Quảng Ninh đồng bộ các giải pháp nâng tầm thương hiệu, hình ảnh du lịch địa phương

Đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp

Nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong năm, tỉnh Quảng Ninh cam kết đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hãng hàng không mở chuyến bay đến Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn; hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ phát triển trên cơ sở thực hiện đúng quy định pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách tham quan, trải nghiệm...

Động lực từ hệ thống hạ tầng hoàn thiện, hiện đại

Với lợi thế vị trí địa lý và giá trị về tài nguyên, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh xác định du lịch là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế địa phương. Nhằm thúc đẩy mạnh mẽ ngành công nghiệp không khói, tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống cao tốc, cảng biển, sân bay, cửa khẩu. Đặc biệt, Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn là cảng hàng không đầu tiên của Việt Nam do tư nhân đầu tư với tiêu chuẩn cấp 4E, công suất nhà ga trong giai đoạn I có thể khai thác 2,5 triệu hành khách/năm; Cảng Tàu khách Quốc tế Hạ Long chuyên biệt đón khách du lịch quốc tế đầu tiên của Việt Nam.

Nhằm khai thác hiệu quả từ việc kết nối đường bay quốc tế đến Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, địa phương dự kiến ban hành nghị quyết riêng nhằm hỗ trợ phát triển du lịch qua Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn và du lịch tàu biển đến Quảng Ninh. Trong đó, quy định chính sách hỗ trợ phí tham quan vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Bảo tàng Quảng Ninh, Khu di tích và danh thắng Yên Tử và giá vé xe buýt từ Vân Đồn về thành phố Hạ Long; hỗ trợ phí cấp thị thực nhập cảnh đối với người mang hộ chiếu nước ngoài phải thực hiện việc cấp thị thực nhập cảnh theo quy định; hỗ trợ phí cấp giấy phép đi bờ cho thủy thủ, thuyền viên tàu biển du lịch…

Đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp -0
Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, hiện đại là động lực quan trọng thúc đẩy du lịch Quảng Ninh phát triển. Ảnh: Nguyễn Thơm

Tại cuộc làm việc với các hãng hàng không, doanh nghiệp lữ hành quốc tế và các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ để bàn giải pháp thu hút khách du lịch và thúc đẩy, phát triển hoạt động du lịch qua Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn vừa diễn ra, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh đã nhận được nhiều ý kiến, tham vấn về các chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch. Trong đó, có đề xuất ưu đãi giá cho các chuyến bay đến địa bàn; hỗ trợ bố trí các suất bay phù hợp khung thời gian; chú trọng xây dựng các sản phẩm điểm nhấn, mang đặc trưng riêng, có tính cạnh tranh; hình thành liên kết đưa ra sản phẩm trọn gói, liên tuyến gia tăng trải nghiệm cho du khách phù hợp với các thị trường khách; tăng cường quảng bá điểm đến, tăng độ nhận diện của Quảng Ninh và Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn ở các thị trường quốc tế tiềm năng...

Sớm xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực

Chủ trì buổi làm việc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy nhấn mạnh, tỉnh cam kết đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hãng hàng không mở chuyến bay đến Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn; hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ phát triển, trên cơ sở đúng quy định pháp luật, bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách tham quan, trải nghiệm tại Quảng Ninh.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy cho biết, các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ đang hoạt động trên địa bàn chủ động kiến nghị các khó khăn, vướng mắc là cơ hội để tỉnh kịp thời giải quyết tháo gỡ. Đồng thời, tăng cường liên kết, tích cực nghiên cứu đề xuất các sản phẩm du lịch mới giúp phát huy tiềm năng, thế mạnh, đa dạng trải nghiệm, xây dựng môi trường du lịch ngày càng chuyên nghiệp.

Từ những trao đổi thẳng thắn, cởi mở tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Du lịch chủ trì cùng các ngành, địa phương liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến, tổng hợp để đề xuất các chính sách, giải pháp phù hợp, hiệu quả trình HĐND tỉnh thông qua trong thời gian sớm nhất. Qua đó, thu hút mạnh mẽ du khách, phát triển thị trường du lịch cả nội địa và quốc tế, lan tỏa hình ảnh du lịch Quảng Ninh đến đông đảo du khách, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh trở thành trung tâm du lịch, kết nối khu vực và thế giới.

Trên đường phát triển

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa
Trên đường phát triển

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa

Trăn trở với "bài toán" đầu ra cho nông sản địa phương, Sở Công Thương Long An đặc biệt chú trọng phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, nông dân cách đăng ký thông tin, đưa sản phẩm lên sàn, kỹ năng livestream bán hàng trực tiếp... Các sàn TMĐT đã và đang góp phần đưa các nông sản chủ lực và nông sản chất lượng cao của tỉnh tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, từng bước chinh phục các thị trường "khó tính" như Trung Đông, Mỹ, châu Âu…

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
Trên đường phát triển

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững

Trong xây dựng cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng, Long An xác định rõ việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đối tượng hỗ trợ, tham gia và thụ hưởng. Thành công thu hút hàng container đến Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho riêng Cảng Quốc tế Long An mà còn phát triển ngành logistics, phát huy tiềm năng khác biệt, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Vĩnh Yên hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm đô thị xứng tầm của tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương

Vĩnh Yên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Từ một đô thị nhỏ với hạ tầng cơ sở còn yếu kém, Vĩnh Yên đã vươn mình trở thành đô thị văn minh. Năm 2024, thành phố gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng, với hàng loạt các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Song để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, Vĩnh Yên sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh
Trên đường phát triển

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn, trước 1 năm so với kế hoạch. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Định Hóa.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng thăm và động viên người dân xây dựng nhà ở mới tại thôn Yên Lập, xã Yên Thành
Địa phương

Chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân sau lũ

Sau cơn bão số 3, nhiều thôn bản bỗng chốc tan tác, để lại phía sau chỉ là bùn đất, nước mắt và sự mất mát không thể tả thành lời. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo tỉnh cùng nỗ lực của các cấp, ngành, đến nay, dự án khu tái định cư thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình đang dần hồi sinh trở lại.