người dân di dời xúc động chia sẻ.

Bí thư Tỉnh uỷ Dương Văn An chỉ đạo địa phương khẩn trương hỗ trợ, di dời các hộ dân đến nơi an toàn
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc: Khẩn trương di dời, hỗ trợ hàng nghìn hộ dân bị mắc kẹt do nước lũ dâng cao

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, mực nước sông Lô và sông Phó Đáy tiếp tục dâng cao khiến hơn 2.200 hộ dân của xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch bị cô lập. Trước thực trạng này, sáng 11.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Dương Văn An đã có mặt tại xã Sơn Đông trực tiếp kiểm tra tình hình ngập úng, chỉ đạo địa phương khẩn trương hỗ trợ, di dời các hộ dân đến nơi an toàn.

Tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ trong các ngành công nghệ mới nổi
Trên đường phát triển

Tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ trong các ngành công nghệ mới nổi

Hơn 300 cuộc kết nối trực tiếp của 22 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ quy mô lớn của Việt Nam đã gặp gỡ với 130 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2024.

Hà Giang mưa lũ gây thiệt hại gần 27,5 tỷ đồng
Trên đường phát triển

Hà Giang mưa lũ gây thiệt hại gần 27,5 tỷ đồng

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Hà Giang, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa lớn kéo dài liên tục từ ngày 8.9 gây sạt lở đất, ngập úng cục bộ ở nhiều địa phương; thiệt hại ước tính đến 9h ngày 10.9 khoảng 27,5 tỷ đồng.